1. Chiến lược mua quỹ mở hợp lý
Đối với những bạn mới tham gia vào thị trường chứng khoán thì việc tiếp cận thị trường, làm quen với thị trường, cách đặt lệnh là một việc vô cùng quan trong. Khi các F0 mới tham gia thị trường thì chúng ta nên lựa chọn những cách thức đầu tư an toàn, chúng ta có thể bắt đầu với các quỹ ETF hay các loại quỹ mơ. Bởi những loại quỹ mở có độ an toàn khá cao, có những người quản lý quỹ nhiều kinh nghiệm, họ đã lựa chọn những cổ phiếu có tiềm năng thông qua nhiều bộ chỉ số, qua nhiều bước sàng lọc. Vì vậy khi mua quỹ mở thì bạn chỉ cần trả các khoản phí quản lý, từ đó chúng ta có thể nhìn được các danh mục đầu tư của họ, từ đó có thể tìm ra quy luật, học cách lựa chọn các mã cổ phiếu từ những người quản lý quỹ có nhiều kinh nghiệm.
Quỹ mở là một khoản đầu tư rất tiền năng và an toàn
Khi mua quỹ mở thì cũng được coi là “Đứng trên vai người khổng lồ”, bạn có thể học thêm nhiều hướng phân tích, lựa chọn mà cổ phiếu phù hợp. Qua đó bạn có thể gia tăng khả năng phân tích và có kiến thức trên thị trường tài chính.
Khi chúng ta hiểu thị trường thì bạn sẽ học được cách phân tích thị trường, phân tích các báo cáo tài chính, nắm được các thông tin vĩ mô và lựa chọn được cho mình những doanh nghiệp có thể đầu tư lâu dài.
Khi bạn đã hiểu được thị trường, nắm được quy luật thị trường thì bạn có thể mở rộng thị trường đầu tư của mình, bạn có thể lựa chọn đầu tư những mã cổ phiếu có nhiều biến động hơn, những mã cổ phiếu có tính rủi ro cao nhưng tiềm năng lớn.
2. Các bước tham gia thị trường chứng khoán
Tuần trước mình có chia sẻ về từng bước tham gia thị trường chứng khoán như khi bơi sông với tuần tự như sau:
- Tìm hiểu về thị trường, kiến thức đầu tư
- Đầu tư ETF để cảm nhận về thị trường
- Đầu tư chứng chỉ quỹ mở, để tập trung vào danh mục một số cổ phiếu được lựa chọn
- Nghiên cứu doanh nghiệp và đầu tư dài hạn
- Giao dịch trong ngày và mở rộng danh mục đầu tư
Kinh nghiệm tham đầu tư quỹ mở
Bài báo được làm thành E Magazine khá bắt mắt. Tuy nhiên một số bạn cũng có hỏi mình về cách đánh giá ETF, đánh giá chứng chỉ quỹ mở như thế nào, phức tạp quá thì các bạn bảo là em thấy ông bà ngày xưa toàn cho chuồn chuồn cắn rốn, vứt xuống ao là biết bơi tuốt. Tại AFA Capital thì bọn mình bơi có thể chậm nhưng đúng cố gắng đúng kỹ thuật. Đối với tài sản chứng chỉ quỹ thì bọn mình xây dựng chiến lược như sau:
- Phân tích các yếu tố định tính
- Thời gian hoạt động của quỹ
- Quy mô tài sản quỹ
- Chất lượng danh mục đầu tư
- Tần suất giao dịch
- Phân tích các yếu tố định lượng
- Hiệu suất sinh lời từ khi thành lập
- Hiệu suất sinh lời trong 3 năm
- Hiệu suất sinh lời trong 1 năm
- Biểu phí
- Chênh lệch với lãi suất tiết kiệm
- Độ biến động bình quân
- Các chỉ số như P/E, Sharpe Ratio
Mỗi tiêu chí thì bên mình có trọng số và sẽ review định kỳ, kết quả sẽ là mỗi chứng chỉ quỹ sẽ có điểm riêng để phù hợp với từng kế hoạch tài chính và khẩu vị rủi ro.
Theo số liệu của VWA thì hiện tại mình thấy chúng ta quá chú trọng đến yếu tố sinh lời, quan điểm của mình thì yếu tố đó quan trọng nhưng ko phải là duy nhất.
3. Các phân tích các loại quỹ mở
3.1. Các yếu tố định tính
- Thời gian hoạt động của quỹ: Thời gian hoạt động ảnh hưởng rất nhiều tới việc hình thành danh tiếng, mức độ tin cậy của quỹ đầu tư.
- Tổng tài sản quản lý: Thể hiện được uy tín của đơn vị phát hành, thể hiện được chiến lược cũng như các cơ hội đầu tư của đơn vị phát hành. Khi có tổng tài sản quản lý lớn thì đơn vị phát hành sẽ có nhiều cơ hội trong chiến lược đầu tư của mình
- Chất lượng danh mục đầu tư: Thể hiện độ minh bạch, kinh nghiệm lãnh đạo của đơn vị phát hành quỹ
- Tần suất giao dịch: Chứng chỉ quỹ này có mức độ thanh khoản như thế nào? Tần suất giao dịch ra sao?...
Đây là những yếu tố cơ bản nhằm chấm điểm khẩu vị rủi ro cho các nhà đầu tư. Thông qua những yếu tố này mà bạn có thể xác định một cách tổng quan các quỹ mà bạn muốn đầu tư.
Đánh giá quỹ bằng phương pháp định tính
3.2. Các yếu tố định lượng
Bên cạnh những yếu tố định tính thì những yếu tố định lượng cũng đóng một vài trò rất quan trọng giúp bạn đánh giá được thị trường hay quỹ mở một cách thường xuyên, không chỉ là hàng ngày, hàng tuần mà còn có thể đánh giá trong một thời gian dài.
- So sánh tiền gửi tiết kiệm so với việc đầu tư chứng chỉ quỹ
- Đánh giá các biểu phí, chúng ta có thể đánh giá các loại phí như phí quỹ lý, phí duy trì, phí mua, phí bán…
- Hiệu suất sinh lời trong ngắn hạn (1 năm), trung hạn (3 năm) hay tỷ suất sinh lời khi thành lập
- Tham khảo biến động bình quân năm so với chỉ số tham chiếu Beta. Thông qua những chỉ số này bạn có thể đánh giá mức độ rủi ro về các biến động giá của chứng chỉ quỹ
- So sánh với các chỉ số mở rộng như: chỉ số P/E, P/B
Đánh giá các quỹ mở theo phương pháo định lượng
Trên đây là những kinh nghiệm mà Topi muốn chia sẻ đến các bạn khi mới tham gia thị trường chứng khoán cũng như tìm hiểu mua quỹ mở. Mong rằng thông qua bài viết này các bạn sẽ biết cách đánh giá các quỹ một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!