Facebook Topi

31/10/2024

ROI là gì? Cách sử dụng chỉ số ROI trong đầu tư chứng khoán

Nhà đầu tư sử dụng ROI để so sánh và xếp hạng các khoản đầu tư vào tài sản hay dự án khác nhau. ROI được biểu thị dưới dạng phần trăm và tính toán dễ dàng bằng cách chia lợi nhuận ròng cho chi phí ban đầu của khoản đầu tư.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

ROI là thước đo mà các nhà đầu tư hay sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của một khoản đầu tư hoặc so sánh lợi nhuận giữa các khoản đầu tư với nhau. Sau đây, TOPI sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến ưu, nhược điểm của ROI, đồng thời chỉ ra tỷ lệ ROI thế nào mới là tốt trong thị trường chứng khoán.

I. ROI là gì?

ROI là gì?

Khái niệm về chỉ số ROI trong đầu tư chứng khoán

ROI là viết tắt của cụm từ Return on Investment, còn gọi là lợi tức đầu tư hay tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư, được sử dụng để đo lường tỷ lệ thu hồi vốn trên khoản đầu tư.

Dựa vào ROI người ta có thể xác định được lợi nhuận tài chính trong quá khứ và tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời, sử dụng ROI cũng có thể đánh giá được mức độ khả thi của một khoản đầu tư cụ thể khi so sánh với những khoản đầu tư khác.

Xem thêm:  ROIC là gì? Cách sử dụng ROIC trong chứng khoán

II. Ý nghĩa của ROI

Ý nghĩa của ROI

Những ý nghĩa mà ta thấy được khi nhìn vào chỉ số ROI

Nhìn vào giá trị của chỉ số ROI ta biết được:

+ Nếu tỷ lệ ROI của một doanh nghiệp có giá trị càng cao thì khả năng sinh lời càng lớn. Khi đang lựa chọn đầu tư vào một trong hai dự án cùng ngành nhưng khác nhau, dự án nào có ROI cao hơn thì nên cân nhắc nhiều hơn.

+ Có thể sử dụng để đánh giá các khoản đầu tư xem liệu có khả năng đạt mục tiêu về hiệu suất lợi nhuận không. Nên chọn các dự án mà giá trị ROI > 0 (dương ròng), tránh các dự án có giá trị ROI < 0 vì đây có thể là dự án không có sự tăng trưởng hoặc khả năng bị thua lỗ.

Các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp có xu hướng chấp nhận tỷ lệ ROI thấp để việc đầu tư ít mạo hiểm. Ngược lại, những dự án cần thu hút nhà đầu tư thì giá trị ROI sẽ khá cao, nhưng đi kèm với đó là rủi ro cũng cao. Tuy nhiên, chỉ dựa vào ROI đưa ra quyết định đầu tư là chưa đủ mà cần kết hợp với các chỉ số tài chính khác nữa.

Ngoài ra, ROI còn được dùng để đánh giá khả năng trả lãi của doanh nghiệp dựa trên hoạt động kinh doanh. Nhìn vào giá trị ROI, nhà đầu tư đo lường được tác động đòn bẩy tài chính. Lưu ý, khi đánh giá chỉ số ROI thì nên cân nhắc thời gian mua bán đối với khoản đầu tư, vì khi thời gian chênh lệch, giá trị ROI là vô nghĩa.

III. Vai trò của chỉ số ROI

Vai trò của chỉ số ROI

Tầm quan trọng của ROI trong đầu tư chứng khoán

+ Trong hoạt động marketing, ban quản trị, ban lãnh đạo của một công ty có thể đánh giá được các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị mà họ đã thực hiện để dự trù ngân sách cho các dự án khác trong tương lai. 

+ Trong kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng chỉ số ROI để đánh giá mức độ quản lý của công ty và đo lường hiệu quả đầu tư với những dự án quan trọng. Các khoản đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận hay không là một vấn đề cực kỳ đáng quan tâm, vì lợi nhuận sẽ là nguồn lực giúp cải thiện hoạt động kinh doanh của cả công ty.

+ Trong đầu tư, chỉ số ROI cũng thể hiện chi phí cơ hội, hay còn gọi là phần lợi tức mà các nhà đầu tư nhận được khi bỏ vốn để đầu tư vào công ty. Ví dụ, chủ doanh nghiệp đầu tư chứng khoán với kỳ vọng lợi nhuận hàng năm đạt ít nhất là 10%. Khi đầu tư vào một dự án khác, cũng với số tiền đó, chủ doanh nghiệp kỳ vọng thấy ROI tương tự hoặc có giá trị cao hơn.

IV. Ưu và nhược điểm của chỉ số ROI

Ưu và nhược điểm của chỉ số ROI

Đặc điểm của ROI trong quá trình đầu tư

1. Ưu điểm của ROI

+ Tính ROI không phức tạp, dễ hiểu với nhà đầu tư mới;

+ ROI cho phép doanh nghiệp theo dõi và phân tích cả dự án ngắn hạn và dài hạn, để đưa ra mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn;

+ Nhà đầu tư có thể đánh giá hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp thông qua ROI, xem họ có đi đúng hướng hay không;

+ ROI được xem như một thước đo tiêu chuẩn, khái quát về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

2. Nhược điểm của ROI

+ ROI thích hợp đánh giá dự án ngắn hạn hơn dự án dài hạn;

+ ROI không phản ánh giá trị thời gian của tiền, đồng thời cũng khó so sánh các khoản đầu tư do có một cố khoản đầu tư mất thời gian dài hơn để tạo ra lợi nhuận;

+ ROI không thể phản ánh lý do vì sao giá trị chỉ số thấp hay cao;

+ ROI không tính đến chi phí cơ hội và sự ảnh hưởng của lạm phát đến lợi nhuận đầu tư, đây đều là những yếu tố quan trọng cần xem xét;

+ Mỗi doanh nghiệp có thể có cách tính ROI khác nhau, cho nên việc so sánh các khoản đầu tư không thể chính xác;

+ ROI không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối, cho nên, cần kết hợp nhiều công cụ tài chính khác (NPV, IRR…) để xem xét mức độ hiệu quả của doanh nghiệp, nếu chỉ sử dụng ROI là không đủ;

+ Ngoài ROI thì còn rất nhiều chỉ số khác dẫn bạn đến quyết định có nên đầu tư hay không.

V. Công thức tính ROI chính xác

ROI được tính theo công thức như sau:

ROI = (Lợi nhuận ròng/Chi phí đầu tư) x 100%

Lợi nhuận ròng = Giá trị hiện tại của khoản đầu tư - chi phí đầu tư

Giá trị hiện tại của khoản đầu tư là số tiền thu được từ việc bán khoản lãi cổ phần đầu tư. Vì ROI được tính bằng tỷ lệ phần trăm nên có thể dễ dàng so sánh với lợi nhuận từ các khoản đầu tư khác, cho phép người ta đánh giá nhiều loại hình đầu tư khác nhau.

Ví dụ, một khoản đầu tư có lợi nhuận là 10 triệu và chi phí bỏ ra cũng là 10 triệu thì ROI là 1 hoặc 100%.

VI. Chỉ số ROI bao nhiêu là tốt trong đầu tư chứng khoán

Chỉ số ROI bao nhiêu là tốt trong đầu tư chứng khoán

Chỉ số ROI bao nhiêu là tối ưu nhất

Chỉ số ROI được coi là tốt sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư và thời gian cần thiết để khoản đầu tư tạo ra lợi nhuận. Giả sử trong điều kiện như nhau, các nhà đầu tư ngại rủi ro hơn có thể sẽ chấp nhận ROI thấp hơn để đổi lấy việc khoản đầu tư ít mạo hiểm. Tương tự như vậy, các khoản đầu tư mất nhiều thời gian hơn để hoàn vốn thường sẽ yêu cầu ROI cao hơn để hấp dẫn các nhà đầu tư.

Ví dụ, trong năm 2020, nhiều công ty công nghệ đã tạo ra lợi nhuận hàng năm khá cao, ROI vượt ngưỡng 10%. Trong khi đó, các công ty trong các ngành khác, chẳng hạn như công ty về năng lượng và tiện ích dịch vụ, tạo ra ROI thấp hơn nhiều và một số doanh nghiệp phải đối mặt với thua lỗ so với cùng kỳ năm 2019.

Theo thời gian, ROI trung bình của một ngành thay đổi là điều bình thường do các yếu tố thay đổi, chẳng hạn như sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, công nghệ hiện đại hơn và sở thích của người tiêu dùng cũng biến đổi theo.

Tóm lại, trước khi quyết định đầu tư vào một dự án hay lĩnh vực nào đó, bạn có thể tính trước giá trị của ROI xem khả năng sinh lời của dự án là bao nhiêu, có đáng để đầu tư hay không. Nhưng ROI cũng có rất nhiều hạn chế, nên cần kết hợp thêm các chỉ số kỹ thuật khác để quyết định của bạn trở nên đúng đắn hơn nhé. TOPI chúc bạn thông thái trong hành trình đầu tư của mình.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon