Facebook Topi

11/01/2023

Lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam

Năm nay là năm thứ 22 kỉ niệm giao dịch chứng khoán Việt Nam. Vậy cũng đã gần 22 tuổi rồi đấy nhưng so với thế giới, chứng khoán Việt Nam vẫn đang còn khá non trẻ

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Trước khi đọc bài này, các bạn nên nhìn kỹ cái hình biểu đồ của thị trường chứng khoán từ lúc được thành lập đến giờ. Quan sát cho kỹ vì bài này sẽ liên quan đến tình hình chứng khoán Việt Nam.

1. Giai đoạn đầu thành lập

Trước tiên bạn phải biết rằng chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm là những kênh dẫn vốn cho kinh tế Việt Nam vì vậy sức khoẻ của thị trường chứng khoán thể hiện sức khoẻ của nền kinh tế Việt Nam.

Ban đầu khi khai trương thị trường chứng khoán nhà nước muốn tập trung vào hai việc:

1. Kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp tư nhân và giúp khối tư nhân huy động được vốn nhàn rỗi trong dân để phát triển kinh tế. Vì vậy luật đầu tư càng có sớm và chặt chẽ sẽ giúp nhà đầu tư tư nhân có niềm tin đầu tư bên cạnh uy tín doanh nghiệp phải xây dựng.

2. Theo những thảo thuận và hiệp ước ký kết, chúng ta cũng phải cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước (cái này bạn tự tìm hiểu nhưng ý là tạo nên công bằng trong kinh doanh vì không thể lấy vốn nhà nước đấu với doanh nghiệp tư nhân hay tư nhân nước ngoài được vì như thế doanh nghiệp tư nhân chịu sao thấu).

Sân chơi ban đầu còn sơ khai, số lượng doanh nghiệp niêm yết còn ít và cũng phải vận động nhiều một số doanh nghiệp mới gia nhập sân chơi này và cũng có doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân mãi đến giờ vẫn không chịu tham gia vì nhiều yếu tố trong đó có yếu tố tập trung xây dựng uy tín thông qua các hoạt động chia lợi nhuận. Có những doanh nghiệp nhà nước mãi chậm trễ vì còn nhiều lý do khác nhau.

Giai đoạn đầu thành lập

Giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán Việt

Bài học: nhiều người đón lõng chính sách ban đầu của nhà nước để hưởng lợi hay trục lợi ban đầu và hiện tượng này vẫn đã và đang tồn tại. Chuyện này không khó nếu bạn quan tâm đến kinh tế chính trị.

2. "Lên đỉnh”

Chính vì vậy thị trường cũng dễ dãi khi cho các doanh nghiệp tham gia sân chơi và trong một thời gian không dài thị trường chứng khoán đã bắt đỉnh vào 19/03/2007 với đỉnh là 1133 điểm sau 7 năm ra đời từ 416 điểm và có lúc xuống tận đáy 131 điểm. Từ 2005 với 258 điểm đến 2008 nhiều người bỏ ăn, bỏ việc để đua nhau ra thị trường chứng khoán canh vì chỉ có 4 năm họ có thêm 900 điểm, làm gì và lấy đâu ra để lợi nhuận tăng nhanh vậy?

Bài học: Xã hội nào cũng luôn tồn tại người cơ hội. Quan trọng là bạn “rút” khi nào? Và nhiều người tự tin sẽ kịp rút nhưng rồi rút không kịp.

Giai đoạn lập đỉnh của thị trường

3. Xuống đáy

Sự đời cái gì dễ có được, cũng dễ mất đi. Do các doanh nghiệp chưa quen với niêm yết và cung cách làm ăn trên thị trường chứng khoán là phải minh bạch thông tin mà vốn lâu nay "u u minh minh" đã quen nên sau khi bạch hoá thông tin kinh doanh và nhiều trong số đó dẫn được vốn nhưng kinh doanh không hiệu quả nên thị trường đã điều chỉnh và giảm sâu tất nhiên không thể không kể đến yếu tố không lường trước là khủng hoảng kinh tế tại Hoa Kỳ năm 2008 làm mất lòng của nhà đầu tư và thị trường giảm sâu, rất sâu và gần như xoá bỏ thành quả của nhiều năm trước đó khi bắt đáy vào ngày 24/02/2009. Mọi hy vọng của các nhà đầu tư, lướt sóng, kinh doanh cơ hội như vỡ tan vào thời điểm cay nghiệt này. Nhà đầu cơ, kẻ lướt sóng và ngay cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp nhưng thiếu ý chí lần lượt rời bỏ thị trường và chấp nhận cắt lỗ, mất vốn và mãi mãi từ bỏ thị trường khi họ đã bỏ công sức 5 năm xây dựng...

Bài học: “Hãy tham lam khi người ta hoảng sợ và hãy hoảng sợ khi người ta tham lam”

Lúc này mới biết đâu là Blue Chip thật và đâu là giả và cũng có những cổ phiếu lội ngược dòng cho đến hôm nay.

Xuống đáy

Giai đoạn suy thoái của thị trường chứng khoán

4. Bài học trên thị trường chứng khoán

Sau cơn bắt đáy đó thị trường lại quay lại quy luật của nó: quy luật của thị trường sau tháng 03 hàng năm khi các công ty thông báo kết quả kinh doanh, thị trường bắt đầu đi lên lại. Người ta vẫn thường bảo rằng tháng 5 bán và tháo chạy cũng một phần là lý do này. Bởi những thông tin tốt của nhóm Blue Chip sẽ giúp thị trường đi lên vào cuối tháng 03 hàng năm và sau đó thường bắt lại đỉnh vào tháng 4 để tháng 5 bán chốt lời và quy luật này gần như bất biến trên thế giới.

5. Ngoại lệ

Quy luật bất biến đã có một ngoại lê vào tháng 04/2020, thị trường với kỳ vọng lên lại 1.100 điểm đã bị phá tan tành bởi con Sars - Covid 2. “Đời không như là mơ và bởi vì mơ nên ban ngày vẫn mơ?”

Những thay đổi và điều chỉnh của nền kinh tế Hoa Kỳ đã phần nào có ảnh hưởng và tác động lên nền kinh tế toàn cầu. "Ai nên khôn mà không khốn một lần" (Trịnh Công Sơn). Các nhà quản lý và quản trị thị trường giờ đây đã học được nhiều bài học trong 5 năm non trẻ của thị trường chứng khoán Việt Nam, họ không còn dễ dãi nữa và đã đến lúc thắt chặt hơn thông qua các quy định: Công bố thông tin, bạch hoá chính sách, cấm giao dịch, huỷ niêm yết và thậm chí đuổi cổ những công ty lầy lội ra khỏi thị trường để giữ lại những công ty có uy tín và làm ăn chân chính.

Bài học: Muốn làm ăn lâu dài, sự chính trực luôn phải là yếu tố tiên quyết để giúp lòng tin cho thị trường.

6. Bắt đỉnh lần 3

Từ 2009 đến 12/2017, với 8 năm làm công việc thanh lý, thanh lọc và thanh toán dần những kẻ ốm yếu trên thị trường cũng bị cô lập để dẫn vốn vào những công ty, tập đoàn có uy tín và minh bạc. Chứng khoán Việt Nam lại một lần bắt đỉnh, kỳ này thời gian mất lâu hơn và bài học cũng nhiều hơn khi chính sách chặt chẽ hơn giúp doanh nghiệp bật ra được những cung cách làm việc và kinh doanh tốt hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn.

Bài học: Khi người ta khó với mình cũng là lúc mình phát triển nhiều hơn.

7. Bắt lại đáy?

Không ai dại dột huỷ đi thành quả 8 năm như vậy khi đã làm được quá nhiều việc trong 8 năm qua. Lúc này các nhà quản lý và kỹ trị họ một lần nữa điều chỉnh thị trường để giữ gìn thành quả cũng như bảo vệ lòng tin nhà đầu tư sau khi đổ tiền một lần nữa vào thị trường chứng khoán. Kết quả: thị trường tăng lên gần 1200 điểm tuy có giảm nhưng quanh quẩn ở mức trên dưới 1.000 điểm.

Bài học: Khi bên ngoài kia (thế giới) sóng gió yên tĩnh, bạn nên giữ gìn lấy thành quả của mình để tích luỹ và đợi thời cơ bằng cách tập trung toàn lực cho vốn của những nhà đầu tư tin bạn.

8. Nềm tin

Tôi tin chứng khoán Việt Nam với những cách làm của các nhà kỹ trị và quản trị đã và đang làm sẽ giữ gìn được kênh dẫn vốn cho nên kinh tế nếu bên ngoài kia không có sóng gió như cơn địa chấn kinh tế Hoa Kỳ 2008.

Bài học:

Làm nhà đầu tư chứng khoán phải có những yếu tố sau:

 Có vốn, vốn đủ lớn, đầu tư đủ dài.
 Có thông tin đầy đủ và minh bạch của phân tích cơ bản.
 Có niềm tin vào chứng khoán mình đầu tư.
 Phải đa dạng hoá đầu tư.
 Có bền bỉ vào việc đầu tư của mình.
 Biết phân tích kỹ thuật để ra vào hợp lý.
 Có kỷ luật trong giao dịch và đầu tư.
 Biết kiểm soát lòng tham.
Nên nhớ:

“The winner never quits, the quitter never wins”

Tạm dịch:

“Người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc, kẻ bỏ cuộc mãi không bao giờ chiến thắng”

Trên đây là những thông tin về lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam mà Topi mang đến cho bạn đọc. Mong rằng những thông tin sẽ cung cấp thêm cho bạn những kiến thức thị trường tài chính hữu ích. Chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/YxrKlDuu2uOQNtm78GeLH3jn2QYW8p7ZqWpWb3lN.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/yb1eTdsQWerFdzUQPOGqlSs1cz5mJ8M7eu95jxJz.jpg?w=500&h=386&v=2022https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/VvUsgRKPmOmXWi1dQ1ti9RrFRj2PQ28Nxfu0e5fv.jpg?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger