Cổ phiếu tăng trưởng là một loại cổ phiếu đáng để các nhà đầu tư nắm giữ, vì chúng hứa hẹn mang về lợi nhuận lớn trong tương lai. Vậy cách đầu tư loại cổ phiếu này ra sao, tồn tại những rủi ro thua lỗ nào? Hãy cùng TOPI tìm hiểu ngay nhé!
I. Cổ phiếu tăng trưởng là gì?
Cổ phiếu tăng trưởng (Growth stock) được hiểu là cổ phiếu của các công ty có tiềm năng tăng trưởng và phát triển, mang về lợi nhuận cao cho nhà đầu tư trong tương lai. So với mức tăng trung bình của thị trường thì cổ phiếu này vượt trội hơn, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này có tốc độ phát triển nhanh hơn mức chung của thị trường.
Tìm hiểu về cổ phiếu tăng trưởng trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
Tuy nhiên, khi có doanh thu thì thường những công ty này sử dụng để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và tái đầu tư, nên những nhà đầu tư sẽ không được chia cổ tức. Để có lợi nhuận thì nhà đầu tư phải bán đi cổ phiếu này, vì vậy, phương pháp đầu tư này mang tính rủi ro cao, nếu chẳng may công ty mà bạn lựa chọn không thuận lợi phát triển như dự định thì cổ phiếu bạn đang nắm giữ sẽ xuống giá, bán ra sẽ lỗ.
Một số loại cổ phiếu tăng trưởng mà các nhà đầu tư sẽ mua đó là cổ phiếu của công ty công nghệ, nghiên cứu sinh, cổ phiếu hàng tiêu dùng…
II. Đặc điểm của nhóm cổ phiếu tăng trưởng
Đội ngũ ban lãnh đạo có năng lực: Để có thể phát triển vượt trội thì buộc công ty đó phải có một đội ngũ ban lãnh đạo có năng lực, giỏi, có đường lối lãnh đạo và quản trị công ty tốt để tạo sự tăng trưởng cả về doanh số và lợi nhuận. Một cách để lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng đó là bạn có thể tìm hiểu về lãnh đạo của công ty đó. Hiện nay, bạn dễ dàng có thể tìm hiểu qua sự hỗ trợ của truyền thông báo chí, các trang web đầu tư tài chính cũng cập nhật thông tin về ban lãnh đạo của các công ty.
Thị trường tăng trưởng tốt: Một cổ phiếu tiềm năng khi nó có môi trường để phát triển, ở đây chính là thị trường sắp và đang trong sự phát triển của ngành. Nếu một ngành hay lĩnh vực nào đó đang có dấu hiệu bão hoà và thoái trào thì không gọi là thị trường tăng trưởng.
Người nắm giữ cổ phiếu tăng trưởng sẽ không được chia cổ tức, doanh thu thu về thì doanh nghiệp sử dụng để đi đầu tư, mở rộng quy mô, nghiên cứu thêm sản phẩm…
Tỷ suất lợi nhuận khá cao, mang lại lợi nhuận lớn nếu như nhà đầu tư nắm giữ.
Chỉ số ROE và P/E của loại cổ phiếu này rất cao, khi doanh nghiệp càng hoạt động tốt thì chúng sẽ càng tăng dần theo thời gian.
Mức vay nợ của các công ty có cổ phiếu tăng trưởng tương đương với các đối thủ cùng ngành, đồng thời họ cũng có khả năng kiểm soát nợ tốt trong suốt quá trình vận hành kinh doanh cho tới nay.
Cổ phiếu tăng trưởng thường của những doanh nghiệp nằm trong ngành công nghiệp trẻ, vì nhóm ngành này nhiều đột phá, áp dụng nhiều khoa học công nghệ tiên tiến, cho nên, họ cho ra những sản phẩm độc đáo, cạnh tranh tốt với những đối thủ lão làng của thị trường.
III. Ưu và nhược điểm của cổ phiếu tăng trưởng
1. Ưu điểm:
Lợi nhuận cao gấp 10 lần, thậm chí là theo cấp số nhân
Nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu ở mức giá tốt, khi chỉ số P/S, P/E ở mức cao.
2. Nhược điểm:
Độ rủi ro cao, chỉ một sơ suất nhẹ trong công việc kinh doanh của công ty cũng có thể khiến cổ phiếu giảm mạnh. Hoặc gặp phải khủng hoảng truyền thông cũng khiến thị giá cổ phiếu tụt xuống.
Không phải trong thời kỳ nào tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp cũng ổn định, có những doanh nghiệp tăng trưởng theo chu kỳ, tương ứng theo giá cổ phiếu cũng sẽ tăng theo giai đoạn.
Cân nhắc khi nhà đầu tư lựa chọn những mã cổ phiếu tăng tưởng để đầu tư
IV. Phương pháp lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng chính xác
Giới đầu tư đã đề ra 7 tiêu chí lựa chọn đó là CANSLIM để giúp mọi người lựa chọn được cổ phiếu tăng trưởng tốt:
C là viết tắt của Current quarterly earning per share - lợi tức trên mỗi cổ phần theo quý hiện tại, cổ phiếu tăng trưởng là những cổ phiếu có EPS tăng cao và chiếm khoảng 25% so với kỳ năm trước đó (EPS/năm ≥ 20 đến 25%).
A là viết tắt của Annual earning rate - tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp (giá trị ROE ≥ 17), một công ty có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hằng năm đều mang giá trị dương đồng thời theo chiều tăng dần thì cổ phiếu đó sẽ rất có giá.
N là viết tắt của New products, new management, new highs - nghĩa là giá cổ phiếu gắn liền với những “cái mới” của công ty, chẳng hạn như sản phẩm mới, người quản lý mới…
S là viết tắt của Supply and demand - mối quan hệ cung cầu của cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu tăng thì khối lượng giao dịch cũng sẽ tăng do tăng cầu, nhiều người muốn mua, ngược lại nếu giá cổ phiếu giảm thì tương đương khối lượng giao dịch cũng sẽ giảm.
L là viết tắt của Leader hay laggard - cổ phiếu đang dẫn đầu hay thụt lùi. Cổ phiếu dẫn đầu có nghĩa là doanh nghiệp đang ở top đầu trong ngành, lĩnh vực họ đang hoạt động, cổ phiếu thụt lùi là cổ phiếu sụt giá, liên tục lao dốc, chậm tiến.
I là viết tắt của Institutional sponsorship - doanh nghiệp thuộc thể chế tài trợ hay nói cách khác là được nhiều tổ chức bảo trợ như quỹ đầu tư, ngân hàng, công ty bảo hiểm. Nhà đầu tư nên xem xét thêm các thành tích mà doanh nghiệp đã đạt được, nội bộ có chuyển nhượng cổ phiếu hay không.
M là viết tắt của Market direction - xu hướng thị trường là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong đầu tư. Nhà đầu tư phải tìm cách xác định được xu hướng thị trường chung và dao động của các cổ phiếu được xếp vào nhóm tiềm năng.
Ngoài ra, nên chọn những cổ phiếu của công ty có mức tăng trưởng từ 2 con số, khi doanh số ổn định trong các quý thì khả năng cổ phiếu tăng giá là rất cao. Tốc độ tăng trưởng 2 con số thường bền vững hơn mức 3 con số sau đó khi đã “đạt đỉnh” tăng trưởng thì mức này sẽ chậm dần.
Không nên đầu tư những cổ phiếu được định giá quá cao, không nên chi quá nhiều tiền cho một loại chứng khoán hay cổ phiếu bất kỳ. Hãy rải rác đầu tư, đa dạng hóa danh mục, có cổ phiếu tăng trưởng thì cũng nên có cổ phiếu phòng thủ, cổ phiếu có lời bền vững, để giảm thiểu nguy cơ mất hết toàn bộ vốn khi thị trường biến động.
Những tiêu chí giúp nhà đầu tư lựa chọn mã cổ phiếu tiềm năng tối ưu nhất
V. Danh sách những mã cổ phiếu tăng trưởng tốt tại Việt Nam
Một số mã cổ phiếu tăng trưởng tốt tại Việt Nam có:
Cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng: CTG (VietinBank), BID (BIDV), VCB (Vietcombank), VIB (VP Bank), MBB (MB Bank), TCB (Techcombank), ACB (Á Châu), TPB (Tiên Phong)…
Cổ phiếu ngành y tế - dược phẩm có: DBD (Dược Bình Định), DCL (Dược Cửu Long), DMC ( Domesco), DHG (Dược Hậu Giang), DVN (Dược Việt Nam)…
Cổ phiếu ngành chứng khoán: BSI (công ty chứng khoán của BIDV), SSI (chứng khoán SSI), FTS (chứng khoán FPT), VCI (chứng khoán Bản Việt), VND (chứng khoán VnDirect), CTS (chứng khoán ngân hàng Công thương)…
Cổ phiếu ngành du lịch: DSN (công viên nước Đầm Sen), SKG (Superdong-Kiên Giang)…
Cổ phiếu ngành thép: KKC (Kim khí KKC), TNB (thép Nhà Bè), NKG (thép Nam Kim), POM (thép POMINA), HPG (thép Hòa Phát), HSG (thép Hoa Sen)…
Cổ phiếu ngành dầu khí: PGC (gas Petrolimex), NT2 (dầu khí Nhơn Trạch 2), POW (điện lực dầu khí Việt Nam), PVT (vận tải dầu khí)
Cổ phiếu ngành bán lẻ: FRT (bán lẻ kỹ thuật số FPT), AST (dịch vụ hàng không Taseco), MWG (thế giới di động)…
Cổ phiếu ngành công nghệ thông tin: FPT (công ty CP FPT), CMG (tập đoàn công nghệ CMC)…
Cổ phiếu ngành viễn thông: VGI (viettel), MFS (Mobifone), POX (viễn thông FPT)…
Trên đây là những thông tin liên quan tới cổ phiếu tăng trưởng và danh sách những cổ phiếu tăng trưởng tốt để nhà đầu tư có lựa chọn riêng cho mình. Truy cập Topi.vn để biết thêm nhiều kiến thức về đầu tư tài chính.