Facebook Topi

31/10/2024

Chỉ số PEG là gì? Cách tính PEG trong chứng khoán

Chỉ số PEG là gì? Ý nghĩa và cách tính PEG trong chứng khoán chi tiết nhất. PEG bao nhiêu là tốt? Khi chỉ số PEG âm phải làm gì? Cách định giá cổ phiếu theo PEG chuẩn

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Chỉ số PEG là gì? Trong chứng khoán, PEG là chỉ số định giá cổ phiếu được các nhà đầu tư dùng để định giá cổ phiếu tiềm năng. Để biết cách tính PEG như thế nào, PEG bao nhiêu là tốt, khi PEG âm phải làm gì, TOPI sẽ giải đáp chi tiết tại bài viết sau đây.

1. Chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG hay còn gọi là hệ số PEG là viết tắt của Price Earnings to Growth - chỉ số so sánh giữa P/E (Price to Earnings ratio) với EPS (EPS Growth Rate) -  tốc độ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu. Chỉ số này được Peter Lynch khởi xướng đầu tiên trong giới phân tích chứng khoán thông qua quyển One Up On Wall Street xuất bản năm 1989.

Trong chứng khoán, PEG được sử dụng để định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó. PEG giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp để xem xét đầu tư.

Chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG là gì? Khái niệm PEG trong chứng khoán

Tham khảo thêm:  Chỉ số P/B là gì? Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt

2. Ý nghĩa và cách tính chỉ số PEG trong chứng khoán

Cách tính PEG

Công thức tính PEG như sau:

PEG = PE / G

Trong đó:

P/E là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa Price (giá thị trường của cổ phiếu) và Earnings per Share (thu nhập trên mỗi cổ phiếu ).

G là chỉ số tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS được tính theo kết quả dự phóng EPS (forward EPS) hay còn gọi là tốc độ tăng trưởng trong tương lai của cổ phiếu.

Ý nghĩa của chỉ số PEG trong chứng khoán

Hầu hết khi mua một mã cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư đều hướng đến giá trị của nó trong tương lai, vì vậy việc tính toán PEG giúp nhìn ra tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó, nhà đầu tư sẽ tính chỉ số PEG để đánh giá tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu theo công thức trên. Kết quả được lý giải như sau:

Khi PEG > 1: Lúc này, giá cổ phiếu đang bị định giá cao hơn so với giá trị thực tế. Có thể nói các nhà đầu tư đang kỳ vọng cao hơn vào mức độ tăng trưởng của một mã cổ phiếu và sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn hơn để mua vào.

Trường hợp PEG = 1 (hay P/E = G): Có nghĩa là giá cổ phiếu bằng giá trị thực, các nhà đầu tư đang đánh giá đúng những cổ phiếu và có hoạt động hợp lý.

Nếu PEG < 1 (hay P/e < G): Nghĩa là khả năng mã cổ phiếu đó đang bị thị trường định giá thấp hơn giá trị thực tế, các nhà đầu tư không có nhiều kỳ vọng về mức tăng trưởng thu nhập của công ty cũng như những dự báo trong tương lai mà công ty đưa ra.

PEG trong chứng khoán

Ý nghĩa của chỉ số PEG đối với các nhà đầu tư chứng khoán

3. PEG bao nhiêu là tốt?

PEG > 1 (P/E > G): Cổ phiếu được định giá cao hơn giá trị thực

Các nhà đầu tư sành sỏi thường ít khi mua vào cổ phiếu đang bị định giá quá cao trừ một số trường hợp đặc biệt như:

Doanh nghiệp có vị thế đầu ngành, lợi thế độc quyền, công nghệ, ngành nghề mang tính chất đầu cơ hoặc chu kỳ như tài chính, bất động sản, vật liệu xây dựng.

Những cổ phiếu trên mang tính chất đầu cơ và chu kỳ thường có chỉ số PEG > 1 bởi vì các nhà đầu tư sẵn sàng trả cao hơn cho một cổ phiếu được kỳ vọng có tốc độ tăng trưởng nhanh. Bạn cũng cần lưu ý những cổ phiếu mang tính đầu cơ và chu kỳ thường sẽ “thăng hoa” khi nền kinh tế ở giai đoạn hưng thịnh, tuy nhiên, khi nền kinh tế bước sang giai đoạn suy thoái thì sẽ giảm sút nhanh chóng.

PEG bao nhiêu là tốt?

Ý nghĩa của chỉ số PEG

PEG = 1 (hay P/E = G): Giá cổ phiếu bằng giá trị thực

Rất hiếm khi cổ phiếu được đánh giá đúng với giá trị thực tế bởi có rất nhiều yếu tố tác động đến thị giá cổ phiếu như: Dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán, tin tức sự kiện nhất thời, tâm lý của nhà đầu tư… làm cho giá cổ phiếu sẽ bị đẩy lên cao hoặc xuống thấp hơn giá trị thực của nó.

PEG bao nhiêu là tốt? Các mã cổ phiếu có PEG dao động từ 1 đến 1,5 có thể chấp nhận được nếu lài công ty cung cấp dịch vụ có ứng dụng công nghệ cao, cung cấp sản phẩm xuyên biên giới. Nhưng trên thị trường chứng khoán Việt Nam rất hiếm có doanh nghiệp như vậy.

Ví dụ:

Khi G = 10% thì PEG = 15/10 = 1.5 => Cao hơn giá trị thực, nên bán, không nên mua.

Khi G = 15% thì PEG = 15/15 = 1 => Bằng giá trị thực, không mua hoặc nên bán.

Khi G = 20% thì PEG = 15/20 = 0.75 => Thấp hơn giá trị thực, nên mua vào.

PEG < 1 (hay P/E < G): Cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá trị thực

Nếu trường hợp này duy trì trong dài hạn, có khả năng thị trường nhận ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều điểm tiêu cực thiếu khả quan.

Vậy có nên mua vào cổ phiếu có PEG <1 không? Chỉ nên mua nếu đó là những cổ phiếu thu nhập (income stocks) - tức là cổ phiếu của những công ty, doanh nghiệp chi trả cổ tức đều đặn hàng năm thì bạn có thể mua vào sau khi đã xem xét kỹ các yếu tố về tài chính của công ty. Nếu bạn thích ổn định và an toàn có thể xem xét đầu tư vào những mã cổ phiếu này nhưng lưu ý là lợi nhuận chỉ ở mức trung bình.

PEG âm phải làm gi?

Chỉ số PEG phản ảnh tình hình mã cố phiếu trên thị trường

4. Nhà đầu tư nên làm gì khi PEG âm?

Trong trường hợp chỉ số PEG âm tức là giá trị P/E < 0 thì doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ. Do đó cổ phiếu của doanh nghiệp bị thị trường định giá thấp hơn giá trị thực do mọi người đang dự đoán mức tăng trưởng trong tương lai có thể thấp hơn hiện tại và quá khứ. 

PEG âm phải làm gì? Có 2 trường hợp âm xảy ra:

Trường hợp P/E âm: Doanh nghiệp có khả năng giải thể, phá sản cao, không có ý nghĩa về mặt định giá, hay kinh tế.

Trường hợp chỉ số G âm: Tức là lợi nhuận tương lai ít hơn hiện tại và quá khứ. Tuy nhiên, khi G âm ta phải xét trong dài hạn từ 3 đến 10 năm. Một số nguyên nhân khiến G âm như: Doanh nghiệp mới thành lập, chưa ổn định, gặp khó khăn tạm thời, chịu ảnh hưởng biến động của kinh tế vĩ mô, do thay đổi của ngành, do đối thủ cạnh tranh, do chính vấn đề nội tại của doanh nghiệp

Khi PEG âm, bạn nên sử dụng công cụ định giá khác để đảm bảo an toàn an toàn vốn..

Nhà đầu tư nên làm gì khi PEG âm?

Khi chỉ số PEG âm phải làm gì?

5. Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số PEG

Chỉ số PEG đóng vai trong quan trọng trong việc nghiên cứu đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ số này để định giá cổ phiếu, nhà đầu tư nên kết hợp với các thông tin khác (quy mô dự án sắp triển khai, lợi nhuận sau thuế thực tế đạt được có gần đúng với chỉ số PEG không) để có được một cái nhìn toàn cảnh đầy đủ hơn về bức tranh tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

Chỉ nên sử dụng PEG và số liệu dự phóng để tham khảo đánh giá triển vọng tương lai và chất lượng công ty một cách khách quan, không nên lấy nó làm nền tảng cho các định giá chủ quan của mình.

Thay vì kỳ vọng quá nhiều vào tương lai bằng cách mua cổ phiếu với định mức PEG quá cao, các nhà đầu tư nên chọn phương án an toàn là mua cổ phiếu có kết quả PEG vừa phải để giảm thiểu rủi ro chiều xuống.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về chỉ số PEG là gì, PEG được dùng để làm gì, cách tính PEG ra sao, PEG bao nhiêu là tốt, PEG âm phải làm gì... Hãy theo dõi TOPI để  tìm hiểu những kiến thức hữu ích về thị trường chứng khoán và những cách đầu tư tài chính thông minh,hiệu quả

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon