Facebook Topi

31/10/2024

ROA là gì? Mối quan hệ giữa ROA và ROE trong đầu tư chứng khoán

ROA là một trong các chỉ số quan trọng mà các nhà đầu tư chứng khoán cần quan tâm. Hãy cùng TOP tìm hiểu ý nghĩa và cách tính roa. ROA bao nhiêu là tốt nhất?

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

ROA là một trong các chỉ số cơ bản dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Thế nhưng nhiều nhà đầu tư mới chưa thực sự hiểu ROA là gì và biết cách vận dụng để tìm cổ phiếu tiềm năng.

I. ROA là gì?

ROA (Return On total Assets) là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản - Đây là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

Chỉ số ROA cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư, lượng tài sản của một doanh nghiệp. ROA của các công ty khác nhau, phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh thế nên không phải lúc nào cũng có thể dùng ROA để so sánh các doanh nghiệp với nhau. Tốt nhất là nên so ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa những công ty có sự tương đồng về thị trường ngành nghề, vốn…

Như bạn đã biết, tài sản của một công ty được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn vay, cả hai nguồn vốn này cùng tạo ra lợi nhuận và thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt bởi nó cho thấy công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên số tiền đầu tư ít hơn.

ROA là gì?

Chỉ số ROA khá quan trọng với các nhà đầu tư chứng khoán

Ví dụ: Nếu công ty A có thu nhập ròng là 20 tỷ đồng trên tổng tài sản là 100 tỷ đồng, khi đó tỷ lệ ROA của công ty là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập 20 tỷ tương tự nhưng trên tổng tài sản là 50 tỷ đồng, ROA của B sẽ là 40%. Như vậy, cùng mức lợi nhuận 10 tỷ đồng nhưng công ty B hiệu quả hơn.

Các nhà đầu tư cũng còn cần phải chú ý tới tỷ lệ lãi suất của các khoản vay mà công ty phải trả. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền đã đầu tư ra thì đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA của doanh nghiệp nếu tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là doanh nghiệp đó đang tận dụng tốt đòn bẩy tài chính.

Vì thế, các nhà quản lý doanh nghiệp luôn dựa vào ROA để phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài sản của mình để tìm hiểu xem các phương thức kinh doanh của doanh nghiệp có đang đúng hướng không. 

II. Đặc điểm của chỉ số ROA

Khi sử dụng chỉ số ROA để phân tích tài chính của doanh nghiệp, bạn cần nắm rõ ưu điểm và nhược điểm của chỉ số này.

1. Ưu điểm - Lợi ích khi dùng ROA:

Cách tính chỉ tiêu ROA đơn giản, dễ sử dụng, các nhà đầu tư mới, ít kinh nghiệm chuyên môn sâu trên thị trường cũng có thể áp dụng khi phân tích cổ phiếu.

Có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như bộ máy vận hành có tốt không.

Đặc điểm của chỉ số ROA

Cách tính chỉ số ROA đơn giản, dễ áp dụng

2. Nhược điểm - Mặt hạn chế của chỉ số ROA:

Đánh giá qua chỉ tiêu ROA không tuyệt đối, nó chỉ phản ánh một khía cạnh của doanh nghiệp và không thể bao trùm cả bức tranh tài chính của doanh nghiệp đó. Để quyết định đầu tư bạn cần kết hợp với ROE và các chỉ số khác để có cái nhìn đúng đắn hơn.

Chỉ số ROA không có ý nghĩa nếu bạn dùng để so sánh với các doanh nghiệp khác ngành. Đối với một số lĩnh vực như bảo hiểm hay tài chính ngân hàng thì chỉ số ROA trên 2% đã được xem là kinh doanh có hiệu quả. Thế nhưng đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nặng thì chỉ số ROA phải trên 10% mới được đánh giá tốt.

Do lợi nhuận của doanh nghiệp thường xuyên biến động nên tính chỉ số ROA trong thời gian ngắn sẽ không hiệu quả mà phải đặt nó trong thời gian dài.

ROA có thể bị doanh nghiệp bóp méo khi sử dụng các thủ thuật kế toán để thổi phồng lợi nhuận, thu hút nhà đầu tư.

III. Ý nghĩa của chỉ số ROA

Đối với các nhà quản lý của doanh nghiệp, tính được chỉ số ROA sẽ giúp nhận thức được tình hình kinh doanh có hiệu quả không, có sử dụng tốt các đồng vốn hay không, đồng thời so sánh doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp cùng ngành khác.

Đối với các nhà đầu tư, khi tính toán chỉ tiêu ROA của doanh nghiệp cũng là lúc nhà đầu tư tìm kiếm cổ phiếu tiềm năng. ROA càng cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt, có tiềm năng đầu tư lâu dài.

IV. ROA bao nhiêu là tốt?

Không có con số tuyệt đối cho ROA thế nên không thể trả lời được ROA bao nhiêu là tốt. Bạn cần phải xác định doanh nghiệp làm trong ngành nghề gì bởi như đã nhắc ở trên, doanh nghiệp thuộc công nghiệp nặng thường phải có chỉ tiêu ROA từ 10% trong khi ngành tài chính thì chỉ 2% đã là tốt.

Do tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam khá cao nên nhiều nhà đầu tư đặt ra tỷ lệ ROA tối thiểu phải 7.5% và kỳ vọng cổ phiếu tốt sẽ được phát hành bởi các doanh nghiệp từ 10% đến 12%. Doanh nghiệp có ROA 20% đến 22% là mức xuất sắc.

ROA bao nhiêu mới tốt còn phải phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp đối thủ và kết quả trong quá khứ. Các tiêu chí cụ thể như sau:

1. Phụ thuộc vào lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động

Ngành nghề khác nhau thường có cơ cấu tài sản khác nhau. Các ngành thép, xi măng… có tài sản cố định lớn nên ROA khá thấp. Ngược lại các ngành hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin không yêu cầu cao về tài sản cố định nên ROA thường cao. Các bạn có thể tham khảo các chỉ số như sau:

Tên công ty Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng) Tổng tài sản (tỷ đồng) ROA
CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên 1 641 10.855 5,90%
CTCP FPT 3.243 27.378 11,80%
CTCP Sữa Việt Nam – Vinamilk 10.205 36.016 28,30%

Sẽ thật khập khiễng nếu bạn so sánh ROA của các doanh nghiệp đang hoạt động ở các ngành khác nhau vì vậy cần phải chọn các công ty hoạt động trong cùng ngành để so sánh.

2. So sánh ROA với số trung bình của ngành

Doanh nghiệp nào có ROA lớn hơn so với trung bình ngành là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang quản trị tài sản hiệu quả.

Ví dụ: CTCP Thủy sản Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) có chỉ số ROA năm 2018 của VHC là 25,4%, chỉ số này cao hơn so với mức trung bình của ngành thủy sản năm 2018 là 14%. Như vậy Vĩnh Hoàn đang quản trị tài sản hiệu quả, vượt trội so với mức trung bình ngành.

So sánh ROA với số trung bình của ngành

Cần so sánh ROA giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành

3. So sánh chỉ số ROA hiện tại với quá khứ

Ngoài 2 chỉ tiêu so sánh trên, nhà đầu tư còn phải so sánh ROA của doanh nghiệp với chính nó trong quá khứ nhằm xác định công ty có đang hoạt động tốt lên hay không.

Vẫn với ví dụ trên có thể thấy Vĩnh Hoàn đang sử dụng tài sản hiệu quả hơn với chính nó trong quá khứ.

Đơn vị: Tỷ đồng 2014 2015 2016 2017 2018
Lợi nhuận sau thuế 462 320 565 604 1.442
Tổng tài sản 4.491 4.356 4.45 5.042 6.298
ROA của VHC (%)   7,20% 12,80% 12,70% 25,40%

Chỉ số ROA của Vĩnh Hoàn tăng trưởng qua các năm và luôn cao hơn so với trung bình ngành. Đây là tín hiệu rất tích cực cho thấy đây là cổ phiếu tuyệt vời để đầu tư. 

V. Cách tính ROA chính xác

Để tính ROA bạn cần áp dụng công thức sau đây:

ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường / Tổng tài sản

Cách tính ROA chính xác

Công thức tính chỉ tiêu ROA

Trong đó:

Lợi nhuận ròng, lợi nhuận sau thuế là tổng số tiền công ty nhận được sau khi trừ đi các chi phí liên quan. 

Tổng tài sản, tổng số vốn chính là toàn bộ vốn của công ty dùng để kinh doanh, gồm cả vốn đi vay và vốn chủ sở hữu

Ví dụ: Một doanh nghiệp có vốn sở hữu là 50 tỷ, lợi nhuận ròng là 10 tỷ đồng. Áp dụng công thức trên thì chỉ tiêu ROA = (10/50) ×100 = 20%.

VI. Cách sử dụng chỉ số ROA hiệu quả trong chứng khoán

Trước khi quyết định có nên đầu tư cổ phiếu của một công ty không, nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số ROA (hoặc kết hợp các chỉ số khác) để đánh giá doanh nghiệp. Trước tiên cần áp dụng công thức tính ROA để xem ROA hiện tại của doanh nghiệp và xem lại báo cáo cũ để tìm ROA trong quá khứ.

Để việc đánh giá chỉ số ROA được chính xác cần dựa vào các yếu tố: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau sẽ khác nhau:

Những công ty trong lĩnh vực công nghiệp nặng (sản xuất thép, xi măng, bê tông…) sẽ cần nhiều tài sản cố định giá trị lớn nên chỉ số ROA thường thấp.  

Những công ty ngành công nghệ thông tin, dịch vụ… không yêu cầu quá nhiều tài sản cố định nên ROA thường cao hơn. 

Nhà đầu tư nên đối chiếu ROA của doanh nghiệp với các công ty tương đồng trong cùng lĩnh vực để đưa ra nhận định, đánh giá.

Cách sử dụng chỉ số ROA hiệu quả trong chứng khoán

Chỉ tiêu ROA dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành

VII. Mối quan hệ giữa ROA và ROE

Chỉ số ROE (Return on common equity) là tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu - Đây là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.

Công thức tính ROE như sau:

ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường / Vốn cổ phần thường

Mối quan hệ giữa ROA và ROE như sau:  

Đòn bẩy tài chính = ROE / ROA = Tổng tài sản hiện có / Vốn của chủ sở hữu

Công thức này giúp nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá khả năng sử dụng vốn trong kinh doanh của mình. Nếu đòn bẩy ở mức thấp thì khả năng năng sử dụng vốn và tiềm năng phát triển của công ty rất tốt.

Doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thường cần vay vốn bên ngoài để duy trì việc kinh doanh vì vậy hộ thường đẩy mạnh ROE, giúp cho việc kinh doanh của công ty được ổn định và hiệu quả hơn.  

Mối quan hệ giữa ROA và ROE

Kết hợp ROA và ROE để phân tích doanh nghiệp tốt hơn

VIII. Những lưu ý khi sử dụng chỉ số ROA

Khi phân tích doanh nghiệp dựa theo chỉ tiêu ROA, nhà đầu tư cần lưu ý một số điều sau:

Cần đảm bảo báo cáo tài chính và các thông tin kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp công bố có độ tin cậy.

Mỗi lĩnh vực, ngành nghề sẽ có tiêu chí để nhận định chỉ số ROA tốt khác nhau thế nên không so sánh các doanh nghiệp không cùng ngành nghề.

Một doanh nghiệp nếu như có ROA tăng trưởng qua các năm thì được coi là tín hiệu tốt, đáng đầu tư, còn nếu như sự tăng giảm thất thường thì phải xem xét.

Cần kết hợp thêm các chỉ số khác như ROE và ROS cũng như đòn bẩy tài chính để đánh giá được toàn diện hơn.

Hy vọng những thông tin mà TOPI chia sẻ có thể giúp bạn hiểu được ROA là gì và cách tính ROA của doanh nghiệp để tìm ra cổ phiếu tiềm năng chính xác nhất.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon