Facebook Topi

13/10/2023

Phí thường niên là gì? Quy định về phí thường niên mà bạn cần biết

Phí thường niên là khoản phí các ngân hàng thu của khách để duy trì các tính năng và dịch vụ. Phí thường niên thường áp dụng cho khách hàng sử dụng thẻ và giao dịch bằng tài khoản thanh toán, được trừ ngay vào tài khoản của khách hàng.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Mỗi ngân hàng có quy định về mức thu phí thường niên khác nhau. Phí thường niên của thẻ ghi nợ quốc tế hay thẻ thanh toán nội địa phí dao động từ 50,000 đồng đến 100,000 đồng. Phí thường niên của thẻ tín dụng dao động từ 100,000 đồng - 1 triệu đồng. Các ngân hàng thu phí thường niên bằng cách trực tiếp trừ tiền trong tài khoản của khách hàng, còn đối với thẻ tín dụng sẽ tính chung vào hạn mức tháng thu phí.

I. Phí thường niên là gì?

Phí thường niên (Annual fee): Đây là một khoản phí được thu hàng năm cho việc sử dụng một dịch vụ hoặc một sản phẩm. Phí thường niên có thể áp dụng cho nhiều loại tài khoản, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, hay các dịch vụ tài chính khác. Điều này có thể bao gồm các dịch vụ và lợi ích bổ sung như bảo hiểm, quyền truy cập đặc biệt, điểm thưởng, hoặc hỗ trợ khách hàng 24/7. Phí thường niên thường được tính tỷ lệ phần trăm dựa trên giá trị tài khoản hoặc dựa trên gói dịch vụ được chọn.

Khái niệm về phí thường niên

Ngân hàng thu phí thường niên để xây dựng thêm các dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Bất kỳ ai đang sử dụng tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng cũng quá quen với cụm từ phí thường niên. Đây là một trong những khoản phí bắt buộc mà khách hàng phải thanh toán khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Ngân hàng thu phí thường niên nhằm mục đích thu lại khoản chi phí để bù đắp và xây dựng thêm các dịch vụ khác hỗ trợ khách hàng. Mỗi ngân hàng sẽ có những quy định về mức phí thường niên khác nhau.

Nếu bạn chỉ mở tài khoản mà không sử dụng thẻ ATM thì sẽ không phải đóng phí thường niên. Thời gian thu phí được tính tròn năm bắt đầu từ ngày khách hàng đăng ký mở tài khoản.

Với thẻ ghi nợ quốc tế hay thẻ thanh toán nội địa phí thường niên dao động trong khoảng từ 50,000 đồng - 100,000 đồng.

Với thẻ tín dụng thì phí thường niên dao động trong khoảng từ 100,000 đồng - 1,000,000 triệu đồng tuỳ thuộc vào số lượng dịch vụ mà khách hàng đăng ký sử dụng.

Các ngân hàng thu phí thường niên bằng cách trực tiếp trừ tiền trong tài khoản của khách hàng, còn đối với thẻ tín dụng sẽ tính chung vào hạn mức tháng thu phí. Trong trường hợp tài khoản của khách hàng không có tiền, ngân hàng sẽ trừ phí ngay sau khi bạn nạp tiền vào lần tiếp theo.

Tìm hiểu thêm:  So sánh phí giao dịch chứng khoán mới nhất 2023

II. Phân biệt phí thường niên và phí duy trì?

Sự giống nhau giữa phí thường niên và phí duy trì là cùng chỉ về các khoản phí sử dụng dịch vụ tài chính.

Phân biệt phí thường niên và phí duy trì đúng nhất

Ngân hàng thu phí thường niên thu theo năm và thu phí duy trì theo tháng

Sự khác nhau giữa phí thường niên và phí duy trì:

- Về cơ bản, phí thường niên và phí duy trì tài khoản là 2 loại phí khác nhau, phí thường niên thường sẽ cao gấp nhiều lần so với phí duy trì tài khoản. Khách hàng phải đóng phí thường niên cho ngân hàng nhưng có thể tránh đóng phí quản lý tài khoản bằng cách duy trì số dư tối thiểu ngân hàng yêu cầu trong tài khoản của mình. 

- Phí duy trì (Maintenance fee): Đây là một khoản phí được thu để duy trì và quản lý một tài khoản hoặc một sản phẩm trong một khoảng thời gian cụ thể. Phí duy trì thường áp dụng cho các tài khoản ngân hàng, tài khoản đầu tư, hoặc các khoản vay. Phí này thường thu hàng tháng, quý hoặc hàng năm và được tính dựa trên số dư tài khoản hoặc giá trị tài sản đầu tư. 

- Phí duy trì thường bao gồm việc cung cấp các dịch vụ như duy trì tài khoản, công tác quản lý và bảo trì, cập nhật thông tin và hồ sơ, hoặc chi phí liên quan đến dịch vụ và hỗ trợ khách hàng.

- Phí duy trì được tính theo tháng, nếu số dư trong tài khoản của bạn dưới mức quy định thì bạn phải nộp phí duy trì. Thực chất, loại phí này là động thái ngân hàng kích thích khách hàng sử dụng tài khoản của ngân hàng mình thường xuyên hơn.

Ví dụ: Ngân hàng HSBC sẽ thu phí duy trì nếu tài khoản khách hàng ít hơn 3 triệu đồng và ngân hàng Techcombank thu phí duy trì đối với tài khoản ít hơn 2 triệu đồng, một số ngân hàng sẽ không thu phí duy trì dựa trên số dư tối thiểu của khách.

Tùy từng ngân hàng và từng loại tài khoản sẽ thu phí duy trì quản lý tài khoản khác nhau. Khi mở tài khoản, bạn cần phải nghiên cứu kỹ Biểu Phí của từng ngân hàng để không bị bất ngờ khi bị tính phí.

Mức phí duy trì tài khoản ngân hàng quốc tế thông thường sẽ cao hơn ngân hàng nội địa. 

Phí duy trì tài khoản ngân hàng nội địa thường dao động trong khoảng từ 5.000đ đến 15.000đ/tháng.

III. Tài khoản thu phí thường niên là gì?

Ngay khi bạn đăng ký mở tài khoản, ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn số tài khoản và làm thẻ ATM. Khi nhận thẻ, khách hàng sẽ được nhận kèm theo một phong bì với đầy đủ thông tin về tài khoản và mã PIN ban đầu.

Tài khoản thu phí thường niên chính là tài khoản ngân hàng của thẻ ATM nội địa, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ… Ngân hàng thu phí thường niên thông qua số tài khoản của bạn. Chỉ khi khách hàng đóng phí thường niên đầy đủ, ngân hàng mới cho phép thực hiện các giao dịch như: gửi tiền, chuyển tiền, nhận tiền… 

Tài khoản thu phí thường niên

Phí thường niên được trừ ngay vào tài khoản của khách hàng

IV. Cách tra cứu phí thường niên nhanh chóng, chính xác

Có nhiều cách để tra cứu phí thường niên, có thể tham khảo một số cách như sau:

Tra cứu tại quầy giao dịch của ngân hàng, thông qua giao dịch viên. Khách hàng có thể hỏi bất cứ vướng mắc nào liên quan tới thẻ mà mình đang sử dụng. Tuy nhiên, phải mất thời gian tới địa điểm giao dịch và xếp hàng lâu;

Tra cứu thông qua tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng phát hành thẻ của bạn;

Kiểm tra bằng SMS Banking, khi ngân hàng trừ khoản phí thường niên sẽ báo về cho số điện thoại cho bạn;

Tra cứu qua ứng dụng banking của mỗi ngân hàng. Khoản phí thường niên sẽ nằm trong mục vấn tin tài khoản.

V. Cập nhật phí thường niên các ngân hàng mới nhất

Khoản phí thường niên của các ngân hàng

Mỗi ngân hàng có mức phí thường niên khác nhau cho từng sản phẩm

1. Ngân hàng Agribank:

Phí thường niên với thẻ ghi nợ nội địa từ 12,000 VND (hạng chuẩn) - 50,000 VND (hạng vàng);

Với thẻ ghi nợ quốc tế từ 100,000 VND (hạng chuẩn) - 500,000 VND (hạng bạch kim).

2. Ngân hàng Vietinbank:

Phí thường niên với thẻ ghi nợ nội địa là 60,000 VND, có chính sách miễn phí với một số thẻ. Phí thường niên với thẻ ghi nợ quốc tế dao động từ 20,000 VND - 163,636 VND;

Phí thường niên với thẻ tín dụng quốc tế dao động từ 125,000 VND - 6,000,000 VND tuỳ từng dịch vụ mà khách hàng chọn.

3. Ngân hàng Vietcombank:

Đối với thẻ ghi nợ nội địa, VCB không quy định phí thường niên, nhưng có phí duy trì thẻ từ 10,000 VND/tháng.

Phí thường niên đối với thẻ ghi nợ quốc tế dao động từ 60,000 VND - 360,000 VND. Với doanh số chi tiêu tối thiểu (từ 5 triệu - 50 triệu tuỳ từng loại thẻ) khách hàng có thể được ưu đãi miễn phí phí thường niên năm tiếp theo.

Đối với thẻ tín dụng quốc tế, mức phí thường niên dao động từ 200,000 VND - 600,000 VND.

4. Ngân hàng BIDV:

Phí thường niên với thẻ ghi nợ nội địa dao động từ 20,000 VND - 60,000 VND. Phí thường niên với thẻ ghi nợ quốc tế từ 50,000 VND - 300,000 VND. 

Với phí thường niên thẻ tín dụng dao động từ 200,000 VND - 1,000,000 VND.

5. Ngân hàng Techcombank: 

Phí thường niên với thẻ ghi nợ dao động từ 90,000 VND - 590,000 VND;

Phí thường niên với thẻ tín dụng dao động từ 150,000 VND - 20 triệu đồng tuỳ thuộc vào từng loại thẻ.

6. Ngân hàng TP Bank:

Phí thường niên với thẻ ghi nợ quốc tế từ 50,000 VND - 299,000 VND;

Phí thường niên với thẻ tín dụng dao động từ 825,000 VND - 4 triệu đồng.

7. Ngân hàng VP Bank: 

Phí thường niên đối với thẻ ghi nợ quốc tế dao động từ 49,000 VND - 199,000 VND. Với thẻ diamond và prestige thì sẽ không thu phí.

Phí thường niên với thẻ tín dụng từ 250,000 VND - 899,000 VND.

8. Ngân hàng Sacombank:

Phí thường niên đối với thẻ thanh toán quốc tế dao động từ 99,000 - 249,000 VND.

Phí thường niên đối với thẻ tín dụng dao động từ 19,000 VND - 1,499,000 VND. Có áp dụng hạn mức chi tiêu để được miễn phí phí thường niên (chi tiêu từ 80 triệu đồng trở lên).

9. Ngân hàng ACB:

Phí thường niên đối với thẻ ghi nợ nội địa là 50,000 VND;

Phí thường niên đối với thẻ ghi nợ quốc tế dao động từ 50,000 VND - 100,000 VND;

Đối với thẻ trả trước quốc tế phí dao động từ 100,000 VND - 399,000 VND;

Đối với thẻ tín dụng phí dao động từ 149,000 VND - 1,900,000 VND.

Mức phí ở trên có thể giúp các bạn tham khảo khi có ý định mở tài khoản ngân hàng. Khi đăng ký mở tài khoản bạn cần chú ý loại tài khoản, loại thẻ mình cần làm thuộc loại nào và mức phí chi tiết là bao nhiêu để không bị bất ngờ khi tài khoản bị trừ tiền.

VI. Không đóng phí thường niên có sao không?

Khách hàng bắt buộc phải đóng phí thường niên với thẻ tín dụng, kể cả khi không sử dụng đến. Trong trường hợp đã khoá thẻ nhưng chưa huỷ thẻ thì cũng vẫn phải đóng. Nếu không nộp thì khách hàng sẽ bị phạt và tiền phạt này không hề nhỏ, đồng thời khách hàng sẽ có tên trong danh sách nợ xấu được lưu trên hệ thống CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng).

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc vay vốn sau này và điểm uy tín của bạn cũng sẽ bị giảm đáng kể đối với các tổ chức cho vay và ngân hàng.

Không đóng phí thường niên có sao không?

Những quy định về việc đóng thuế thường niên

* Một số điều mà bạn cần phải lưu ý về phí thường niên:

Thứ nhất, sau khi ngân hàng phát hành thẻ tín dụng thành công cho bạn thì họ sẽ tính luôn phí thường niên kể từ thời điểm đó;

Kể cả bạn không hay chưa kích hoạt thẻ tín dụng thì bạn vẫn phải thanh toán loại phí này, cho nên, nếu không sử dụng đến thì phải làm thủ tục huỷ thẻ luôn;

Phí thường niên thường được thu vào cuối năm (tháng 12), nếu như khách hàng tham gia chưa đủ năm thì ngân hàng sẽ thu phí theo số tháng thực tế mà khách hàng đã tham gia;

Số tháng tham gia sẽ tính lấy mốc ngày 15 trong tháng, nếu trước ngày 15 thì tính phí kể từ chính tháng đó, còn nếu sau ngày 15 thì tính phí từ tháng liền kề sau đó.

VII. Cách giảm phí thường niên hiệu quả

Với thẻ tiêu dùng nội địa thì phí thường niên không quá nhiều, nhưng với thẻ tín dụng thì bạn có thể áp dụng một số cách để có thể giảm bớt chi phí cho mình:

Cách giảm phí thường niên hiệu quả

Cách giảm phí thường niên hiệu quả mà bạn nên biết

Nên chọn các loại thẻ được phép tích điểm thưởng

Hiện nay, loại thẻ này khá phổ biến, trong khi tiêu dùng mua sắm nếu khách hàng sử dụng loại thẻ này sẽ được tích lũy điểm thưởng. Số điểm thưởng này bạn hoàn toàn có thể đổi thành quà tặng hoặc phí thường niên. Từ đó, bạn cũng bớt đi một khoản phí.

So sánh các lợi ích sử dụng thẻ giữa các ngân hàng, đơn vị nào có nhiều ưu đãi hơn thì chọn

Tuỳ theo chính sách ưu đãi của nhiều ngân hàng mà khách hàng sử dụng có thể được miễn phí từ 1 - 2 năm phí thường niên hoặc chi tiêu đạt đến một mức độ chỉ định sẽ được miễn phí thường niên. 

Tự thoả thuận với ngân hàng

Phí thường niên là loại phí được duy trì cố định, song để cạnh tranh với nhau, nhiều ngân hàng phải đầu tư thực hiện việc chăm sóc khách hàng thật tốt để lôi kéo và giữ chân khách hàng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận điều kiện với ngân hàng để được giảm hoặc miễn đóng phí thường niên. 

Tận dụng tối đa các chương trình ưu đãi và khuyến mãi mà ngân hàng dành cho chủ thẻ

Cách này không giúp bạn giảm phí thường niên một cách chắc chắn, nhưng giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí và tiền bạc. Rất nhiều chương trình ưu đãi lên đến 50% các sản phẩm mà bạn cần khi bạn sở hữu thẻ tín dụng được chỉ định. Đây cũng là một cơ hội để bạn mua được đồ chất lượng mà vẫn tiết kiệm được tiền.

Hy vọng những thông tin TOPI chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ về phí thường niên và phân biệt được phí thường niên với phí quản lý, duy trì tài khoản cũng như tìm được ngân hàng nào phù hợp với mình nhé.

tích luỹ thông minh không mất phí

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger