FUD - Hội chứng tâm lý rất đáng sợ mà nhà đầu tư nào cũng cần đề phòng để tránh mắc bẫy. Các FUDer hoặc KOLs sẽ tung nhiều tin tức giả tác động mạnh đến tâm lý của nhà đầu tư, khiến họ sợ hãi hoang mang, quyết định sai lầm đối với tài sản của mình, cuối cùng FUDer sẽ là người được lợi.
Những người mắc hội chứng FUD thường bất ổn tinh thần, nôn nóng trong việc quyết định giao dịch, không tuân thủ nguyên tắc, chiến lược nào khi tham gia thực hiện lệnh, không có thói quen xác thực lại thông tin, cũng ít cập nhật tin tức về thị trường. Muốn vượt qua được hội chứng này cần giao dịch có kế hoạch, luôn xác minh các tin tiêu cực trước khi tiến hành đầu tư, luôn cập nhật kiến thức mới cho mình, tham gia ít các hội nhóm tránh bị ảnh hưởng tâm lý số đông.
1. Fud là gì? Nguyên nhân gây ra hội chứng FUD
FUD là từ viết tắt của cụm tiếng Anh Fear, Uncertainty and Doubt, dịch nghĩa: Sợ hãi, lưỡng lự và nghi ngờ. Đây chính là những danh từ chỉ tâm lý bất ổn của nhà đầu tư khi tham gia giao dịch thị trường tài chính.
FUD là một trong các chiến thuật “tung hỏa mù” khiến người đọc tiếp nhận thông tin bị sai lệch. Trong đời thực, ta có thể thấy FUD hiển thị qua các tin tức giả, không được xác thực trên các mạng xã hội, nhằm mục đích thao túng tâm lý trên thị trường.
FUD - Tâm lý trong đầu tư mà nhà đầu tư nên tránh
Nguyên nhân gây ra hội chứng FUD:
Hội chứng FUD hình thành theo tâm lý số đông, một người mắc kéo theo nhiều người, khi mắc bẫy “chiêu trò” của các ông lớn trong ngành, nhằm mục đích muốn thu lợi về mình, mua được tài sản với giá rẻ hoặc bán ra với giá cao. FUD xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực: tài chính, kinh doanh, marketing thậm chí cả chính trị.
Người khai sinh ra khái niệm FUD là một kỹ sư máy tính tên Gene Amdahl, ông dùng từ này để ám chỉ cách người chủ cũ làm ảnh hưởng đến danh tiếng công ty mới của ông như thế nào khi tung tin đồn thất thiệt không đúng sự thật.
Đến những năm 80, FUD coi là chiến lược cạnh tranh không lành mạnh. Thông qua truyền thông các doanh nghiệp hạ bệ đối thủ bằng cách chơi không đẹp này.
2. Cách thức hoạt động của FUD
Các tổ chức cá nhân là KOLs thường là đối tượng sử dụng FUD nhiều nhất. Họ lợi dụng sức ảnh hưởng của mình dùng FUD để phục vụ lợi ích riêng, thông qua hình ảnh thương hiệu cá nhân cùng đội ngũ tuyên truyền của mình tung tin tức giả cho cộng đồng để trục lợi.
Khi các nhà đầu tư tiếp nhận những dạng tin tức này thì tâm lý sẽ bị lay động dẫn tới hoang mang và sợ hãi, nếu không tìm hiểu cặn kẽ thì có khả năng đưa đến quyết định sai lầm với những tài sản mà mình đang nắm giữ (hoặc mua vào với số lượng lớn hoặc bán tháo ra sợ bị thất thoát).
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân mà liên đới cả thị trường, tạo điều kiện cho những người đứng đằng sau chiêu trò này có thể mua vào với mức giá rẻ bất ngờ hoặc bán ra khi giá cao.
FUD được sử dụng nhằm những mục đích xấu
Một số mánh khóe nhỏ các doanh nghiệp đã sử dụng FUD có:
Tung chiêu bài sản phẩm bán chạy hoặc được yêu thích sớm hết hàng, thông báo giá sản phẩm mới hoặc đợt sản phẩm tiếp theo tăng giá khiến các khách hàng mua nhiều các sản phẩm cũ.
Hoặc việc thông báo các sản phẩm cũ sẽ không được hỗ trợ dịch vụ khiến khách hàng sẽ dừng việc mua sản phẩm cũ, ủng hộ sản phẩm mới.
Ví dụ:
Vụ Elon Musk - Giám đốc điều hành của Tesla tuyên bố không chấp nhận thanh toán bằng đồng Bitcoin vào tháng 5/2022, lập tức giá của Bitcoin bị giảm khoảng 5% sau đó và tụt giảm 13% và giao dịch dưới ngưỡng 50,000 Đô la Mỹ, thổi bay giá trị vốn hóa hơn 360 tỷ Đô la Mỹ của đồng tiền này.
Trước đó, bitcoin được Elon Musk ca tụng là một trong những công cụ chống lạm phát tiềm năng, rất nhiều các ngân hàng lớn và nhà đầu tư nổi tiếng bao gồm cả Tesla đều mua và nắm giữ rất nhiều bitcoin. Việc bán bitcoin đã giúp Tesla đạt được số lợi nhuận tích cực. Chính Musk đưa Bitcoin thăng hoa nhưng cũng cho Bitcoin rớt giá.
Tương tự đồng Dogecoin cũng bị ảnh hưởng bởi lời tuyên bố của Musk, giảm 30%, nhưng ngay sau hôm đó, Musk lại “lật kèo”, thổi đồng tiền điện tử này lên bằng cách chấp nhận thanh toán Dogecoin khiến giá trị của nó lại tăng lại hơn 25%.
Chỉ bởi một cá nhân có sức ảnh hưởng mà giá trị của một đồng tiền lên xuống một cách bất thường trong thời gian cực ngắn.
3. Những biểu hiện khi mắc hội chứng FUD
Một số biểu hiện dễ nhận biết khi mắc hội chứng FUD:
Trạng thái tinh thần luôn bất ổn, không vững: Hoang mang, lo sợ, mâu thuẫn trong tư tưởng khi thấy tin tức đã phủ sóng khắp nơi, họ nghi ngờ các quyết định đầu tư trong quá khứ, dẫn đến việc bán tháo tài sản đang có để có thể tránh việc mất trắng, nhưng đây rõ ràng là biểu hiện của hội chứng người đã mắc FUD.
Nôn nóng trong việc quyết định giao dịch: Khi tâm lý bất ổn, bản thân nhà đầu tư dần mất kiểm soát, họ dễ nôn nóng trong quá trình thực hiện giao dịch. Các kỹ năng phân tích, chính kiến của bản thân họ lúc đó cũng mất đi.
Những biểu hiện giúp bạn nhận biết FUD nhanh chóng
Thực hiện lệnh không theo nguyên tắc, chiến lược nào: Nhà đầu tư đưa ra những quyết định đổ vốn trong nhất thời, khi sự sợ hãi đã bao trùm tất cả.
Không có thói quen xác thực lại thông tin, cũng ít cập nhật tin tức về thị trường, những người mắc FUD hầu hết lấy thông tin từ hội nhóm, bạn bè, họ mặc định những nguồn tin này là tin cậy và chính thống, tiếp nhận tin tức một cách thụ động, nhiều khi thông tin lặp đi lặp lại nhiều lần trước đó mà họ cũng không nắm được.
4. Ví dụ về FUD trong thị trường chứng khoán
Trong thị trường chứng khoán thì FUD thường là những thông tin tiêu cực không hay về doanh nghiệp hoặc loại cổ phiếu nào đó, nhắm tới các đối tượng là chủ sở hữu cổ phiếu.
Vụ FLC thao túng thị trường chứng khoán:
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bà Trịnh Thị Minh Huế mượn CMND của 26 cá nhân (có quan hệ họ hàng) lập ra 20 doanh nghiệp, mở 450 tài khoản tại 41 công ty chứng khoán, nhằm thao túng giá cổ phiếu.
Với thủ đoạn tạo cung cầu giả bằng cách liên tục mua bán chứng khoán cùng loại với số lượng lớn, mua bán khớp chéo, chi phối thị trường vào thời điểm đóng/mở cửa, đặt lệnh giao dịch xong lại hủy.
6 mã chứng khoán mà ông Quyết cùng đồng bọn mua bán có: FLC, ROS, ART, HAI, AMD, GAB. Lợi nhuận bất chính lên đến 1000 tỷ đồng.
Hiện tượng FUD khá phổ biên trên thị trường chứng khoán hiện nay
5. Cách vượt qua hội chứng tâm lý FUD trong đầu tư
Vượt qua hội chứng tâm lý FUD là điều không hề dễ dàng, nhà đầu tư có thể áp dụng một số cách như sau:
Cập nhật cho mình nguồn kiến thức tài chính thật chắc chắn và tỉ mỉ, luôn xác thực mọi thông tin nhận được, đánh giá lại các tin đó đã có trong lịch sử hay chưa, không nên tin vào lời đồn. Điều này giúp nhà đầu tư kiên định với những đánh giá và phân tích của bản thân hơn;
Luôn luôn lập ra kế hoạch trước khi tiến hành vào lệnh: cài đặt các điểm stop loss/take profit, điểm vào lệnh, điểm bán ra, chi tiết việc phân bổ nguồn vốn…
Nếu chẳng may lỡ đu đỉnh, hãy mạnh dạn cắt lỗ rồi chờ các cơ hội về sau, gồng lỗ trong do dự chỉ khiến tài sản của bạn sẽ thất thoát ngày càng nhanh. Cần phải tuân theo kế hoạch đã vạch ra với tâm thế bình tĩnh.
Nhà đầu tư phải xác định phong cách đầu tư cho mình, dù ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn cũng đều cần có phương pháp và cách thức riêng để chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ xảy ra, không giống với những gì đã dự đoán.
Hạn chế việc giao dịch theo các sự kiện, tin tức chớp nhoáng, phải tập quan sát thị trường dần dần hình thành độ nhạy với nó.
Không nên thường xuyên theo dõi bảng giá, càng cuốn theo các tín hiệu lên xuống thì càng dễ mắc FUD. Cũng hạn chế lên các diễn đàn đầu tư, bởi trong diễn đàn có rất nhiều loại người, không ít cá nhân, tổ chức trà trộn trong đây tuyên truyền các tin sai để thao túng thị trường.
FUD không thể biến mất hoàn toàn trong cuộc sống của con người ta, dù già dặn kinh nghiệm đến đâu thì vẫn có thể bị mắc phải. Không chỉ bị ảnh hưởng từ các hiệu ứng KOLs mà còn cả cuộc sống đời thường của nhà đầu tư. Trong mọi trường hợp, hãy giữ một tâm lý cân bằng nhất trước khi ra các quyết định gây ảnh hưởng đến cuộc đời của mình.
Thông qua bài viết này, TOPI mong rằng bạn sẽ có cái nhìn khách quan và chính xác về FUD trước khi tham giá đầu tư. Chúc bạn thành công!