Vàng có được vai trò tiền tệ vì có thể bảo toàn giá trị, tính thẩm mỹ cực cao cho nên dễ dàng được chấp nhận trên phạm vi rộng lớn. Vàng có thể khắc phục mọi điểm yếu của các nguyên tố khác trên trái đất, vô cùng tinh khiết, không bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, oxy hay các chất ăn mòn khác, vàng dễ nhận biết, có độ dẻo cao, dễ uốn nắn, và có giá trị gần như mãi mãi.
Vì nhiều bất tiện nên vàng không còn là tiền tệ nữa: vàng giá trị quá cao so với các hàng hóa khác, cồng kềnh trong giao dịch đồng thời số lượng vàng cũng hạn chế, dùng trong giao dịch thì quá phí tài nguyên. Cùng tìm hiểu xem trước khi nhân loại phát minh ra tiền giấy thì vàng đã thực hiện chức năng tiền tệ trong nền kinh tế như thế nào nhé!
1. Khái niệm về tiền tệ
Tiền tệ hay tiền lưu thông (tiếng Anh: Currency) là phương tiện được luật pháp quy định dùng trong việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế, tùy từng quốc gia mà tiền tệ cũng có hình thái và đơn vị khác nhau.
Tiền tệ trong nên kinh tế hiện nay
Tiền tệ thường được phát hành bởi một cơ quan dưới sự giám sát của Nhà nước hoặc Chính phủ ví dụ Ngân hàng Trung Ương.
Ngày nay, tiền tệ tồn tại dưới rất nhiều hình thức, có thể kể đến như:
- Tiền pháp định - loại tiền giấy, tiền kim loại do Nhà nước/Chính phủ phát hành;
- Tiền hàng hóa - vàng, bạc, đồng, thuốc lá, hạt cacao, bò, lúa…
- Tiền thay thế - phiếu mua hàng, đổi điểm thưởng…
- Tiền mã hóa - Bitcoin, crypto…
Tiền tệ có 4 chức năng cơ bản, đó là: thước đo giá trị, là phương tiện trao đổi hàng hóa, là phương tiện thanh toán đồng thời có chức năng tiền tệ thế giới.
Thời cổ đại, con người thường mua bán bằng cách trao đổi đồ vật và sản phẩm với nhau, một số sẽ dùng vàng, bạc làm tiền tệ để thanh toán.
2. Vì sao vàng có được vai trò tiền tệ?
Từ trước đến nay, những hàng hóa đóng vai trò làm tiền tệ đều phải có giá trị và một công dụng nhất định nào đó. Với vàng, hệ thống thanh toán bằng vàng hay chế độ bản vị vàng được duy trì suốt từ thời cổ đại cho tới những năm 70 của thế kỷ 20. Không thể nghi ngờ về những hiệu quả to lớn mà vàng đã mang lại cho nền kinh tế thế giới.
Vai trò của tiền tệ trong nên kinh tế hiện nay
Tiền vàng hơn tiền giấy ở chỗ là nó có thể bảo toàn giá trị, tính thẩm mỹ cực cao cho nên dễ dàng được chấp nhận trên phạm vi rộng lớn, xuyên biên giới. Có thể nó không phải quý nhất nhưng lại thỏa mãn hết các nhu cầu về xã hội của con người nhờ đặc điểm ưu việt của chính nó.
3. Đặc điểm của vàng thỏa mãn vai trò tiền tệ
Tại sao vàng lại thỏa mãn vai trò tiền tệ? Bởi vì, vàng có thể khắc phục mọi điểm yếu của các nguyên tố khác trên trái đất. Nó không dễ tan vào khí quyển như các chất khí, chất lỏng. Nhiệt độ nóng chảy ở mức người cổ đại có thể luyện ra hình ra dạng, không như bạch kim.
Vừa là kim loại hiếm, khó tìm chứ không như đồng, nhôm, sắt, kẽm…, không bị xỉn màu như bạc, không gây độc, không gây chiếu xạ cho người sở hữu như các nguyên tố nhóm Lantan và actinides, không dễ bốc cháy như các kim loại kiềm và kiềm thổ. Như vậy còn gì thích hợp hơn vàng đây?
Vàng vô cùng tinh khiết, không bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, oxy hay các chất ăn mòn khác. Đây chính là tính đồng nhất của vàng (trước sau như một).
Vàng dễ nhận biết, nó có màu vàng sáng bóng, có độ dẻo dễ uốn nắn, có âm thanh khi va chạm và khối lượng riêng khá lớn, bởi vậy nếu pha tạp với hợp chất khác sẽ dễ dàng bị phát hiện.
Vàng có tính dẻo bậc nhất, có khả năng đúc thành tiền xu, dạng nén, dạng thỏi, nhẫn… tùy theo mục đích sử dụng - làm trao đổi, dự trữ hay trang sức. Kể cả chia tách nếu muốn thì vẫn có thể nấu chảy để đúc lại hình khác.
Thêm nữa, vàng gần như có giá trị mãi mãi, chỉ một lượng vàng nhỏ cũng có khả năng đại diện cho giá trị một khối lượng hàng hóa lớn.
4. Những lý do khiến vàng không giữ được vai trò tiền tệ như trước
Đến thời điểm hiện tại, vàng không còn giữ được vai trò tiền tệ như trước nữa bởi sự bất tiện của nó. Ở đây là:
Lý do vàng có được vai trò tiền tệ trên thế giới
Thứ nhất, giá trị của vàng ngày càng tăng. Bản thân vàng là một kim loại quý hiếm, việc khai thác rất khó khăn nhưng nhu cầu sử dụng vàng của con người luôn lớn hơn thế, nên theo thời gian giá trị của vàng trở nên quá cao, không thể đáp ứng nhu cầu làm vật ngang giá chung trong một số ngành/lĩnh vực có giá trị giao dịch nhỏ như hàng hóa tiêu dùng hay dịch vụ.
Thứ hai, khó lưu thông với số lượng lớn. Nền kinh tế càng phát triển, thương mại càng phát triển thì giao lưu hàng hóa ngày càng nhiều. Giả sử thanh toán bằng vàng thì khi giao dịch với khối lượng hàng khổng lồ thì việc vận chuyển và tích trữ vàng rất khó khăn, không hề nhẹ nhàng mà còn dễ dàng bị mất cắp, cướp bóc.
Thứ ba, chắc chắn lượng vàng không đủ trong giao dịch.
Thứ tư, sử dụng vàng làm công cụ trao đổi gây lãng phí tài nguyên, vì vốn lượng vàng khai thác có hạn, nếu muốn dùng làm tiền tiệ thì chắc chắn các ngành sử dụng vàng làm vật liệu phải giảm thiểu nhu cầu đi nhiều, ví dụ vàng trang sức chẳng hạn, gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu, lợi nhuận.
Trong lịch sử tiền tệ đã ghi nhận vai trò tiền tệ của vàng trong nhiều thế kỷ suốt từ thời kỳ cổ đại cho tới những năm 70 của thế kỷ 20, chứng tỏ vàng mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho nền kinh tế. Mặc dù hiện nay, tiền vàng không còn được trọng dụng như xưa nhưng giá trị của vàng thì vẫn trường tồn, là một lá chắn hiệu quả chống lại tình trạng lạm phát.
Tìm hiểu thêm:
TOP 7 App mua vàng online uy tín, an toàn nhất hiện nay