Sức khỏe tài chính cá nhân là loại hình sức khỏe có tầm quan trọng thứ 2 mà chúng ta cần dành thời gian và công sức để chăm sóc. Sức khỏe tài chính cá nhân giúp chúng ta có cuộc sống ổn định về tiền bạc và phát triển tốt hơn trong tương lai. Hãy cùng TOPI tìm hiểu cách nuôi dưỡng sức khỏe tiền bạc cho mình và đạt sự thịnh vượng tài chính.
Sức khỏe tài chính là gì?
Sức khỏe tài chính là một thuật ngữ nói về tình hình tài chính cá nhân của một người và bao gồm nhiều khía cạnh như: tiền tiết kiệm, tiền cho chi phí sinh hoạt, chi phí cố định, tài sản tích lũy, tài sản đầu tư…
Sức khỏe tài chính phản ánh khả năng đáp ứng các nhu cầu tài chính cho sinh hoạt và khả năng dự phòng các sự kiện bất ngờ, tiết kiệm cho mục tiêu trong tương lai. Tình hình tài chính cá nhân của mỗi người là khác nhau.
Sức khỏe tài chính là chìa khóa để có được sự thịnh vượng
Kiểm soát được sức khỏe tài chính sẽ giúp bạn tránh khỏi nợ nần, có một cuộc sống dễ chịu và tương lai vững vàng. Vì vậy, việc dành nhiều thời gian kiểm soát tài chính và xây dựng một kế hoạch tài chính của riêng mình là cần thiết để tránh cho bản thân rơi vào tình trạng mất kiểm soát khi có sự cố bất ngờ.
Vai trò của sức khỏe tài chính
Sức khỏe tài chính có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì, xây dựng chất lượng cuộc sống của con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc nuôi dưỡng được sức khỏe tài chính lành mạnh sẽ giúp cho con người có được cuộc sống an nhiên và hạnh phúc.
Trong bối cảnh con người hàng ngày đều phải đối mặt với sức ép từ cuộc sống sinh hoạt, từ nguy cơ rủi ro đến từ dịch bệnh, thiên tai, bất ổn về kinh tế, chính trị đã tạo nên yêu cầu cấp thiết phải có hiểu biết về sức khỏe tài chính cá nhân.
Cần chăm sóc sức khỏe tài chính cá nhân hàng ngày
Nếu không hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân mình và có kế hoạch quản lý, phát triển hợp lý bạn dễ rơi vào tình trạng rủi ro về tài chính khi có sự cố bất ngờ xảy ra như bệnh tật, rủi ro trong công việc, từ đó dễ rơi vào khủng hoảng đối với đời sống cá nhân.
Sức khỏe tài chính có ý nghĩa gì với bạn?
Sức khỏe tài chính là một lĩnh vực song hành với sức khỏe của bản thân bạn, nó là mối liên kết sống còn và cùng tồn tại song song. Tương tự như kiểm tra sức khỏe cá nhân định kỳ, việc kiểm tra sức khỏe tài chính sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng tài chính của bản thân mình, kịp thời phát hiện ra những điểm yếu kém và kịp thời cứu chữa hoặc phòng tránh rủi ro không đáng có.
Không phải ai cũng có thói quen kiểm soát sức khỏe tài chính cá nhân một cách rõ ràng và minh bạch. Mọi người thường chi tiêu trên những gì mình có một cách tùy ý. Có người tiết kiệm song lại quá hà khắc.
Hiểu tình hình tài chính cá nhân sẽ giúp bạn có kế hoạch rõ ràng, tự chủ về tài chính và duy trì trạng thái ổn định cũng như phát triển ví tiền của mình hướng tới một cuộc sống thoải mái hơn.
Cách hướng tới sự thịnh vượng về tài chính
Chăm sóc sức khỏe tài chính không bao giờ muộn, hãy bắt đầu ngay hôm nay với những bước cơ bản sau để hướng tới thịnh vượng về tài chính trong tương lai cho mình.
Hướng dẫn cách đặt được sự thịnh vượng tài chính
1. Tìm nền tảng hỗ trợ lập kế hoạch tài chính hoặc tìm cố vấn
Công thức bất hủ để quản lý tài chính của triệu phú T.Harv Eker để xây dựng kế hoạch tài chính cho bản thân là:
CHI PHÍ = THU NHẬP + TIẾT KIỆM
Tiết kiệm là phương pháp đầu tiên và hiệu quả để duy trì sức khỏe tài chính thay vì là hành động cuối cùng sau khi đã chi tiêu thoải mái. Nhưng tiền mặt hoặc tiền tiết kiệm sẽ giảm giá trị theo thời gian do lạm phát và trượt giá. Do vậy, hãy tìm hiểu và sử dụng một nền tảng hỗ trợ lập kế hoạch tài chính để giúp bạn phát triển khoản tiền tiết kiệm thành một khoản thu nhập mới.
TOPI - Ứng dụng đầu tư tài chính thông minh đang là nền tảng đồng hành với rất nhiều người dùng trong việc thực hiện mục tiêu tài chính hiệu quả. Với đội ngũ chuyên gia uy tín, và cộng đồng khách hàng đông đảo, bạn sẽ nhận được nhiều kinh nghiệm bổ ích cũng như có được cho mình công cụ phù hợp để quản lý sức khỏe tài chính cá nhân.
2. Hiểu rõ tình hình tài chính và mục tiêu hiện tại của bạn
Kiểm tra sức khỏe tài chính là việc bạn cần thực hiện đầu tiên ngay bây giờ.
Bước 1: hãy lập cho mình một ngân sách các khoản thu nhập đang có và các khoản chi cần thiết, sau đó đặt ra cho mình một hạn mức chi tiêu và cố gắng tuân thủ một cách tối đa đúng giới hạn, đừng để thâm hụt.
Bước 2: Lập ra quỹ dự phòng cho trường hợp khẩn cấp như ốm đau, rủi ro về công việc….
Bước 3: Hãy cắt và kiên quyết nói KHÔNG với tất cả các khoản tín dụng
Ngoài ra, bạn đừng nôn nóng đầu tư vào bất kì lĩnh vực nào mà chưa thực sự có hiểu biết và chi tiêu cho những vấn đề không có trong kế hoạch một cách thận trọng.
3. Đưa ra một kế hoạch tài chính
Đặt cho mình một kế hoạch tài chính, cố gắng thực hiện nghiêm túc, chậm rãi và đều đặn. Kế hoạch tài chính của bạn có thể bắt đầu bằng một số tiền tiết kiệm nhỏ phù hợp với tình hình thu nhập bạn có, sau đó hãy mở rộng mục tiêu lớn dần lên.
Đừng vội vàng và hấp tấp đặt ra mục tiêu quá lớn sẽ dẫn tới tình trạng chán nản và không kiên trì thực hiện.
4. Theo dõi ngân sách hàng tháng
Lập ngân sách cho thu nhập và chi tiêu hàng tháng là bước đầu tiên để cải thiện sức khỏe tài chính của bạn. Có nhiều phương pháp, trong đó 50/30/20 là một trong những phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất. Theo phương pháp này:
- 50% thu nhập của bạn được cố định cho các nhu cầu như hóa đơn, tiền thuê nhà trả góp, mua sắm tạp hóa, v.v.
- 30% thu nhập của bạn dành cho những nhu cầu như ăn uống, mua sắm, du lịch, giải trí, v.v.
- 20% thu nhập hàng tháng của bạn dành cho việc tiết kiệm và đầu tư
Bạn có thể chọn một cách tiếp cận khác hoặc điều chỉnh tỷ lệ theo thu nhập và chi phí của mình. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi ngân sách dễ dàng hơn và đảm bảo an toàn tài chính của mình.
5. Tăng thu nhập
Đôi khi, thay vì cắt giảm chi phí để tiết kiệm nhiều hơn, bạn có thể hướng tới việc tăng dòng tiền vào. Điều này sẽ giúp bạn tài trợ không chỉ cho nhu cầu mà còn cho cả mong muốn của mình. Để làm được điều này, bạn có thể:
- Đảm bảo có nguồn thu nhập chính ổn định.
- Đề xuất tăng lương từ công việc của mình.
- Bắt đầu một công việc tay trái.
- Tạo nguồn thu nhập thụ động.
6. Xây dựng quỹ khẩn cấp
Xây dựng quỹ khẩn cấp là một trong những phương pháp được khuyến nghị nhiều nhất để ưu tiên tương lai tài chính của bạn. Lý tưởng nhất là bạn nên xây dựng một quỹ có thể trang trải chi phí trong 2-3 tháng trong trường hợp mất thu nhập. Bạn có thể dễ dàng bắt đầu bằng một tài khoản tiết kiệm và thêm vào thường xuyên.
7. Điều chỉnh kế hoạch của bạn khi cần thiết
Thường xuyên theo dõi và quan sát tình hình tài chính của bạn sẽ giúp bạn nhận ra rất nhiều vấn đề và ngay lập tức điều chỉnh để không đi lệch kế hoạch đã đề ra.
Lưu ý cẩn trọng với sự thịnh vượng của mình bởi ổn định về mặt tài chính không có nghĩa là thoải mái chi tiêu. Những thói quen mua sắm ngẫu hứng sẽ gây ra cho bạn nhiều rủi ro hơn bạn nghĩ và gây ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính một cách thầm lặng.
Để đạt được tình trạng sức khỏe tài chính ổn định không phải là một việc dễ dàng song cũng không phải quá khó khăn. TOPI và đội ngũ chuyên gia lành nghề rất hân hạnh đồng hành cùng bạn chăm sóc sức khỏe tài chính hàng ngày và cùng bạn phát triển sự thịnh vượng tài chính cá nhân.