Năm 2021 là một năm đầy khó khăn với thị trường chứng khoán, do thế giới phát sinh nhiều vấn đề như dịch bệnh, lạm phát, các chính sách tiền tệ thay đổi. Thế nhưng, 15 “ông trùm” đứng đầu quỹ phòng hộ uy tín trên thế giới vẫn bỏ túi hơn 15.8 tỷ Đô la Mỹ. Vậy, quỹ phòng hộ là gì, vì đâu mà nó lại thu về lợi nhuận cao như thế?
1. Hedge Fund (quỹ phòng hộ) là gì?
Quỹ phòng hộ (tiếng Anh: Hedge Fund) hay quỹ tự bảo hiểm rủi ro, quỹ đối xung, quỹ phòng ngừa rủi ro là một khoản đầu tư thay thế được tạo ra để bảo vệ danh mục đầu tư khỏi biến động của thị trường, sử dụng nhiều chiến lược đan xen giúp nhà đầu tư thu về nguồn lợi nhuận chủ động. Dù thị trường có tăng giảm thất thường thì vẫn có thể tạo ra lợi nhuận tích cực.
Thông tin cơ bản về quỹ phòng hộ (hedge fund)
Cha đẻ của quỹ phòng hộ là nhà đầu tư Alfred Jones, ông đã kết hợp cả bán khống, đòn bẩy và rủi ro phân tán thông qua mối quan hệ hợp danh với những nhà đầu tư khác và chế độ đãi ngộ dựa vào hiệu suất đầu tư để kiếm lời và bảo vệ nguồn vốn của mình. Nhà đầu tư phải có giá trị tài sản ròng lớn hơn 1 triệu Đô la Mỹ mới đủ điều kiện tham gia quỹ này.
Tham khảo thêm: Quỹ đầu tư mạo hiểm là gì? 5 Quỹ đầu tư nạo hiểm lớn nhất Việt Nam
2. Lịch sử và cơ cấu hoạt động của quỹ phòng hộ
Nhà đầu tư Alfred Jones đã khai sinh ra khái niệm về quỹ dự phòng, người truyền cảm hứng cho công việc quản lý tiền vốn.
Lúc bấy giờ, ông đã huy động được nguồn vốn gấp 2.5 lần, để giảm thiểu rủi ro khi nắm giữ cổ phiếu dài hạn ông đã bán khống các cổ phiếu khác và dùng đòn bẩy tài chính để nâng cao lợi nhuận. Ông là nhà quản lý đầu tiên kết hợp cả bán khống, đòn bẩy và rủi ro phân tán thông qua mối quan hệ hợp danh với những nhà đầu tư khác và chế độ đãi ngộ dựa vào hiệu suất đầu tư.
Nguồn gốc hình thành quỹ phòng hộ trong đầu tư và tích lũy
Nguồn gốc tên gọi “phòng hộ” không phải do liên quan đến cơ quan phòng hộ, cứu nạn gì mà nó xuất phát từ cách thức thực hiện các kỹ thuật giao dịch của những nhà quản lý quỹ. Họ có thể cứu hộ tài sản đầu tư bằng một trong hai cách:
- Đầu tư dài hạn: Nếu nhà quản lý dự đoán khả năng thị trường đang có xu hướng tăng giá.
- Đầu tư ngắn hạn: Nếu nhà quản lý dự đoán thị trường có xu hướng đi xuống.
Như vậy, bất kể thị trường chứng khoán có tăng hay giảm thì quỹ phòng hộ cũng không bị ảnh hưởng mà vẫn có khả năng thu lời về.
Về mặt pháp lý, cơ cấu hoạt động của quỹ phòng hộ được thiết lập dưới dạng quan hệ đối tác hợp danh. Các khoản đầu tư vào quỹ phòng hộ có tính thanh khoản kém, thời gian khóa (thời gian đầu tư quỹ cố định) là từ 1 năm trở lên. Bạn cũng chỉ có thể rút tiền theo thời gian cố định, theo quỹ hoặc theo năm.
Quỹ phòng hộ tập trung đầu tư vào giao dịch ngoại hối, thường là các giao dịch mang tính rủi ro cao, hàng hóa và tài sản có tính thanh khoản thấp như bất động sản, cổ phiếu ngắn hạn, công cụ phái sinh, hợp đồng quyền chọn trong thời gian cụ thể.
3. Đặc điểm của quỹ phòng hộ
Để có thể tham gia vào quỹ phòng hộ thì nhà đầu tư phải đáp ứng những điều kiện sau: giá trị tài sản ròng > 1 triệu Đô la Mỹ hoặc thu nhập hàng năm (xét 2 năm liền trước đó) lớn hơn 200.000 Đô la Mỹ;
Quỹ phòng hộ có thể đầu tư vào bất cứ thứ gì, từ cổ phiếu, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản hoặc các tài sản thay thế khác…;
Để khuếch đại lợi nhuận, quỹ phòng hộ sử dụng công cụ chủ yếu chính là đòn bẩy tài chính. Vì vậy rủi ro cũng lớn hơn gấp nhiều lần;
Quỹ hedge fund tính cả phí quản lý lẫn phí hiệu quả không như các quỹ thông thường chỉ tính phí quản lý. Cấu trúc chi phí “hai hai mươi” (2&20) trong đó, 2% là phí quản lý tài sản còn 20% là phí hiệu quả (bất kỳ khoản lợi nhuận được tạo ra từ khoản đầu tư).
Đặc điểm điển hình của các quỹ phòng hộ hiện nay
4. Có nên đầu tư quỹ phòng hộ không?
Lợi ích
Sức hấp dẫn đến từ lợi nhuận cực kỳ cao: Ngay cả khi thị trường biến động tăng giảm thất thường thì các chiến lược đầu tư của quỹ vẫn có khả năng tạo ra lợi nhuận;
Danh mục rủi ro cực kỳ cân bằng và đa dạng nhằm giảm thiểu rủi ro cho các biến động;
Các nhà quản lý quỹ phòng hộ đều là những chuyên gia tài chính tài năng, có độ tin cậy rất cao.
Rủi ro
Nhà đầu tư có nguy cơ mất toàn bộ vốn khi đầu tư vào quỹ này vì khẩu vị đầu tư mạo hiểm của quỹ. Dù có dự đoán đúng về xu hướng của thị trường nhưng nếu có sự kiện rủi ro bất ngờ xảy ra thì nhà đầu tư vẫn có thể mất hết tiền đầu tư.
Tính thanh khoản của quỹ tương hỗ rất thấp, nhà đầu tư buộc phải cam kết tham gia trong một khoảng thời gian tương đối dài, ít nhất phải 1 năm trở lên.
Những lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào quỹ Hedge Fund
5. Các quỹ phòng hộ uy tín tại Việt Nam
Tuy quỹ phòng hộ rất nổi tiếng bên khu vực Âu - Mỹ nhưng mô hình đầu tư này vẫn còn khá mới ở Việt Nam, tại vì thị trường tài chính nội địa còn khá non trẻ, chưa có nhiều công cụ tài chính cần thiết.
Nếu muốn tham gia quỹ phòng hộ tại Việt Nam thì bạn có thể lựa chọn: Quỹ đầu tư của SSI, quỹ đầu tư Việt Nam, quỹ đầu tư cổ phiếu Dai-ichi life Việt Nam, quỹ đầu tư khám phá giá trị của Ngân hàng Vietinbank. Quỹ đầu tư chứng khoán Con Hổ Việt Nam (Tiger Fund)… Các đơn vị được nêu ở trên thì đều là những thương hiệu, đơn vị uy tín, có lượng khách hàng ổn định.
Xem nhanh: Quỹ đầu tư phát triển là gì? Mục đích và cách vận hành của quỹ
10 Quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới
10 Quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới (năm 2021) theo Bloomberg:
- Citadel LLC (Ken Griffin) giá trị ròng 31.2 tỷ USD
- TCI - The Children’s Investment Fund Management (Chris Hohn) giá trị ròng 27.1 tỷ USD
- SRS (Karthik Sarma)
- Millennium (Izzy Englander) giá trị ròng là 11.3 tỷ USD
- Renaissance Technologies (Jim Simons) giá trị ròng 28.1 tỷ USD
- D1 Capital Partners (Dan Sundheim) giá trị ròng 34 tỷ USD
- Point72 (Steve Cohen) giá trị ròng 26 tỷ USD
- D.E.Shaw & Co. (David Shaw) giá trị ròng 7.9 tỷ USD
- Bridgewater (Ray Dalio) giá trị ròng 19.1 tỷ USD
- Pershing Square (Bill Ackman) giá trị ròng 18.5 tỷ USD
Tóm lại, quỹ phòng hộ cực thích hợp với những nhà đầu tư có khẩu vị mạo hiểm muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình. Thời điểm hiện nay, quỹ phòng hộ đang có sự bùng nổ vào phát triển, nhà đầu tư nên nắm được quy luật vận hành của quỹ để có đủ kiến thức và phương án phù hợp khi tham gia mô hình đầu tư này.
TOPI mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc tôi sẽ luôn cập nhật những thông tin mới, bổ ích về đầu tư, tích lũy và kiến thức tài chính trên website TOPI.VN. Bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!