Facebook Topi

02/08/2024

Hướng dẫn xây dựng quỹ khẩn cấp cùng TOPI

Hướng dẫn cách xây dựng quỹ khẩn cấp cùng TOPI để bảo vệ tài chính cá nhân. Tìm hiểu chi tiết các thông tin và chiến lược hiệu quả giúp bạn luôn sẵn sàng với những tình huống khẩn cấp.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Không ai có thể dự đoán được những biến cố xảy ra trong cuộc sống, nhưng chúng ta luôn có thể chuẩn bị những điều tốt nhất để giảm thiểu những tác động của nó. Một trong số đó là luôn sẵn sàng với quỹ khẩn cấp về tài chính. Trong bài viết “hướng dẫn xây dựng quỹ khẩn cấp cùng TOPI” chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách xây dựng chiến lược hiệu quả để có thể tạo nên một quỹ dự phòng vững vàng giúp đề phòng những tình huống bất ngờ. Hãy cùng TOPI tìm hiểu trong những thông tin dưới đây.

Quỹ khẩn cấp là gì?

Quỹ khẩn cấp là một khoản tiền tiết kiệm được để dành riêng cho các tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như mất việc làm, chi phí y tế đột xuất, sửa chữa nhà hoặc xe, và các sự kiện không lường trước khác có thể gây ra khó khăn tài chính. Mục tiêu của quỹ khẩn cấp là cung cấp một nguồn tài chính bảo đảm giúp bạn đối phó với những khó khăn tạm thời mà không cần phải vay mượn hoặc bán tài sản đầu tư.

Đặc điểm của quỹ khẩn cấp

Xây dựng quỹ khẩn cấp cùng TOPI

Quỹ khẩn cấp giúp bạn đối phó với những tình huống bất ngờ

Quỹ khẩn cấp là một phần quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân, giúp bạn đối phó với những tình huống bất ngờ mà không gây ảnh hưởng đến các khoản đầu tư dài hạn. Dưới đây là một số đặc điểm của quỹ khẩn cấp:

1. Tính thanh khoản

Quỹ khẩn cấp cần có tính thanh khoản cao, nghĩa là dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thiết. Điều này giúp bạn có thể nhanh chóng sử dụng số tiền trong quỹ để giải quyết các vấn đề khẩn cấp mà không gặp phải khó khăn khi cần dùng tiền. Các khoản tiền gửi ngân hàng, tài khoản tiết kiệm hoặc các công cụ tài chính ngắn hạn là những lựa chọn tốt nhất vì chúng cho phép bạn rút tiền một cách nhanh chóng và tiện dụng.

2. Tách biệt khỏi đầu tư

Một quỹ khẩn cấp nên được tách biệt hoàn toàn khỏi các khoản đầu tư. Lý do là các khoản đầu tư này thường mang tính rủi ro cao hơn và không có tính thanh khoản tốt. Nếu bạn phải bán các tài sản đầu tư trong một tình huống khẩn cấp, bạn có thể phải chịu lỗ hoặc mất một phần giá trị do biến động thị trường. Việc giữ quỹ khẩn cấp ở các tài khoản riêng biệt giúp bạn tránh rủi ro này và đảm bảo rằng bạn luôn có một nguồn tài chính an toàn để sử dụng khi cần.

3. Dễ dàng quy đổi ra tiền mặt

Khả năng quy đổi nhanh chóng và dễ dàng ra tiền mặt là yếu tố then chốt của một quỹ khẩn cấp hiệu quả. Trong những tình huống khẩn cấp như mất việc, bệnh tật hoặc các sự cố bất ngờ, việc có sẵn một khoản tiền mặt sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. 

Quỹ khẩn cấp nên có bao nhiêu?

Xây dựng quỹ khẩn cấp cùng TOPI

Quỹ khẩn cấp cần đủ để trang trải từ 3-6 tháng

Quỹ khẩn cấp nên đủ để trang trải chi phí sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng. Điều này bao gồm các khoản chi phí cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước, thực phẩm, và các chi phí y tế cơ bản. 

Nếu bạn có nguồn thu nhập không ổn định hoặc gia đình có nhiều người phụ thuộc, quỹ khẩn cấp có thể cần lớn hơn, từ 6 đến 12 tháng chi phí. 

Mục tiêu là đảm bảo rằng bạn có đủ tài chính để vượt qua các tình huống khẩn cấp mà không cần phải vay mượn hoặc bán các khoản đầu tư dài hạn.

Tùy vào từng mức sống mà mỗi người sẽ có những mức quỹ khẩn cấp khác nhau. Theo tính toán của các chuyên gia thì nếu hàng tháng mà mức chi tiêu của bạn là 15 triệu đồng thì bạn chỉ cần có khoảng 50 triệu đồng trong quỹ khẩn cấp. Còn nếu bạn đang nợ nần thì nên có khoảng 20 - 25 triệu đồng trong quỹ khẩn cấp.

Nên để vào quỹ khẩn cấp ở đâu?

Nên để quỹ khẩn cấp ở những nơi có tính thanh khoản cao, an toàn và dễ dàng truy cập. Ví dụ như:

Tài khoản tiết kiệm: Tài khoản tiết kiệm thường có lãi suất nhất định và cho phép bạn rút tiền bất kỳ lúc nào.

Tài khoản tích lũy: Giống như tài khoản tiết kiệm cũng sinh lời và có thể rút tiền mặt nhanh chóng. Tài khoản tích lũy còn cho phép bạn gửi thêm tiền nhàn rỗi vào quỹ bất cứ lúc nào.

Tài khoản tiền gửi ngân hàng ngắn hạn: Các tài khoản này cung cấp lãi suất cao hơn một chút so với tài khoản tiết kiệm thông thường và vẫn giữ được tính thanh khoản cao.

Tại sao phải có Quỹ khẩn cấp?

Cần có quỹ khẩn cấp là điều quan trọng vì nhiều lý do. 

Trước hết là để sử dụng trong những tình huống bất ngờ. Bởi cuộc sống sẽ có nhiều tình huống không lường trước như mất việc, bệnh tật, tai nạn hoặc các sự cố bất ngờ khác. Quỹ khẩn cấp giúp bạn có nguồn tài chính dự phòng để giải quyết những tình huống này mà không cần phải vay mượn hoặc bán các tài sản khác.

Quỹ khẩn cấp cũng giúp bạn duy trì ổn định tài chính ngay cả khi thu nhập bị gián đoạn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn là người lao động tự do hoặc có nguồn thu nhập không ổn định.

Khi đối mặt với tình huống khẩn cấp mà không có quỹ dự phòng, bạn có thể phải sử dụng thẻ tín dụng hoặc vay mượn, dẫn đến nợ nần và chi phí lãi suất cao. 

Quỹ khẩn cấp cũng mang lại cảm giác an tâm và giảm bớt căng thẳng tài chính. Điều này giúp bạn tập trung vào các mục tiêu dài hạn mà không lo lắng về những bất trắc ngắn hạn.

Quỹ khẩn cấp về cơ bản là một phần quan trọng của kế hoạch tài chính cá nhân, giúp bạn duy trì sự ổn định và an toàn tài chính trong mọi tình huống.

Hướng dẫn xây dựng quỹ khẩn cấp cùng TOPI

Xây dựng quỹ khẩn cấp cùng TOPI

Xây dựng quỹ khẩn cấp bằng tài khoản tích lũy trên TOPI

Xây dựng quỹ khẩn cấp là một bước quan trọng để bảo vệ tài chính cá nhân và gia đình bạn. Dưới đây là hướng dẫn của TOPI nhằm xây dựng quỹ khẩn cấp một cách hiệu quả.

1. Tính toán số tiền cho vào quỹ khẩn cấp mỗi tháng

Đầu tiên, bạn cần xác định số tiền cần có trong quỹ khẩn cấp. Thông thường, quỹ này nên đủ để trang trải chi phí sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng. Bao gồm tiền thuê nhà, điện nước, thực phẩm và chi phí y tế cơ bản. Sau khi có con số tổng, hãy chia số tiền đó cho số tháng bạn dự định tích lũy để biết mỗi tháng cần tiết kiệm bao nhiêu.

2. Lập ngân sách

Lập ngân sách là bước tiếp theo để đảm bảo bạn có đủ tiền dành cho quỹ khẩn cấp. Hãy xem xét thu nhập hàng tháng và các khoản chi tiêu hiện tại. Cắt giảm các khoản chi không cần thiết và phân bổ một phần thu nhập hàng tháng cho quỹ khẩn cấp. 

3. Tự động hóa việc tích lũy cho quỹ

Để đảm bảo việc tiết kiệm được thực hiện đều đặn, hãy thiết lập chuyển khoản tự động từ tài khoản chính sang tài khoản quỹ khẩn cấp mỗi tháng. Việc tự động hóa này không chỉ giúp bạn duy trì kỷ luật tài chính mà còn giảm thiểu rủi ro quên tiết kiệm.

4. Mở tài khoản và gửi tích lũy quỹ khẩn cấp trên TOPI

Cuối cùng, mở một tài khoản tiết kiệm riêng biệt trên TOPI để gửi số tài sản đầu tư cho quỹ khẩn cấp. TOPI cung cấp các giải pháp tài chính an toàn, với lãi suất hấp dẫn và tính thanh khoản cao, giúp bạn dễ dàng truy cập và sử dụng tiền khi cần thiết.

Khi bạn đã hoàn thành các bước trên, quỹ khẩn cấp của bạn sẽ bắt đầu hình thành. Đảm bảo rằng bạn duy trì việc tiết kiệm đều đặn và cập nhật ngân sách định kỳ để phù hợp với tình hình tài chính hiện tại. Với sự hỗ trợ từ TOPI, bạn sẽ xây dựng được một quỹ khẩn cấp vững chắc, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống bất ngờ.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/YxrKlDuu2uOQNtm78GeLH3jn2QYW8p7ZqWpWb3lN.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/VvUsgRKPmOmXWi1dQ1ti9RrFRj2PQ28Nxfu0e5fv.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger