Facebook Topi

15/11/2024

Tỷ giá trung tâm là gì? Cách xác định tỷ giá trung tâm chính xác nhất

Hằng ngày NHNN sẽ đưa ra tỷ giá trung tâm khi chốt phiên giao dịch ngày trước, và các NHTM sẽ điều chỉnh tỷ giá hối đoái dựa trên tỷ giá trung tâm cộng thêm biên độ tỷ giá để thực hiện việc thực hiện kinh doanh và cung ứng dịch vụ ngoại hối liên quan.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Trong thời kỳ lạm phát tăng cao, nhiều quốc gia trên thế giới phải tiến hành điều chỉnh lãi suất nhiều lần để có thể giữ giá đồng nội tệ của họ. Việc này khiến áp lực mất giá của đồng tiền Việt Nam tăng lên đáng kể. Để ổn định tỷ giá hối đoái, Nhà nước ta đã phải thực hiện rất nhiều biện pháp, trong đó có cơ chế tỷ giá trung tâm bắt đầu thực hiện từ năm 2016 nhằm ổn định vị thế cho đồng tiền Việt, giảm thiểu Đô-la hóa.

1. Tỷ giá trung tâm là gì?

Cơ chế điều hành tỷ giá mà Việt Nam áp dụng từ năm 2016 dựa trên hai yếu tố chính là tỷ giá trung tâm và biên độ tỷ giá. 

Tỷ giá trung tâm là tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ, là tỷ giá chính thức vào giờ chốt giao dịch cuối ngày trước đó, cộng với một biên độ nhất định do Ngân hàng Nhà nước (sau đây viết tắt là NHNN) quyết định dựa trên diễn biến của thị trường, và được lấy làm tỷ giá giao dịch của ngày hôm sau.

Tính đến thời điểm hiện tại, biên độ dao động tối đa là 3%, tức là có thể giảm (-)3% hoặc tăng (+)3% tuỳ thuộc vào tình hình thị trường.

Tỷ giá trung tâm là gì?

Tìm hiểu về tỷ giá trung tâm cũng như tình hình tỷ giá trung tâm trên thị trường hiện nay

2. Lịch sử điều chỉnh tỷ giá trung tâm

Vào ngày 31/12/2015, quyết định số 2730/QĐ-NHNN được NHNN ban hành có hiệu lực từ đầu tháng 01/2016, công bố tỷ giá trung tâm giữa VND (Việt Nam Đồng) và USD (Đô-la Mỹ), tỷ giá tính chéo của VND và một số ngoại tệ khác.

NHNN quyết định áp dụng cách thức điều chỉnh tỷ giá linh hoạt thông qua tỷ giá trung tâm bắt đầu từ sau năm 2015. Vào thời điểm năm 2015, thị trường tiền tệ có nhiều diễn biến khó lường, đặc biệt phải kể đến sự kiện Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ, buộc NHNN phải phá vỡ cam kết với Thống đốc NHNN trong việc điều chỉnh tỷ giá không quá 2%/năm.

Bên cạnh đó, tình hình tài chính vào cuối năm cũng biến động tiêu cực theo xu thế của thị trường thế giới, trong đó có quyết định tăng lãi suất của FED. Chính vì vậy, NHNN đã thay đổi việc điều chỉnh tỷ giá lên xuống hằng ngày chứ không neo cứng theo năm như thời điểm 2015.

Lịch sử điều chỉnh tỷ giá trung tâm

Lịch sử tỷ giá trung tâm qua các giai đoạn của thị trường

Cách thức điều hành tỷ giá mới của NHNN vẫn đảm bảo việc biến động của tỷ giá linh hoạt theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước và thế giới, đồng thời cũng phù hợp với định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước.

Từ năm 2017, NHNN duy trì ổn định tỷ giá để phù hợp với cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, vừa ứng biến với tác động tiêu cực từ thị trường quốc tế và từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung.

Cuối năm 2017, tỷ giá trung tâm là 22,425 VND/USD, tăng 1.2% so với hồi đầu năm;

Năm 2018, tỷ giá trung tâm tăng 1.6%, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng 2.7% so với mức đầu năm;

Năm 2019, tỷ giá trung tâm là 23,155 VND/USD, tăng 1.4% so với mức cuối năm 2018.

Năm 2020, tỷ giá trung tâm ở mức 23,131 VND/USD, giảm 0,1% so với thời điểm cuối năm 2019.

Năm 2021, tỷ giá trung tâm được điều chỉnh 3 lần, ngày 08/06/2021 giảm 150 VND/USD, ngày 11/08/2021 giảm giá mua 225 VND/USD, ngày 05/11/2021, giảm giá thêm 100 VND/USD và tỷ giá trung tâm là 22,650 VND/USD.

Năm 2022, tỷ giá trung tâm vào cuối năm là 23,730 VND/USD, so với tỷ giá đầu năm là 22,920 VND/USD, tăng  3.41%.

Tỷ giá trung tâm của ngày 23/08/2023 là 23,898 VND/USD.

Xem thêm:  1 Đô bằng bao nhiêu tiền Việt? Đổi 1 USD = VND hôm nay?

3. Cơ chế vận động của tỷ giá trung tâm

Cơ chế vận động của tỷ giá trung tâm

Cơ chế vận động của tỷ giá trung tâm mà bạn cần biết

Cơ chế vận động của tỷ giá trung tâm linh hoạt và bám sát với thị trường trong nước và quốc tế. Trong pháp lệnh ngoại hối quy định, chế độ tỷ giá là thả nổi có quản lý. Việc điều hành tỷ giá ngoài các yếu tố kỹ thuật thì còn phải tính toán làm sao cho cân bằng cán cân thương mại, cân đối kinh tế vĩ mô.

Biên độ tỷ giá điều chỉnh ở mức +/-3%, và các NHTM sẽ dựa vào đó để quyết định tỷ giá giao dịch với khách hàng của mình.

NHNN sẽ đóng vai trò làm trung tâm của cơ chế điều hành tỷ giá, sử dụng dự trữ ngoại hối để điều chỉnh cung cầu thị trường ngoại hối liên ngân hàng, xác định tỷ giá trung tâm cho ngày hôm sau, tính toán tỷ trọng của các đơn vị tiền tệ và đặt phạm vi biên độ dao động hằng ngày. Điều quan trọng là NHNN luôn phải xuất hiện kịp thời vào những thời điểm tỷ giá bị định giá sai lệch quá nhiều.

4. Cách xác định tỷ giá trung tâm

Cách xác định tỷ giá trung tâm

Xác định tỷ giá trung tâm nhanh chóng và chính xác

Tỷ giá trung tâm được xác định dựa trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của đồng tiền một số nước có quan hệ thương mại, đầu tư, vay, nợ với Việt Nam, cân đối về kinh tế vĩ mô và tiền tệ, đồng thời phù hợp với mục tiêu và định hướng chính sách tiền tệ. 

Các đồng tiền được áp dụng đó là USD, EUR, Bath, CNY (Nhân dân tệ), SGD (Đô-la Sing), JPY (Yên), KRW (Won), TWN (Đài tệ).

Tỷ giá trung tâm giữa VND và USD được NHNN công bố hàng ngày, sẽ là cơ sở để các tổ chức tín dụng, CN ngân hàng nước ngoài xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán của VND và USD để thực hiện kinh doanh và cung ứng dịch vụ ngoại hối liên quan.

Để điều chỉnh tỷ giá trung tâm, NHNN sẽ điều chỉnh cung cầu trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bằng cách mua vào hoặc bán ra ngoại tệ đó. Cho đến hiện tại, biên độ tỷ giá được điều chỉnh sẽ là +-3%. Cơ chế thả nổi tỷ giá có quản lý này được cho là linh hoạt và phù hợp theo thông lệ quốc tế.

5. Những ảnh hưởng của tỷ giá trung tâm đối với nền kinh tế chung

Những ảnh hưởng của tỷ giá trung tâm đối với nền kinh tế chung

Những ảnh hướng chính của tỷ giá trung tâm tới thị trường chung

Tỷ giá trung tâm biến động hàng ngày với mức độ nhỏ nên việc lướt sóng đồng USD không hề dễ dàng, gửi tiết kiệm bằng đồng VND vẫn ổn định hơn. Chính sách tiền tệ vẫn sẽ hướng theo mục tiêu nâng cao vị thế của đồng VND và chống Đô la hoá.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng, bà Nguyễn Thị Hồng có nói, vị thế đồng VND khá tốt, người dân gửi tiền Việt sẽ được hưởng mức lãi suất ở mức 4% - 6% (tuỳ ngân hàng), ổn định hơn so với đồng ngoại tệ, cho nên, người Việt có thể an tâm gửi tiền Việt.

Về phía các doanh nghiệp, họ sẽ nhận về lợi ích “kép”.

Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ ông Bùi Quốc Dũng cho rằng, việc điều hành tỷ giá theo tỷ giá trung tâm có mức biến động hàng ngày nhỏ, không quá mạnh. Đồng thời, cơ chế thả nổi có kiểm soát sẽ giúp cho cung cầu ngoại tệ thông suốt hơn, không biến động quá mạnh như những năm trước 2015.

Mặt khác, cơ chế tỷ giá trung tâm còn tạo điều kiện thực hiện các công cụ phái sinh, mua bán kỳ hạn giữa NHNN và các tổ chức tài chính - tín dụng. Giao dịch phái sinh sẽ khiến cho thị trường ngoại hối phát triển theo hướng linh hoạt hơn, các giao dịch đẩy mạnh hơn, qua đó, giúp giảm hiện tượng “cầu ảo” ngoại tệ, không để xảy ra hiện tượng doanh nghiệp đầu cơ gây sốt ngoại tệ. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể dùng tiền mua ngoại tệ hoặc mua kỳ hạn ngoại tệ thì chi phí sẽ thấp hơn, doanh nghiệp bớt tốn chi phí hơn.

Chính sách lãi suất tiền gửi USD bằng 0% cộng thêm việc thả nổi tỷ giá khiến các NHTM giảm thiểu được áp lực quản trị. Nhiều ngân hàng giảm được chi phí trả lãi tiền gửi và tăng cơ hội mua vào lượng USD lớn hơn.

Tuy nhiên, nếu ngân hàng và doanh nghiệp có năng lực phân tích chính sách và phản ứng với thị trường kém, xem nhẹ các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì họ có thể phải chịu rủi ro tỷ giá cao hơn, thậm chí, các ngân hàng phải đối mặt với việc khó huy động được nguồn USD mới, trong khi áp lực rút tiền gửi USD gia tăng từ những khoản tiền gửi cũ đáo hạn.

Thực tế, trên toàn thế giới, không một cơ chế tỷ giá hối đoái nào là ưu việt về mọi mặt, nhưng chính sách tỷ giá linh hoạt là phương thức phổ biến được nhiều quốc gia lựa chọn để giữ ổn định tỷ giá trong xu hướng vận động chung của thị trường. Việt Nam lựa chọn điều chỉnh tỷ giá hối đoái dựa theo tỷ giá trung tâm với biên độ dao động tối đa 3% vừa ổn định giá trị đồng tiền Việt, vừa giữ vững kinh tế vi mô, hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp, củng cố niềm tin của người dân vào thị trường. Trên đây là những thông tin về tỷ giá trung tâm cũng như cách tính tỷ giá trung tâm mà TOPI mang đến cho bạn. Chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon