Facebook Topi

15/11/2024

Những lý do khiến cổ phiếu bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán

Cổ phiếu bị huỷ niêm yết trên sàn chứng khoán có thể hiểu là việc cổ phiếu bị ngừng giao dịch, buộc phải rời khỏi sàn chứng khoán do tổ chức phát hành không đủ điều kiện để niêm yết cổ phiếu trên sàn nữa.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Thị trường chứng khoán có nhiều quy định để đảm bảo tính thanh khoản và công bằng của thị trường, trong đó có quy định về việc huỷ niêm yết cổ phiếu. Là một nhà đầu tư, nếu nắm giữ trong tay cổ phiếu bị huỷ niêm yết thì liệu có bị mất hết vốn? Và làm thế nào nếu rơi vào trường hợp này? 

Cổ phiếu huỷ niêm yết là gì?

Cổ phiếu bị huỷ niêm yết là những cổ phiếu bị huỷ giao dịch, không thể thực hiện việc mua/bán/trao đổi trên sàn được nữa, do công ty phát hành không còn thoả mãn được những điều kiện để được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Cổ phiếu bị huỷ niêm yết có thể bị sàn chứng khoán huỷ bắt buộc, hoặc do công ty phát hành gửi đơn huỷ niêm yết và tới thời điểm thì cổ phiếu đó bị huỷ niêm yết.

Những lý do khiến cổ phiếu bị hủy niêm yết

Sau khi bị huỷ niêm yết, cổ phiếu không thể giao dịch trên sàn HOSE hay HNX, nhưng vẫn có thể niêm yết trên sàn UPCOM với mục đích giữ được tính thanh khoản cho cổ phiếu. Các công ty chứng khoán cũng không thể thực hiện các quyền giao dịch đối với các cổ phiếu bị huỷ niêm yết.

Danh sách một số cổ phiếu bị huỷ niêm yết trên sàn HNX và sàn HOSE (cập nhật đến ngày 26/06/2024) gồm ART, CTX, DNM, DPC, DZM, KLF, L43, L61, L62, MIM, SDT, TKC, POM, QBS, SCD, APC…

Tác động của việc cổ phiếu bị huỷ niêm yết đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, việc cổ phiếu bị huỷ niêm yết có cả mặt lợi lẫn mặt hại. Trong đó:

Mặt lợi của việc huỷ niêm yết cổ phiếu có:

  • Tổ chức phát hành sẽ không cần phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về quản trị doanh nghiệp, báo cáo, công bố thông tin rộng rãi, cũng không bị giám sát chặt chẽ, chất vấn bởi các cơ quan quản lý, nhà đầu tư hay cổ đông công ty. Như vậy, các bí mật kinh doanh được giữ trọn, tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành;
  • Có cơ chế bảo vệ doanh nghiệp khỏi nguy cơ bị thâu tóm bởi các cổ đông lớn không thuộc tổ chức, bảo mật các thông tin nội bộ tốt hơn, cũng như quyền kiểm soát cổ đông và quản lý doanh nghiệp;
  • Giảm bớt các chi phí niêm yết tốn kém khi tổ chức phát hành không còn nhu cầu cần huy động vốn hay định hướng kinh doanh mới;
  • Cổ phiếu bị huỷ niêm yết tự nguyện/chủ động có thể giúp giữ vững giá trị của doanh nghiệp về giá trị giao dịch cổ phiếu, độ uy tín và cả hình ảnh thương hiệu của đơn vị trong một số trường hợp;
  • Các quyết định nội bộ loại bỏ được các thủ tục rườm rà về thời gian triệu tập, nơi tổ chức các cuộc họp, nội dung…

Những lý do khiến cổ phiếu bị hủy niêm yết

Mặt hại khi cổ phiếu bị huỷ niêm yết có:

  • Sau khi có thông báo cổ phiếu bị huỷ niêm yết thì giá trị của cổ phiếu đó sẽ giảm sâu, mất đi tính thanh khoản nhanh chóng;
  • Tổ chức phát hành gặp khó khăn trong việc tiếp cận với vốn đầu tư thông qua sàn giao dịch, mất đi một phương thức huy động vốn với chi phí linh hoạt, buộc phải vay ngân hàng với các thủ tục rườm rà và chi phí vay cao;
  • Hình ảnh thương hiệu và mức độ uy tín của doanh nghiệp với đối tác, cổ đông và khách hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng;
  • Tổ chức phát hành có thể đánh mất tính minh bạch, chuẩn mực và hiệu quả trong việc quản trị doanh nghiệp khi không còn chịu sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan Nhà nước cũng như cổ đông của tổ chức;
  • Việc nâng giá trị trường của cổ phiếu cũng không thể khiến giá trị tài sản của doanh nghiệp gia tăng.

Các lý do cổ phiếu bị huỷ niêm yết

1. Cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc

Cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc là những cổ phiếu bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước bắt buộc bị huỷ do công ty phát hành không còn có thể đáp ứng đủ điều kiện để được niêm yết trên các sở hay sàn giao dịch chứng khoán.

Những trường hợp xảy ra có thể bao gồm: đơn vị phát hành đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh từ 01 năm trở lên; đơn vị phát hành cổ phiếu bị lỗ liên tiếp trong 03 năm, số tiền lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu theo BCTC gần nhất; đơn vị phát hành cổ phiếu đã bị thu hồi giấy phép đăng ký doanh nghiệp/giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành; đơn vị phát hành bị phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; cổ phiếu không được giao dịch trong 01 năm, hoặc 90 ngày kể từ ngày chấp nhận niêm yết, cổ phiếu không được đưa vào giao dịch… Cụ thể các trường hợp này được quy định tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP và Luật Chứng khoán.

2. Cổ phiếu huỷ niêm yết tự nguyện

Cổ phiếu bị huỷ niêm yết tự nguyện hay chủ động là những cổ phiếu bị huỷ giao dịch do chính tổ chức phát hành chủ động đề nghị với Uỷ ban Chứng khoán và Sở Giao dịch Chứng khoán huỷ tư cách niêm yết trên sàn chứng khoán. 

Điều kiện huỷ niêm yết cổ phiếu tự nguyện đó là trong Đại hội đồng cổ đông, trên 50% phiếu biểu quyết đồng ý việc huỷ bỏ niêm yết cổ phiếu. Hoặc trường hợp tổ chức liên tiếp thua lỗ trong nhiều năm, vốn hoá thị trường rơi vào tình trạng trầm trọng. 

Lưu ý, ít nhất 02 năm kể từ ngày cổ phiếu được niêm yết lần đầu tiên, tổ chức phát hành mới được yêu cầu huỷ niêm yết cổ phiếu.

Nhà đầu tư cần làm gì khi cổ phiếu bị huỷ niêm yết

Khi cổ phiếu bị huỷ niêm yết, giá trị và tính thanh khoản của cổ phiếu giảm sút trầm trọng, nhiều nhà đầu tư lo lắng và rơi vào khó khăn trong việc chuyển đổi cổ phiếu đó thành tiền mặt. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, trong trường hợp này, tổ chức phát hành sẽ mua lại số cổ phiếu mà các cổ đông đang nắm giữ bằng tiền của họ hoặc thanh lý, bán tài sản để mua. 

Những lý do khiến cổ phiếu bị hủy niêm yết

Nếu không thực hiện điều này, tổ chức phát hành sẽ bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu chuyển cổ phiếu lên sàn UPCOM và tiếp tục giao dịch như bình thường. Lúc này, các cổ đông và nhà đầu tư có thể mua/bán bình thường trên đây. Hình thức này được gọi là cổ phiếu niêm yết chuyển sàn. Khi niêm yết mới trên UPCOM, giá trị của cổ phiếu có thể tăng theo, số lượng cổ phiếu mà cổ đông đang nắm giữ không bị ảnh hưởng, việc chuyển đổi thành tiền mặt được thực hiện nhanh chóng.

Trường hợp cổ phiếu bị huỷ niêm yết vì tình hình kinh doanh của tổ chức không tốt, hoặc tổ chức vi phạm quy định pháp luật, cổ phiếu sau đó sẽ tự động được đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM để giữ được tính thanh khoản.

Các cổ đông và nhà đầu tư cần cập nhật liên tục các thông tin về cổ phiếu mà mình nắm giữ. Nhận thấy dấu hiệu bất ổn, cổ phiếu có khả năng bị huỷ niêm yết do lỗi từ phía tổ chức phát hành thì bạn nên bán ngay. Chỉ giữ lại khi nhìn nhận cổ phiếu có khả năng phục hồi trong tương lai.

Nếu cổ phiếu bị huỷ niêm yết không chuyển sàn, cổ đông và nhà đầu tư phải liên hệ ngay với tổ chức phát hành để được cấp lại sổ, bán cho người khác dưới dạng thương lượng thỏa thuận hoặc bán theo chính sách thu mua lại của tổ chức.

Nhìn chung, nhà đầu tư và cổ đông không nhất thiết phải quá lo lắng khi cổ phiếu bị huỷ niêm yết. Cổ phiếu sẽ không bị huỷ giá trị, quyền sở hữu của bạn là không thay đổi, tổ chức phát hành có trách nhiệm đảm bảo việc sở hữu hợp pháp đối với cổ phiếu của nhà đầu tư. Họ có thể thu mua lại một số cổ phiếu để tái cấu trúc hoặc thâu tóm doanh nghiệp.

Tóm lại, khi cổ phiếu không còn đủ điều kiện để niêm yết trên sàn chứng khoán thì sẽ bị huỷ tư cách giao dịch hay bị huỷ niêm yết. Việc huỷ niêm yết cổ phiếu nhằm tạo môi trường đầu tư minh bạch, loại bỏ những cổ phiếu kém chất lượng, giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, có trách nhiệm với nhà đầu tư hơn. Do vậy, nhà đầu tư cũng không cần quá hoang mang nếu cổ phiếu đang nắm giữ bị huỷ niêm yết, vẫn có cách để giao dịch và chuyển đổi thành tiền mặt tùy từng trường hợp.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon