Facebook Topi

31/10/2024

Đánh giá các quỹ đầu tư với nhau như thế nào?

Trên thị trường có rất nhiều quỹ đầu tư khác nhau, vậy đâu là tiêu chí chung để nhà đầu tư có thể đánh giá các quỹ này? Nên lựa chọn quỹ đầu tư nào khi mới tham gia vào thị trường chứng khoán

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Trong cuốn Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall, tác giả có nhắc đến Morningstar Services, bên thứ 3 cung cấp dịch vụ đánh giá (rating) các Quỹ đầu tư trên thị trường Mỹ để khách hàng lựa chọn. Vậy hãy cùng tìm hiểu về các tiếu chí đánh giá và so sánh các quỹ trên những khía cạnh nào?

1. Chữ P đầu tiên - People

Đội ngũ quản lý quỹ là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả vượt trội của một quỹ đầu tư bất kỳ so với thị trường: những cá nhân ra quyết định đầu tư cuối cùng là ai?, họ giải quyết mâu thuẫn khi ra quyết định như thế nào?, chiến lược đầu tư của họ được hỗ trợ trực tiếp bởi những nguồn lực nào (hay nói một cách dễ hiểu là lợi thế cạnh tranh của họ) hay mức lương của những người này ảnh hưởng thế nào đến việc ra quyết định đầu tư và tính ổn định của cả đội ngũ.

Chữ P đầu tiên - People

Người quản lý quỹ đầu tư phải có kiến thức sâu rộng về thị trường

Những tiêu chí đánh giá cho từng cá nhân trong đội ngũ này bao gồm:

  • Năng lực & kinh nghiệm;
  • Tính phù hợp và cấu trúc trong hệ thống;
  • Khả năng truyền đạt thông tin;
  • Khối lượng công việc;
  • Sự gắn kết lợi ích;
  • Khẩu vị rủi ro của Key-person;
  • Tính ổn định trong đội ngũ.

Có thể thấy một quỹ có đội ngũ quản lý ăn ý, ổn định, phù hợp với chiến lược đầu tư là thứ mà khách hàng luôn cần. Muốn biết được điều này thì các nhà đầu tư nên tham gia Đại hội đồng cổ đông hàng năm của các Quỹ đầu tư và chất vấn trực tiếp ban đầu tư quỹ để tìm hiểu rõ ràng

2. Chữ P thứ 2 - Process

Quy trình ra quyết định đầu tư của các quỹ, thường được tìm thấy trong bản cáo bạch, mà kết quả của nó sẽ là danh mục đầu tư tại các thời kỳ. Để đánh giá quy trình đầu tư, chúng ta cần tìm hiểu:

Quy trình ra quyết định đầu tư

Phải có quy trình đánh giá đầu tư tỉ mỉ

- Triết lý đầu tư;

- Các giới hạn đầu tư;

- Các yếu tố được hệ thống hoá và có tính lặp lại (nếu có);

- Sự phù hợp giữa quy trình với các nguồn lực của Quỹ (giống như là quy mô quỹ càng lớn thì khó có thể tìm thấy những hàng penny ít thanh khoản trong danh mục đầu tư của họ);

- Phương pháp quản trị rủi ro của ban quản lý quỹ;

- Kỳ vọng về hiệu suất đầu tư của quy trình này trong giả định các bối cảnh thị trường khác nhau;

- Lịch sử thay đổi về phương pháp tiếp cận, phong cách đầu tư và lý do cho thay đổi đó.

Ví dụ, có Quỹ Trái phiếu SSIBF thời gian đầu khi mới mở quỹ họ có cả Cổ phiếu trong danh mục (!) hay như Quỹ Cổ phiếu TCEF gần đây mới thay đổi sang chiến lược Techcom30, đầu tư vào VN30.

3. Chữ P thứ 3 - Parent

Đơn vị chủ quản của quỹ cũng là yếu tố quan trọng khi đánh giá cả quỹ chủ động và quỹ bị động bởi nếu không có sự hỗ trợ của các tổ chức chủ quản đứng sau quỹ thì các yếu tố khác cũng khó có thể trụ vững. Họ đóng vai trò quyết định các nhân tố chính của một Quỹ đầu tư: từ năng lực quản lý, phương pháp quản trị rủi ro, tuyển dụng và sử dụng nhân tài đến các chính sách của công ty như các mức thưởng hiệu quả,…

4. Chữ P thứ 4 - Performance

Hiệu suất trong quá khứ không phải là thứ cần thiết để dự báo kết quả trong tương lai tuy nhiên nó giúp ta thêm dự kiện để đánh giá thêm nhân tố "Con người""Quy trình" nhằm trả lời câu hỏi: Liệu họ có làm như họ nói?

Các nguyên tắc được sử dụng khi đánh giá hiệu suất đầu tư:

hiệu suất đầu tư

Đảm bảo hiệu suất đầu tư cho các nhà đầu tư

  • Tỉ suất lợi nhuận phải là kết quả hợp lý đến từ quy trình đầu tư dưới từng bối cảnh thị trường. Ví dụ nếu một quỹ bluechips lại tăng trưởng đột biến trong bối cảnh thị trường ảm đạm thì cũng không phải 1 điều tốt, chứng tỏ quỹ đang làm khác quy trình được công bố;
  • Việc xem xét lợi nhuận kép trung bình năm và lợi nhuận theo năm lịch (tính tròn năm từ 1/1-31/12) tuy phổ biến nhưng không phải là chỉ tiêu hiệu quả bởi chúng phụ thuộc rất nhiều vào điểm cuối của thời gian tính toán. Thay vào đó phải xem xét qua nhiều giai đoạn để vẽ được bức tranh toàn cảnh. Các Quỹ được tham chiếu trong các giai đoạn 3 năm, 5 năm và 10 năm, thời gian xem xét càng dài thì độ tin cậy của số liệu càng cao;
  • Và điều đặc biệt quan trọng khi đánh giá hiệu suất đầu tư là chúng cần được nhìn nhận cùng với mức độ rủi ro đi kèm, đặc biệt là với các rủi ro giảm giá (Ví dụ: Sortino Ratio);
  • Tỉ suất đầu tư cần được nhìn nhận tương quan với benchmark tương ứng cũng như các Quỹ có cùng mục tiêu tỷ trọng phân bổ. Trong Bản cáo bạch của Quỹ cũng thường công bố Benchmark mà quỹ lấy làm tham chiếu.

VD: Quỹ DCDS (VF1) có Benchmark = 80% Vnindex + 20% HNX Bond Index 2 năm;

  • Ngoài ra, hiệu suất đầu tư cần được xem xét trong bối cảnh tổng tài sản quản lý có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt trong trường hợp hiệu suất kém đi do tài sản quản lý tăng lên trong khi phần lớn hiệu suất chỉ vượt trội khi quy mô nhỏ (nói đơn giản là, khi ông có 10 tỷ thì ông đánh tốt còn nav lên 100 tỷ thì lại kém).

5. Chữ P cuối cùng - Price

Performance không có ý nghĩa dự báo tương lai nhưng các loại phí mà quỹ thu thì có! Quỹ có phí càng cao càng ăn mòn đến lợi nhuận của nhà đầu tư, ngoài phí quản lý quỹ còn có các chi phí hoạt động của Quỹ cũng ảnh hưởng đáng kể.

Tỉ trọng các chữ P khi đánh giá các Quỹ

Ở đây họ không chỉ đánh giá riêng từng khía cạnh mà còn xem xét tác động qua lại giữa các khía cạnh này với nhau.

- Với Quỹ chủ động: People = Process = 45%, Parent = 10%

- Với Quỹ bị động: People = Parent = 10%, Process = 80%

Chỉ tiêu Performance được phản ánh khi Score People và Process, còn Price thì được trừ thẳng vào hệ số tính điểm.

Sau đấy họ áp các hệ số điểm này và công thức tính riêng biệt để đưa ra chỉ số xếp hạng từ Gold, Silver, Bronze hay Neutral và Negative. Chỉ các Quỹ có số liệu đầu tư ít nhất 5 năm mới được xem xét để xếp hạng.

Do đó, nên từ bây giờ khi tìm hiểu đầu tư các quỹ, các ông đừng vội so sánh tỉ suất lợi nhuận với nhau nữa  do đó khi tham gia đầu tư vào Quỹ thì nên:

  1.  Đọc Bản cáo bạch của Quỹ: cái này các Quỹ update liên tục mỗi khi có bất kì thay đổi nào, chúng ta không chỉ đọc bản cập nhật mới nhất mà còn phải đọc cả các bản trong quá khứ để xem cả lịch sử thay đổi;
  2. Tìm hiểu xem ông nào đang điều hành Quỹ, đơn vị đứng sau là ai, Quỹ này có lợi thế cạnh tranh gì so với thị trường không;
  3. Theo dõi danh mục đầu tư gần đây nhất của Quỹ thông qua các Báo cáo danh mục hàng quý.
https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon