Mạ vàng lên đồ vật bằng gỗ, gốm sứ, thủy tinh, kim loại… không chỉ tạo nên vẻ ngoài sang trọng mà còn giúp tăng độ bền cho vật liệu mà không tốn quá nhiều chi phí.
Thế nào là mạ vàng (xi vàng)?
Mạ vàng (có nơi gọi là xi vàng) là khái niệm dùng để chỉ việc phủ một lớp vàng mỏng lên đồ vật cần mạ. Kỹ thuật mạ vàng do nhà hóa học người Ý tên là Luigi Brugnatelli phát minh vào năm 1805.
Mạ vàng là kỹ thuật phủ vàng lên bề mặt của đồ vật
Vàng được dùng để mạ có thể là vàng 24k hoặc vàng “non” 14k, 18k hay dùng kim loại khác. Hiện nay, có nhiều công nghệ mạ vàng: Mạ điện phân, mạ Nano, mạ hóa học, mạ sơn hiệu ứng, mạ PVD… Tùy thuộc vào khả năng tài chính, tính thẩm mỹ, đặc điểm thi công,… để lựa chọn công nghệ mạ vàng phù hợp.
Người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung thường coi vàng là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng nhưng không phải ai cũng có đủ chi phí để mua sản phẩm hoàn toàn làm bằng vàng nên mạ vàng là lựa chọn hợp lý giúp làm tăng giá trị cũng như độ sang trọng của đồ vật.
Phân biệt mạ vàng và dát vàng
Nhiều người nhầm lẫn giữa kỹ thuật mạ vàng và dát vàng. Thực chất, đây là hai kỹ thuật khác nhau và cũng cho ra các sản phẩm có độ hoàn thiện, độ bền khác nhau:
Khác với mạ vàng là dùng công nghệ hiện đại để phủ lớp vàng lên sản phẩm thì dát vàng là sử dụng những lá vàng (14k, 18k hoặc 24k) được cán rất mỏng để dát vào sản phẩm một cách thủ công.
Mức độ hoàn thiện cũng như thẩm mỹ phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của thợ thủ công trong khi các sản phẩm mạ vàng thường có bề mặt trơn mịn và láng bóng, độ bền cao hơn so với dát vàng.
Sản phẩm mạ vàng có đắt không?
Sản phẩm mạ vàng có giá thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm làm từ vàng nguyên chất, do đó nó giải quyết được vấn đề chi phí cho người dùng trong khi vẫn đáp ứng giá trị thẩm mỹ và tính sang trọng, do đó những sản phẩm này thường bán rất chạy.
Ngày nay, ngoài trang sức mạ vàng, nhiều người còn có nhu cầu mạ vàng điện thoại, mạ vàng logo ô tô, viền xe hay mạ vàng các chi tiết trong gia đình, mạ vàng quà tặng để tặng cho khách hàng, đối tác…
Mạ vàng giúp tăng giá trị cho đồ vật mà không tốn nhiều chi phí
Mạ vàng có bền không?
Lớp mạ vàng trên sản phẩm không thể duy trì vĩnh viễn. Sau một thời gian sử dụng (thường là từ 3 đến 6 tháng), lớp vàng này sẽ mất dần đi do bị cọ xát hoặc tiếp xúc với mồ hôi, các loại hóa chất.
Tuy nhiên, nếu bảo quản đúng cách, người dùng có thể giữ cho lớp mạ này được bền lâu hơn và vẫn sáng đẹp sau một thời gian dài sử dụng.
Hướng dẫn bảo quản trang sức, vật phẩm mạ vàng
Nguyên lý bảo quản là phải cách ly lớp mạ vàng khỏi cọ xát, mồ hôi và hóa chất nhất có thể, do đó, bạn nên tháo các trang sức, đồng hồ mạ vàng ra trước khi tắm, rửa mặt, đi bơi… để tránh xà phòng, chất tẩy rửa hay hóa chất clo ảnh hưởng.
Không nên đeo trang sức mạ vàng khi tập thể dục bởi lúc này mồ hôi tiết ra rất nhiều, muối và các chất có trong mồ hôi sẽ làm xấu, xỉn và ăn mòn lớp vàng trên bề mặt.
Tránh để sản phẩm mạ vàng tiếp xúc với các sản phẩm dưỡng da, làm trắng, nước tẩy trang…
Nên lau bề mặt để giữ cho lớp mạ vàng bóng đẹp thế nhưng nên dùng khăn vải bông mềm và lau nhẹ nhàng để không làm xước lớp mạ, tránh lau thường xuyên.
Kỹ thuật Xi mạ vàng hiện nay
1. Mạ vàng điện phân
Đây là công nghệ mạ vàng cao cấp, được thực hiện trong bể dung dịch chứa vàng và thông qua dòng điện theo nguyên tắc điện hóa. Tức là sẽ gắn sản phẩm cần mạ vào cực âm, vàng hay kim loại mạ sẽ gắn vào cực dương, dùng dòng điện để các nguyên tử vàng bám vào cực âm, tức là bám vào sản phẩm. Phương pháp này giúp vàng bám đều, mang lại độ bóng đẹp có tính thẩm mỹ cao. Độ dày của lớp mạ vàng tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện của nguồn và thời gian mạ.
Kỹ thuật mạ vàng điện phân phổ biến
2. Mạ vàng Nano
Mạ vàng Nano là một công nghệ phun mạ vàng hiện đại, sử dụng hóa chất mạ nano để tạo lớp phủ vàng trên bề mặt vật liệu. Phương pháp này rất phù hợp cho các vật liệu không cần nhiễm điện và các đồ vật kích thước lớn, khó di chuyển như kiến trúc và nhà cửa. Tuy nhiên, mạ vàng Nano đòi hỏi nhiều nguyên liệu và nhân lực, dẫn đến chi phí cao. Trên thị trường, nhiều sản phẩm quà tặng từ các cơ sở tư nhân hoặc Trung Quốc sử dụng phương pháp này, khiến người tiêu dùng khó phân biệt giữa mạ vàng thật và mạ vàng Nano bằng mắt thường.
3. Mạ vàng PVD
Mạ vàng PVD (Physical Vapor Deposition) là công nghệ sử dụng lớp phủ nhiều tầng từ các kim loại và hợp kim như nhôm, titan, và thép để tạo ra màu sắc giống vàng. Phương pháp này cho phép tạo ra nhiều màu sắc khác nhau bằng cách kết hợp với các kim loại khác, ví dụ như ZnN cho màu vàng sáng, CrC cho màu xám hoặc vàng hồng. Các sản phẩm mạ PVD thường được sử dụng trong các khách sạn, phòng khách, và căn hộ, bao gồm tay nắm cửa, thang máy, tay vịn cầu thang, và các vật dụng trang trí. Mặc dù nhìn giống vàng thật, nhưng thực chất chúng không chứa vàng thật mà chỉ là lớp phủ PVD.
4. Mạ sơn hiệu ứng
Công nghệ mạ sơn hiệu ứng là một quy trình phức tạp, bao gồm nhiều lớp phủ khác nhau để tạo ra bề mặt có hiệu ứng đặc biệt. Quy trình này thường bắt đầu với lớp lót, tiếp theo là lớp gương tráng, sau đó phủ vàng và cuối cùng là sơn nhũ vàng. Mặc dù công nghệ này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, nhưng nó có thể không giữ được những chi tiết nhỏ, làm giảm độ sắc nét của sản phẩm.
Việc lựa chọn công nghệ mạ vàng phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu, chi phí và độ thẩm mỹ mong muốn. Lớp mạ vàng càng dày thì sản phẩm càng được bảo vệ tốt hơn khỏi các tác động từ bên ngoài và có tuổi thọ cao hơn. Hiểu rõ về từng công nghệ mạ vàng sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất.
Quy trình mạ vàng điện phân
Quy trình mạ vàng điện phân bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt vật cần mạ: Để lớp mạ trên bề mặt sản phẩm được đẹp và sáng bóng, bề mặt sản phẩm sẽ được xử lý sao cho nhẵn đều.
Cần xử lý bề mặt đồ vật thật kỹ trước khi mạ vàng
Bước 2: Mạ lót kim loại và mạ vàng: Đây là quá trình điện hóa để phủ một lớp kim loại lên bề mặt sản phẩm cần mạ. Kim loại dùng để mạ lót có thể là đồng đỏ, niken hoặc bạc, sau cùng sẽ mạ một lớp vàng lên bề mặt sản phẩm (vàng 24k hoặc 14k, 18k, 20k hoặc 22k… theo yêu cầu của khách hàng.
Bước 3: Sấy khô và phủ lớp bảo vệ: Sau khi được mạ, sản phẩm được chuyển vào lò sấy với nhiệt độ thích hợp, sấy từ 12 - 24 tiếng để khô bề mặt, sau đó phủ thêm một lớp bảo vệ đặc biệt rồi tiếp tục sấy từ 12 - 24 tiếng nữa để lớp vàng sẽ bền mãi với thời gian.
Địa chỉ cung cấp dịch vụ và bảng giá xi vàng/mạ vàng mới nhất
1. Công ty TNHH Đầu tư sản xuất TMDV XNK Tiến Phát
Địa chỉ: 39 Nhiêu Tâm, Phường 5, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0907 901 168
Website: https://ttpj.com.vn
Email: [email protected]
Thời gian làm việc: Từ 7h đến 19h - Thứ 2 đến Chủ nhật
Bảng giá dịch vụ mạ vàng:
STT |
Sản phẩm |
Giá |
1 |
Tượng phật/tượng phong thủy (20-40cm) |
300.000 - 500.000đ |
2 |
Tượng phật/tượng phong thủy (80-100cm) |
1.500.000 - 2.500.000đ |
3 |
Tượng phật/tượng phong thủy (1,5-2m) |
4.500.000 - 8.000.000đ |
4 |
Họa tiết hoa văn-hoa văn góc nội thất (40-80cm) |
150.000 - 300.000đ |
5 |
Khung gương (60-100cm) |
250.000 - 500.000đ |
6 |
Vòng cổ mạ vàng |
400.000đ/chiếc |
7 |
Bộ trang sức mạ vàng 18k |
950.000đ |
2. Tiến Thành Beauty
Địa chỉ: 81 Hùng Vương Phường 4 Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0333.116699
Website: https://tienthanhbeauty.com
Email: [email protected]
Thời gian làm việc: Từ 9h-20h - Thứ 2- thứ 7
Giá dịch vụ xi mạ vàng:
STT |
Sản phẩm |
Giá Phủ Nano |
Giá Xi mạ vàng |
1 |
Bông tai |
10.000đ |
20.000đ |
2 |
Mặt dây chuyền nhỏ |
10.000đ |
30.000đ |
3 |
Mặt dây chuyền to |
15.000đ |
40.000đ |
4 |
Nhẫn Nữ |
15.000đ |
35.000đ |
5 |
Nhẫn Nam |
20.000đ |
40.000đ |
6 |
Vòng tay |
20.000đ |
60.000đ |
7 |
Lắc tay nhỏ |
15.000đ |
40.000đ |
8 |
Lắc tay to |
20.000đ |
50.000đ |
9 |
Dây chuyền Nữ |
15.000đ |
40.000đ |
10 |
Dây chuyền Nam |
20.000đ |
50.000đ |
11 |
Dây chuyền Lớn |
30.000đ |
120.000đ |
3. CTCP Quà vàng Cao cấp Việt Nam
Địa chỉ: Số 246 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội + Số 388 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3. Thành phố Hồ Chí Minh + Số 115 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
Điện thoại: 0903681551
Website: https://goldengift.vn/
Email: [email protected]
Bảng giá dịch vụ mạ vàng logo xe hơi các hãng:
STT |
Tên hãng xe |
Đơn giá |
1 |
Honda Civic, City |
4.500.000đ |
2 |
Honda CRV |
5.000.000đ |
3 |
Hyundai |
5.000.000đ |
4 |
Mazda, KIA các loại |
4.500.000đ |
5 |
Toyota Camy 2.0 đến 3.5 |
10.000.000đ |
6 |
Toyota Vios, Altis |
6.000.000đ |
7 |
Mercedes - S class & GL class, GLS class |
25.000.000đ |
8 |
Mercedes - C và A class |
12.000.000đ |
9 |
Mercedes - E class và GLE class |
15.000.000đ |
10 |
Lexus 250, 350 |
15.000.000đ |
11 |
Lexus 460, 570 |
25.500.000đ |
12 |
Audi từ A3 - A6, dòng Q3 - Q5 |
10.000.000đ |
13 |
Audi A7, Q7 |
15.000.000đ |
14 |
Audi A8 |
25.500.000đ |
15 |
Range Rover các loại |
30.000.000đ |
16 |
Rolls-Royce các loại |
30.000.000đ |
Bảng giá mạ vàng điện thoại iPhone:
STT |
Tên điện thoại |
Đơn giá |
1 |
iPhone 11, 12 |
15.000.000đ |
2 |
iPhone 11, 12 Pro |
18.000.000đ |
3 |
iPhone 11, 12 Pro Max |
18.000.000đ |
Trên đây, TOPI đã gửi tới bạn thông tin về kỹ thuật xi mạ vàng cũng như bảng giá xi vàng/mạ vàng ô tô, điện thoại… mới nhất. Tuy nhiên, giá vàng đang biến động lớn như hiện nay có thể ảnh hưởng đến giá mạ vàng, bởi vậy, trước khi có nhu cầu mạ vàng sản phẩm, thiết bị nào, các bạn hãy liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ để có báo giá chuẩn nhất.