Facebook Topi

31/10/2024

BCI là gì? Công thức tính chỉ số BCI nhanh chóng, chính xác

Chỉ số BCI là một thước đo quan trọng để hiểu tâm lý và niềm tin của doanh nghiệp trong một nền kinh tế cụ thể, rộng hơn nữa là nền kinh tế toàn cầu. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Chỉ số BCI (Business Confidence Index) được xây dựng dựa trên khảo sát các ý kiến của các doanh nghiệp về các khía cạnh như sản xuất, bán hàng, đơn đặt hàng, sự vận động của hàng hoá thành phẩm… để đưa ra về dự đoán nền kinh tế trong tương lai.

Vậy cụ thể thì BCI là gì, có đặc điểm ra sao, tính toán BCI bằng cách nào và BCI thì ảnh hưởng gì đến nền kinh tế, cùng Vega Fintech tìm hiểu ngay nhé!

1. BCI là gì?

BCI là gì?

Thông tin về chỉ số BCI chi tiết, dễ hiểu nhất

BCI là từ viết tắt cả Business Confidence Index, còn gọi là chỉ số niềm tin kinh doanh là một chỉ số cung cấp thông tin về những diễn biến kinh tế trong tương lai, dựa trên khảo sát ý kiến về tình hình sản xuất, đơn đặt hàng, sự vận động của hàng hoá thành phẩm… của các doanh nghiệp.

Nhìn vào chỉ số BCI ta có thể thấy được sự lạc quan của các nhà quản trị doanh nghiệp về triển vọng nền kinh tế tại một quốc gia hay khu vực bất kỳ. Ngoài ra, người ta dùng chỉ số BCI để theo dõi sự tăng trưởng sản lượng và dự đoán những bước ngoặt trong hoạt động kinh tế trong tương lai.

2. Đặc điểm của chỉ số BCI

Đặc điểm của chỉ số BCI

Những đặc điểm cơ bản nhất của chỉ số BCI

Chỉ số BCI bao gồm rất nhiều chỉ số kinh doanh, có thể kể đến như tình hình kinh doanh tổng thể, sản xuất, đơn đặt hàng, tồn kho nguyên liệu thô, tồn kho thành phẩm, tỷ suất lợi nhuận, việc làm, xuất khẩu…

Chỉ số BCI là một phong vũ biểu quan trọng và thể hiện sức khoẻ tổng thể của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và đầu tư, hỗ trợ các cơ hội việc làm và thu hút các nhà đầu tư đến khu vực.

Chỉ số niềm tin kinh doanh BCI cũng được sử dụng để kiểm tra tốc độ tăng trưởng và dự đoán các đường cong trong hoạt động kinh tế.

Chỉ số BCI có đánh giá sự tự tin của doanh nghiệp trong triển khai kế hoạch kinh doanh, đầu tư, mở rộng hoạt động, và tình hình kinh doanh chung. Vì giá trị BCI được sử dụng để dự đoán sự phục hồi hoặc suy thoái của nền kinh tế, nên có thể có ảnh hưởng lớn đến quyết định về đầu tư và tạo việc làm.

Một số yếu tố làm thay đổi chỉ số BCI bao gồm:

- Diễn biến lãi suất tỷ giá;

- Biến động về tỷ lệ việc làm và đầu tư kinh doanh;

- Sự thay đổi giá cả hàng hoá và dịch vụ;

- Các cú sốc kinh tế, khủng hoảng tài chính phạm vi quốc gia và cả quóc tế;

- Các chính sách tài khoá của Chính phủ và nhiều chủ trương chính sách kinh tế khác.

3. Cách tính chỉ số BCI

Chỉ số BCI sẽ được tính toán dựa trên số liệu khảo sát đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ở cấp độ hộ gia đình, tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng thu nhập chậm ở một số khu vực là mối lo ngại chính ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng, trong khi đối với các doanh nghiệp, nhu cầu tiêu dùng giảm sút và môi trường cạnh tranh cao ảnh hưởng đến nhận thức về khả năng phục hồi và niềm tin của họ.

Những người tham gia cuộc khảo sát để tính BCI sẽ được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan đến tình hình kinh tế chung cũng như tình hình tài chính cá nhân của chính họ trong khoảng 03 tháng sắp tới. Tuy nhiên, do doanh nghiệp đã có sự tìm hiểu về nhu cầu người tiêu dùng trước khi làm ra thành phẩm, nên khảo sát sẽ tập trung vào các chủ doanh nghiệp là chủ yếu.

Cách tính chỉ số BCI

Công thức tính chỉ số BCI nhanh chóng và chính xác

Tính BCI như sau:

BCI = Tổng phản hồi tích cực - Tổng phản hồi tiêu cực

Kết quả BCI sẽ được chia thành các trường hợp như sau:

Nếu giá trị BCI < 0 thì nghĩa là niềm tin kinh doanh đang sụt giảm, dường như họ không có niềm tin vào tình hình nền kinh tế sẽ hoạt động tốt, nên dự báo hoạt động kinh doanh có thể ảm đạm và lợi nhuận giảm đi trong thời gian sắp tới.

Nếu giá trị BCI = 0 tức là niềm tin kinh doanh không thay đổi, nền kinh tế không có gì biến động, tình hình sản xuất, kinh doanh và vận hành vẫn ổn định.

Nếu giá trị BCI > 0 thức là niềm tin kinh doanh đang vô cùng lạc quan, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng nền kinh tế sắp tới sẽ phát triển, lợi nhuận tăng đáng kể nên sẽ mạnh tay trong chi tiêu và đầu tư hơn.

4. Ưu điểm và hạn chế của chỉ số BCI

Ưu điểm khi sử dụng chỉ số BCI:

+ Có cái nhìn tổng thể về tâm lý và kỳ vọng của doanh nghiệp trong tương lai gần khi nhìn vào chỉ số BCI;

+ Chỉ số BCI hỗ trợ các chuyên gia quản lý, chuyên gia hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về xu hướng kinh tế thời gian sắp tới để có thể đưa ra kế hoạch cũng như chính sách phù hợp;

+ Chỉ số BCI cũng sẽ giúp phán đoán, dự báo các biến đổi tiềm năng trong tình hình kinh tế, từ đó, doanh nghiệp sẽ có sự chuẩn bị và đưa ra quyết định linh hoạt hơn phù hợp với tình hình;

+ BCI là một công cụ hữu ích trong việc định hướng chiến lược, để doanh nghiệp có thể thích nghi với biến đổi thị trường.

Ưu điểm và hạn chế của chỉ số BCI

Đặc điểm của BCI

Nhược điểm khi sử dụng chỉ số BCI:

+ Chỉ số BCI chỉ phản ánh ý kiến của một bộ phận doanh nghiệp chứ không phải phản ánh tâm lý toàn bộ thị trường, nên các dự báo có thể bị lệch, không ổn định;

+ Kết quả của BCI cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố biến đổi ngắn hạn hay sự cố bất ngờ, nên khả năng sẽ không chính xác. Vì vậy, nên sử dụng BCI kết hợp nhiều chỉ số kinh tế khác trong việc dự báo xu hướng của nền kinh tế.

5. Những tác động của chỉ số BCI

+ Tác động của chỉ số BCI đối với thị trường tiền tệ:

Chỉ số BCI thuộc nhóm các chỉ số kinh tế đo lường niềm tin tài chính giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, cho nên, BCI có tác động trực tiếp đến biến động của thị trường tiền tệ.

Khi giá trị của BCI > 0 tức là mang giá trị dương thì thường dự báo cho một nền kinh tế tăng trưởng sắp tới, các nhà đầu tư có niềm tin kinh doanh lạc quan hơn, dẫn đến sự gia tăng của dòng vốn đầu tư.

Ngược lại, khi BCI < 0  mang giá trị âm, thể hiện sự lo ngại về triển vọng phát triển kinh tế, niềm tin người tiêu dùng giảm thì cũng sẽ cắt giảm chi tiêu, các nhà đầu tư cũng e dè khi rót vốn kinh doanh. Lúc này, Chính phủ sẽ phải có những biện pháp và chính sách về tiền tệ để kích cầu trở lại.

+ Tác động của BCI đối với nền kinh tế:

Tác động của BCI đối với nền kinh tế

Tác động lớn nhất của BCI tới nền kinh tế thị trường hiện nay

BCI tác động lên nền kinh tế thông qua việc tác động lên quyết định tiêu dùng của người dân và quyết định sản xuất của doanh nghiệp. Việc này gắn liền với mối quan hệ cung cầu và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự cân bằng kinh tế tổng hợp.

Trong điều kiện cân bằng kinh tế ngắn hạn, tổng cầu gia tăng khiến đường cong cung-cầu dịch chuyển về phía bên phải, phản ánh sự tăng trưởng của GDP thực, hoạt động sản xuất được tăng cường và sản lượng hàng hoá dịch vụ gia tăng. 

Ngược lại, tổng cầu giảm, đường cong cung-cầu dịch chuyển sang bên trái, GDP thực giảm thể hiện sự co lại của nền kinh tế, sản lượng bị giảm sút, chi tiêu thắt chặt, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát gia tăng.

Chính vì vậy, BCI không chỉ dành doanh nghiệp để nắm bắt tình hình kinh doanh hiện tại cùng triển vọng của tương lai, mà còn dành cho cả Chính phủ khi cung cấp thông tin về các điều kiện kinh tế vi mô và vĩ mô, hỗ trợ các cơ quan chức năng điều hành và quản lý nền kinh tế một cách hiệu quả, với sách lược rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế.

Tựu chung, chỉ số BCI là kết quả thống kê thể hiện mức độ niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp đối với xu hướng kinh tế trong thời gian sắp tới. BCI được sử dụng bởi cả các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và Chính phủ để hiểu hơn về tình hình kinh tế hiện tại cũng như dự đoán tương lai. Ngoài ra thì BCI cũng là một công cụ quan trọng để theo dõi tâm lý kinh doanh và tạo ra thông tin hữu ích để đưa ra quyết định kinh doanh và chính trị.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon