Khi theo dõi giá vàng hàng ngày, chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy bối rối. Sau đây, TOPI sẽ tóm tắt lại các loại chênh lệch giá vàng và cơ hội đầu tư từ mức chênh lệch này.
Các kiểu chênh lệch giá vàng tại Việt Nam
Thị trường vàng Việt Nam luôn sôi động với nhiều biến động, trong đó, yếu tố "chênh lệch giá vàng" thường xuyên thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Vậy, có những kiểu chênh lệch giá vàng nào tại Việt Nam? Hiểu rõ bản chất của từng kiểu chênh lệch sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán sáng suốt và tối ưu hóa lợi nhuận.
1. Chênh lệch giá mua vào - bán ra
Đây là chênh lệch giá cơ bản nhất. Trên bảng giá vàng do các đơn vị niêm yết, bạn sẽ thấy giá mua vào và giá bán ra.
- Giá mua vào có nghĩa là mức giá mà đơn vị kinh doanh sẵn sàng mua vàng của khách hàng.
- Giá bán ra là giá vàng mà đơn vị kinh doanh bán cho người tiêu dùng.
Giá mua vào luôn thấp hơn giá bán ra - mức chênh lệch này là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh vàng thu về.
Mức chênh lệch giá mua - bán không giống nhau giữa các sản phẩm vàng, các nhà cung cấp. Tùy từng thời điểm, chênh lệch giá mua vào - bán ra có thể co hẹp lại hoặc kéo giãn ra từ vài trăm nghìn đồng cho đến cả triệu đồng/lượng.
Mỗi thương hiệu niêm yết mức giá vàng khác nhau
2. Chênh lệch giá vàng giữa các thương hiệu
Tại Việt Nam hiện nay, có nhiều thương hiệu vàng uy tín như: SJC, PNJ, Doji, Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu, SBJ… Mỗi thương hiệu sẽ có mức giá riêng và được công bố mỗi ngày, thậm chí cập nhật nhiều lần trong ngày.
Với cùng một sản phẩm (ví dụ như vàng miếng), các đơn vị kinh doanh khác nhau sẽ niêm yết mức giá khác nhau, mức chênh giữa các thương hiệu có thể lên tới vài trăm nghìn đồng/lượng.
Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do mỗi thương hiệu sẽ có quy trình sản xuất, kiểm định cũng như quản lý chất lượng vàng riêng biệt. Ngoài ra, uy tín và độ nhận diện thương hiệu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Chi phí quảng cáo của từng thương hiệu cũng khác nhau, do đó cũng ảnh hưởng đến mức giá niêm yết.
Bất kể mua vàng để đầu tư hay tích trữ, bạn hãy chọn mua vàng của thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và giá trị và đừng quên so sánh giá vàng của các thương hiệu trước khi mua để có được mức giá tốt nhất.
3. Chênh lệch giá giữa các loại vàng
Thị trường vàng khá phong phú, có nhiều sản phẩm vàng khác nhau như: Vàng miếng, vàng nhẫn, vàng trang sức,... mỗi loại sẽ có giá khác nhau.
Thông thường, vàng miếng sẽ có giá cao nhất do hàm lượng vàng nguyên chất cao (99,99%).
Vàng nhẫn có giá thấp hơn do có lẫn tạp chất (thường từ 3% đến 40%).
Giá vàng trang sức lại phụ thuộc vào kiểu dáng, mẫu mã và thương hiệu.
Ví dụ: Giá vàng miếng SJC được niêm yết là 85,8 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn SJC 98% là 79,3 triệu đồng/lượng, và giá vàng trang sức SJC 75% là 62,5 triệu đồng/lượng.
Sản phẩm vàng khác nhau sẽ có sự chênh lệch về giá
Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do hàm lượng vàng nguyên chất (độ tinh khiết) trong mỗi loại vàng khác nhau. Ngoài ra còn có chi phí gia công, chế tác của các loại vàng khác nhau, nhu cầu thị trường đối với từng loại vàng.
Ví dụ:
Giá vàng miếng SJC (99,99%): 85,8 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn SJC 98% (98%): 79,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trang sức SJC 75% (75%): 62,5 triệu đồng/lượng.
Ví thế, trước khi mua vàng, hãy xác định nhu cầu sử dụng để chọn loại vàng phù hợp và cân nhắc giá trị, tính thanh khoản của từng loại vàng.
4. Chênh lệch giá vàng giữa thị trường trong nước và thế giới
Giá vàng Việt Nam thường cao hơn giá vàng thế giới quy đổi từ USD sang VND sẽ chịu ảnh hưởng của tỷ giá và nhiều yếu tố như thuế, phí, chi phí vận chuyển,... tác động. Chênh lệch này có thể dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng mỗi lượng.
Ví dụ: Giá vàng thế giới quy đổi sang VND là 80,2 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng miếng SJC là 85,8 triệu đồng/lượng.
Không riêng Việt Nam, hầu hết ở các quốc gia, giá vàng trong nước đều cao hơn giá vàng thế giới. Mức chênh lệch này không giống nhau ở các quốc gia và các thời điểm.
Giá vàng trong nước và thế giới, giữa các vùng miền khác nhau
>> Xem thêm: Chêch lệch giá vàng trong nước và thế giới
5. Chênh lệch giá vàng giữa các khu vực, thời điểm
Ngoài ra, thị trường vàng Việt Nam còn có một số kiểu chênh lệch giá khác như chênh lệch giá vàng giữa các khu vực, chênh lệch giá vàng theo thời điểm trong ngày,..
Giá vàng tại thị trường Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ có chênh lệch (tuy không nhiều). Khi giao dịch vàng, nhà đầu tư nên tham khảo giá vàng gần nơi mình sống nhất để không bị bất ngờ về mức giá.
Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh sẽ điều chỉnh giá vàng nhiều lần trong ngày nên mức giá giao dịch vàng giữa các thời điểm là khác nhau.
Vì sao giá vàng Việt Nam cao hơn so với giá vàng thế giới?
Nếu bạn thường xuyên theo dõi giá vàng thế giới sẽ thấy giá vàng XAU được niêm yết với đơn vị tính là USD/troy ounce, giá vàng Việt Nam được niêm yết theo đơn vị Lượng/nghìn đồng.
Những nguyên nhân khiến giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới là:
- Do tỉ giá hối đoái giữa USD/VND tăng lên
- Vàng được Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài và phải chịu nhiều chi phí: Phí bảo hiểm, vận chuyển, thuế nhập khẩu, phí hải quan, phí gia công chế tác…
- Cung/cầu trong nước và thế giới có sự khác biệt.
Giá vàng miếng SJC thường cao hơn so với giá vàng thế giới khi quy đổi sang VND từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch này sẽ biến động theo thời gian.
Ví dụ: Ngày 7/5/2024, giá vàng thế giới theo Kitco ở mức 2.322,7 USD/ounce (70,118 triệu đồng/lượng chưa tính thuế phí) trong khi giá vàng miếng SJC trong nước được niêm yết từ 84,3 - 86,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tức là chênh từ 14 - 16 triệu đồng/lượng so với giá thế giới.
Cần có kỹ năng dự đoán giá vàng để không thua thiệt
Cơ hội đầu tư từ mức chênh lệch giá vàng
Mức chênh lệch giá vàng, hay còn gọi là spread vàng, là sự khác biệt giữa giá mua vào và giá bán ra của vàng. Spread vàng có thể tồn tại ở hai thị trường chính:
- Thị trường vàng trong nước: Chênh lệch giá vàng giữa các thương hiệu vàng khác nhau, ví dụ như SJC, PNJ, Doji,...
- Thị trường vàng quốc tế: Chênh lệch giá vàng giữa giá vàng quốc tế (giá vàng giao ngay London) và giá vàng trong nước.
Mức chênh lệch giá vàng có thể tạo ra cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư. Khi spread vàng tăng cao, nhà đầu tư có thể mua vàng trong nước và bán ra trên thị trường quốc tế để kiếm lời từ chênh lệch giá. Hoặc có thể mua vàng thương hiệu giá thấp khi giá vàng tăng.
Mua vàng thế nào để tránh thua lỗ?
Để đầu tư vàng an toàn, không thua lỗ, nhà đầu tư cần theo dõi biến động giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái để dự đoán xu hướng giá vàng trong nước. Ngoài ra, cần cân nhắc các yếu tố kinh tế vĩ mô trước khi đầu tư vào vàng.
Có thể thấy, khi thị trường chứng khoán biến động tiêu cực, nhà đầu tư sẽ chuyển sang mua vàng khiến cho cầu tăng lên, kéo theo giá vàng tăng. Hay như khi tình hình chính trị không ổn định, giá vàng cũng tăng cao.
Ngoài ra, nếu tại một thời điểm, cầu tăng quá mạnh trong khi cung không tăng, chênh lệch giữa giá mua và giá bán sẽ được kéo giãn, không có lợi để mua vào.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần lưu ý chọn sản phẩm vàng phù hợp với mình, chỉ nên đầu tư vàng bằng số tiền nhàn rỗi, không nên mua vàng theo phong trào theo tâm lý đám đông hay theo lời khuyên của người khác.
Hãy chọn mua vàng tại cơ sở uy tín, có thương hiệu và giấy phép hoạt động đầy đủ, có giấy đảm bảo chất lượng vàng.
Mua vàng online là cách đầu tư hiệu quả nhất bởi nhà đầu tư dễ dàng theo dõi diễn biến thị trường và giao dịch ngay tại thời điểm giá có lợi nhất. Bạn có thể tham khảo cách thức mua vàng Doji trực tuyến ngay tại ứng dụng TOPI.
Mua vàng là một kênh đầu tư tiềm năng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, nhà đầu tư cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng để có thể đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt, tránh bị lỗ.