Facebook Topi

31/10/2024

Các dạng tâm lý phổ biến khi đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán, yếu tố tâm lý sẽ quyết định đến thái độ và hành vi của nhà đầu tư. Tìm hiểu các dạng tâm lý phổ biến và công cụ xem chỉ số tâm lý trên thị trường.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Tâm lý là sự phản ánh thái độ của nhà đầu tư trước diễn biến của thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư cần giữ cái đầu lạnh để tránh bẫy tâm lý khi đầu tư chứng khoán. TOPI xin chia sẻ cách có được tâm lý tốt dành cho nhà đầu tư.

1. Tâm lý đầu tư chứng khoán là gì?

Tâm lý của nhà đầu tư luôn đóng vai trò quan trọng giữ cho thị trường ổn định. Khi giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoài am hiểu kiến thức thị trường thì yếu tố tâm lý cũng quyết định sự thành công của kế hoạch.

Tâm lý nhà đầu tư chứng khoán là sự phản ánh thái độ của họ trước các diễn biến thị trường, chi phối hành vi và quyết định của nhà đầu tư khi giao dịch và ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của kế hoạch. Chính vì thế, việc nghiên cứu tâm lý học trong đầu tư chứng khoán là vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ giúp nhà đầu tư không bị sa vào các bẫy tâm lý, bình tĩnh phân tích thị trường và đưa ra lệnh mua hoặc bán hợp lý.

Tâm lý đầu tư chứng khoán là gì?

Cần có tâm lý vững vàng khi tham gia đầu tư chứng khoán

2. Các dạng tâm lý nhà đầu tư trong đầu tư chứng khoán

Sau đây là các dạng tâm lý thường gặp ở nhà đầu tư chứng khoán:

2.1 Tự tin thái quá

Đây là hành vi tâm lý phổ biến nhất trong đầu tư chứng khoán và có thể gây sai lệch khi dự đoán xu hướng thị trường. Nhà đầu tư khi quá tự tin thường sẽ dẫn đến những sai lầm như không quan trọng việc đa dạng hóa danh mục, không thường xuyên theo dõi thông tin và diễn biến để điều chỉnh kế hoạch dự phòng…cũng chính vì thế, họ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các biến động lên xuống của giá cổ phiếu cũng như thị trường chung.

2.2 Tư duy chắp vá

Tâm lý tư duy chắp vá cũng có liên quan đến tự tin thái quá bởi thay vì bắt tay vào phân tích thị trường theo các dấu hiệu nhỏ nhất thì nhà đầu tư lại tư duy theo lối mòn, sửa lại các phân tích cũ vì thế dễ dẫn đến sai lệch trong đánh giá và đưa ra quyết định.

2.3 Tâm lý FOMO - sợ bỏ lỡ cơ hội

FOMO là viết tắt của Fear Of Missing Out tức là sợ bỏ lỡ mất cơ hội. Ví dụ, khi bạn bán cổ phiếu với mức lợi nhuận kỳ vọng là 20% nhưng sau khi bán giá cổ phiếu đó lại tiếp tục tăng. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy hối tiếc vì mình đã bán. Ngược lại, khi cổ phiếu đang giảm điểm, nhà đầu tư nhanh chóng bán tháo để hạn chế thua lỗ, nhưng sau đó giá đảo chiều tăng lên, bạn lại tiếc nuối vì đã bán mất.

Tâm lý FOMO - sợ bỏ lỡ cơ hội

Tâm lý Fomo rất phổ biến ở các nhà đầu tư chứng khoán

2.4 Khung phụ thuộc

Khái niệm khung phụ thuộc đề cập đến xu hướng thay đổi khả năng chịu rủi ro dựa trên xu thế chung của thị trường. Mức độ rủi ro được xác định dựa trên hoàn cảnh tài chính cá nhân, giới hạn thời gian đầu tư hay số vốn đã rót vào. Nếu bạn không muốn chịu rủi ro cao khi thị trường đi xuống thì cũng phải sẵn sàng chịu rủi ro lúc thị trường bắt đầu tăng điểm.

2.5 Tâm lý lo sợ thua lỗ

Đã đầu tư thì không ai mong muốn bị thua lỗ, mất tiền, tuy nhiên, bạn phải chấp nhận việc thua lỗ như một khả năng của kế hoạch. Có những khoản đầu tư phải chấp nhận thua lỗ trong giai đoạn đầu, vượt qua được giai đoạn này thì nhà đầu tư mới bắt đầu có lãi. Nếu ác cảm với thua lỗ có thể sẽ khiến bạn mất đi cơ hội tốt trong tương lai.

2.6 Tâm lý phòng thủ

Hầu hết các nhà đầu tư thường hình thành một tâm lý chung là cơ chế phòng thủ. Khi thấy đầu tư bị thua lỗ, nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng đó không phải lỗi của bản thân mình, suy nghĩ này được hình thành từ tâm lý tự tin thái quá, do vậy nó sẽ tạo nên cơ chế phòng thủ, không nhìn nhận khuyết điểm của mình mà bắt đầu đổ lỗi cho thị trường.

3. Những yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư

Có 2 nhân tố chính có thể chi phối tâm lý đầu tư chứng khoán đó là:

3.1 Hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm

Một nhà đầu tư có năng lực sẽ đánh giá thị trường dưới hai góc độ là kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm. Để trang bị kiến thức về lý thuyết, nhà đầu tư có thể tìm hiểu qua sách vở hoặc các khóa học đầu tư chứng khoán, nhưng để có được kinh nghiệm thị trường và cách ứng biến phù hợp thì không đơn giản.

Thị trường ngày càng khó lường và không có bài học nào có thể áp dụng hoàn toàn vào thực tế, nhà đầu tư cần phải tự trau dồi kinh nghiệm thực tế qua những lần đầu tư thất bại.

3.2 Tâm lý đám đông

Tâm lý đám đông

Nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông dễ ra quyết định sai lầm

Tâm lý đám đông hay còn gọi là tâm lý bầy đàn được dùng để chỉ sự bắt chước lẫn nhau của một nhóm các nhà đầu tư, dẫn đến những hành động theo đám đông. Khi thấy những nhà đầu tư khác cùng mua một mã chứng khoán sẽ thôi thúc những nhà đầu tư ít kinh nghiệm, thiếu thông tin cũng chạy theo, chấp nhận mua cổ phiếu với giá cao và tin rằng sẽ có người mua lại nó với giá cao hơn, từ đây dễ tạo ra giá ảo.

4. Cách có được tâm lý tốt khi đầu tư chứng khoán

Làm sao để giữ vững tâm lý trong đầu tư chứng khoán là câu hỏi được nhiều người đặt ra và tìm cách giải quyết. Chứng khoán là kênh đầu tư kiếm về lợi nhuận rất cao và cũng đi kèm nhiều rủi ro. Thị trường luôn luôn có những biến động, giá lên xuống đột ngột và bất ngờ. Nhà đầu tư cần giữ tâm lý vững chắc để có thể tỉnh táo nhìn nhận và phân tích thị trường một cách chính xác, đưa ra quyết định đúng đẵn mà không dựa vào cảm xúc.

Đầu tiên, bạn phải đặt ra chiến lược, mục tiêu và quy tắc đầu tư rõ ràng. Khi đã lập ra quy tắc thì phải nghiêm túc thực hiện, không để tâm lý đám đông chi phối.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần liệt kê ra những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn để có thể phân bổ tài sản hợp lý cho từng giai đoạn. 
Điều thứ hai là không đặt mục tiêu quá cao về lợi nhuận: Đặt kỳ vọng lợi nhuận cao quá mức sẽ dễ mua phải những cổ phiếu nhiều rủi ro. Khi một mã trong danh mục đầu tư bị thua lỗ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư, dễ dẫn đến quyết định sai lầm cho các khoản đầu tư khác.

Cách có được tâm lý tốt khi đầu tư chứng khoán

Đặt lợi nhuận kỳ vọng hợp lý sẽ tránh được rủi ro không cần thiết

Bạn chỉ nên đặt ra những kỳ vọng ở mức hợp lý mà bạn có thể đạt được. Trong đầu tư chứng khoán, mức lợi nhuận thông thường có thể đạt được vào khoảng 15 đến 20%/năm. 

Khi hạ lợi nhuận kỳ vọng xuống thì bạn mới có thể tỉnh táo để lựa chọn đúng mã cổ phiếu ổn định và an toàn.Điều này giúp tâm lý nhà đầu tư chứng khoán sẽ ngày càng được vững chắc. 

Hiểu rõ doanh nghiệp mà minh muốn đầu tư: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của khoản đầu tư. Bạn không thể rót tiền vào lĩnh vực hay doanh nghiệp mà mình không hiểu biết. Hãy tìm hiểu doanh nghiệp đó đang hoạt động thế nào, vị trí trong ngành nghề, lĩnh vực ra sao, đội ngũ quản lý thế nào và báo cáo kinh doanh quý, năm có khả quan hay không…

5. Công cụ xem chỉ số tâm lý thị trường tại TOPI

Chỉ số tâm lý thị trường TOPI còn được gọi là “Chỉ số Tham lam - Sợ hãi TOPI”. Chỉ số này được xây dựng dựa trên hệ thống tự động phân tích dữ liệu về thị trường chứng khoán, dữ liệu trên phương tiện truyền thông, thông qua ứng dụng phân tích Big data (dữ liệu lớn) và AI (trí tuệ nhân tạo) để chấm điểm tâm lý thị trường và dự đoán xu hướng thay đổi của Vn-Index, Vn30 cho 3 phiên giao dịch tiếp theo 

Công cụ xem chỉ số tâm lý thị trường tại TOPI

Công cụ đo lường chỉ số tâm lý thị trường TOPI

Thay vì xem biểu đồ tâm lý chứng khoán với 16 bậc cảm xúc khá phức tạp, nhà đầu tư có thể sử dụng công cụ xem chỉ số tâm lý thị trường TOPI đơn giản và trực quan.

Theo công cụ xem chỉ số tâm lý thị trường tại TOPI, có thể chia diễn biến trên thị trường chứng khoán theo 5 mốc tâm lý nhà đầu tư như sau:

Extreme Greed - Tham lam cực độ: Thị trường trong giai đoạn tham lam cực độ khi các nhà đầu tư đổ dồn vào mua cổ phiếu làm cho các chỉ số chứng khoán tăng mạnh và có khả năng đạt đỉnh cao nhất.

Greed - tham lam: Các nhà đầu tư có xu hướng mua vào nhiều hơn khiến cho giá cổ phiếu tăng nhanh kéo theo các chỉ số chứng khoán cũng tăng theo.

Neutral - Trung tính: Chỉ số tâm lý thị trường đang ở mức trung bình, khối lượng giao dịch cân bằng và ở mức tâm lý ổn định cho nhà đầu tư khi lựa chọn mua hoặc bán.

Fear - Sợ hãi: Chỉ số tâm lý thị trường nằm trong khoảng này thì nhà đầu tư đang có xu hướng thực hiện các giao dịch bán nhiều hơn. Thị trường đang cho thấy mức độ chênh lệch giữa khối lượng giao dịch bán lớn hơn giao dịch mua.

Extreme Fear - Sợ hãi cực độ: Chỉ số tâm lý thị trường ở mức sợ hãi cực độ có nghĩa các nhà đầu tư đang có xu hướng bán tháo, từ đó ảnh hưởng lớn đến các chỉ số chứng khoán.

Hy vọng những kiến thức về tâm lý học đầu tư chứng khoán được TOPI chia sẻ sẽ giúp các bạn nhìn nhận lại những điểm mạnh và khắc phục được những hạn chế của mình. Chúc các bạn tâm lý vững vàng và thành công trong mọi kế hoạch đầu tư của mình!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon