Facebook Topi

31/10/2024

Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? Đặc điểm và cách xác định

Vùng hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá được kỳ vọng xu hướng sẽ đảo chiều ngược lại. Vùng hỗ trợ và kháng cự giúp nhà đầu tư xác định điểm vào lệnh hợp lý, chốt lời cao.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Biến động của vùng hỗ trợ và kháng cự là cơ sở đặt lệnh mua/bán sao cho hiệu quả. Có 4 cách để xác định vùng hỗ trợ kháng cự là lấy bóng nến, sử dụng đường xu hướng, sử dụng đường MA và cách khác. Có 4 cách sử dụng vùng hỗ trợ và kháng cự để giao dịch thật hiệu quả: đặt lệnh ngay vùng hỗ trợ kháng cự, đặt lệnh ngay khi phá vỡ vùng hỗ trợ kháng cự, chờ tín hiệu đảo chiều hoặc chờ giá quay lại vùng hỗ trợ kháng cự vừa bị phá vỡ.

Vùng hỗ trợ và kháng cự là một trong những kiến thức cơ bản nhất trong giao dịch chứng khoán mà nhà đầu tư nào cũng cần phải biết. Nhưng liệu bạn đã đủ hiểu để xác định đúng vùng hỗ trợ và kháng cự để tìm kiếm điểm vào lệnh hợp lý và lời cao chưa? Xem ngay nhé!

1. Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì?

Vùng hỗ trợ (tiếng Anh: Support) là vùng giá mà ở đó sự phản ứng mức cầu trên thị trường đủ để hỗ trợ và phản kháng với mức cung thị trường, khiến giá có xu hướng tăng trở lại. Lúc này, lực mua sẽ chiếm hơn lực bán

Vùng kháng cự (tiếng Anh: Resistance) là vùng giá mà ở đó sự phản ứng mức cung trên thị trường đủ khả năng để kháng cự với mức cầu khiến giá có xu hướng giảm trở lại. Lúc này, lực bán sẽ chiếm ưu thế hơn lực mua.

Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì?

Khái niệm về vùng hỗ trợ và vùng kháng cự trong chứng khoán

Như vậy, khi giá đi lên và giảm, vùng kháng cự chính là vùng giá cao nhất trước khi tiếp tục xu hướng tăng. Tương tự với xu hướng giảm

Khi giá đi xuống và tăng, vùng hỗ trợ chính là vùng giá thấp nhất trước khi tiếp tục xu hướng tăng. Tương tự với xu hướng giảm.

Vùng hỗ trợ và kháng cự tương đương với mức giá sàn và giá trần của chứng khoán trong diễn biến giá. Hành vi vùng giá có khả năng lặp lại trong tương lai. Trong trường hợp mức hỗ trợ và kháng cự bị vỡ thì vùng giá sẽ bị thay đổi, khi đó, kháng cự chuyển thành hỗ trợ và ngược lại. 

2. Các cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Cách thứ nhất: Lấy bóng nến làm vùng hỗ trợ và kháng cự

Kháng cự và hỗ trợ không phải một mức giá cụ thể mà là một vùng giá. Tại vùng đỉnh, vùng hỗ trợ là khoảng cách giữa giá cao nhất đến giá đóng cửa hoặc giá mở cửa. Càng nhiều nến thì vùng kháng cự càng mạnh, giá khó có thể bứt phá khỏi vùng này. 

Tại vùng đáy, khoảng cách giữa giá thấp nhất đến giá đóng cửa hoặc mở cửa là vùng kháng cự. Càng nhiều nến thì vùng hỗ trợ càng mạnh, giá khó có thể giảm qua vùng này. 

Các cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Cách xác định vùng kháng cự và vùng hỗ trợ trong giao dịch chứng khoán

Cách hai: Sử dụng đường xu hướng để xác định

Vì giá của cổ phiếu biến động liên tục nên để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự ta nên dùng đường xu hướng.

Trong một xu hướng giảm của cổ phiếu, đường xu hướng giảm hay kháng cự được xác định bằng cách nối 2 đỉnh giá trong một khoảng thời gian. Giá càng gần đường kháng cự thì lực bán càng tăng.

Tương tự, trong một xu hướng tăng, đường xu hướng tăng hay đường hỗ trợ được xác định bằng cách nối 2 đáy giá trong một khoảng thời gian. Giá càng gần đường hỗ trợ thị lực mua càng tăng.

Cách ba: Dùng đường trung bình cộng (MA) để xác định

Trong ngắn hạn ta có thể sử dụng đường MA để tính. Đường MA sẽ làm phẳng các tín hiệu nhiễu của giá, khi giá nằm dưới đường trung bình ta có vùng kháng cự, còn khi giá nằm trên đường trung bình ta có vùng hỗ trợ.

Cách khác: 

Sử dụng dãy số tỷ lệ vàng Fibonacci, vùng hỗ trợ là vùng giá mà tại đó giá vượt qua vùng điểm số theo tỷ lệ, vùng kháng cự là vùng giá mà giá tại đó thấp hơn vùng điểm số theo tỷ lệ.

Hoặc có thể dùng các mức giá tròn, mức tâm lý (ví dụ 10.000 VND/cổ phiếu, 50.000 VND/cổ phiếu) làm mức hỗ trợ hoặc kháng cự.

3. Vai trò của vùng hỗ trợ và kháng cự trong đầu tư

Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự là giới hạn quan trọng trong phân tích diễn biến thị trường chứng khoán. Vậy cụ thể thì vai trò của nó là gì?

Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự là vùng giá quan trọng để nhà đầu tư cân nhắc trước khi giao dịch, chúng là mốc đánh dấu tâm lý của người chơi.

Vai trò của vùng hỗ trợ và kháng cự trong đầu tư

Xác định vùng khàng cự và hỗ trợ có vai trò quan trọng trong phân tích kỹ thuật

Là cơ sở để nhà đầu tư cắt lỗ, chốt lãi hiệu quả, cứ tuân thủ đúng nguyên tắc cắt lỗ trong vùng giới hạn là an toàn;

Giúp nhà đầu tư xác định điểm vào lệnh (Entry Point) hợp lý, chốt lời cao. Biến động của vùng hỗ trợ và kháng cự là cơ sở đặt lệnh mua/bán sao cho hiệu quả, cũng hỗ trợ nhà đầu tư dự đoán được những biến động giá khó lường trong tương lai.

4. Cách giao dịch hiệu quả với vùng hỗ trợ và kháng cự

Đặt lệnh ngay tại vùng hỗ trợ và kháng cự

Có nghĩa là đặt lệnh Buy/Buy Limit ngay tại vùng hỗ trợ và đặt lệnh Sell/Sell Limit ngay tại vùng kháng cự. Khi đặt lệnh ngay tại vùng này thì nhà đầu tư rất thường hay gặp quét Stop Loss. Vùng hỗ trợ và kháng cự vẫn hoạt động tốt nhưng vì bóng nến quét mạnh qua mức hỗ trợ/kháng cự sau đó mới đảo chiều biến lệnh nên có thể bạn đang lãi mà thành lỗ. Để giảm thiểu trường hợp này thì nhà đầu tư nên chọn các sàn môi giới uy tín và dùng nhiều công cụ và tín hiệu khác để hỗ trợ.

Chờ tín hiệu đảo chiều tại vùng hỗ trợ và kháng cự rồi mới đặt lệnh

Tín hiệu đảo chiều ở đây là tín hiệu đảo chiều thông qua các kênh giá, Breakout Trendline, tín hiệu đảo chiều của đường MA, MACD, chỉ số RSI hoặc tín hiệu đảo chiều thông qua các mô hình nến đảo chiều. Nhiều người chọn tín hiệu từ các mô hình nến đảo chiều vì tín hiệu nến đảo chiều tại đường hỗ trợ kháng cự là một tín hiệu chất lượng, nó xuất hiện sớm và có vị trí Stop Loss rõ ràng ngay trên mô hình nến.

Cách giao dịch hiệu quả với vùng hỗ trợ và kháng cự

Xác định vùng kháng cự và vùng hỗ trợ nhanh chóng

Đặt lệnh ngay khi phá vỡ vùng hỗ trợ/kháng cự

Khi thấy sự phá vỡ vùng hỗ trợ kháng cự nhà đầu tư lập tức đặt lệnh ngay. Vùng hỗ trợ bị phá => đặt ngay Sell/Sell stop.

Vùng kháng cự bị phá => đặt ngay Buy/Buy Stop.

Chờ giá quay lại vùng hỗ trợ/kháng cự vừa bị phá vỡ

Vùng hỗ trợ khi bị phá vỡ sẽ trở thành vùng kháng cự và ngược lại, kháng cự bị phá vỡ sẽ thành hỗ trợ. Vậy nên nhà đầu tư hãy chờ khi giá quay lại vùng đó (retest) thì sẽ có cơ hội.

Đừng cố vẽ thật nhiều vùng hỗ trợ và kháng cự mà nhà đầu tư nên tập trung vào các vùng gần nhất và tiềm năng nhất. Càng giàu kinh nghiệm thì vẽ đường hỗ trợ và kháng cự càng chính xác hơn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên kết hợp cùng các chỉ báo và công cụ phân tích tài chính khác để có quyết định giao dịch tốt hơn. Bạn có thể truy cập website: https://topi.vn/ để biết thêm những thông tin thú vị về tài chính cũng như thị trường chứng khoán nhé!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon