Bạn có thường gặp tình trạng giữa tháng đã tiêu hết lương, tháng nào cũng phải vay mượn nợ để thỏa mãn mức sống? Bạn có biện pháp quản lý tài chính cá nhân nhưng không thấy hiệu quả? Liệu bạn có mắc phải những sai lầm dưới đây khiến dòng tiền của mình luôn trong mức báo động không?
1. Không theo dõi thu chi cá nhân
Rất nhiều người luôn trong tình trạng không đủ tiền tiêu xài trong khi chỉ chi tiêu vào vài thứ lặt vặt không đáng kể. Trên thực tế, những khoản chi tiêu lặt vặt hàng ngày nhìn thì có vẻ không nhiều nhưng cộng dồn lại thì thành một con số khổng lồ.
Thử nghĩ xem nếu đều đặn tháng nào bạn cũng bỏ ra 500.000 đồng để mua quần áo vậy thì 12 tháng đã là 6 triệu đồng. Mà 6 triệu đó có khả năng lập một quỹ dự phòng hoặc mua được rất nhiều thứ khác thiết yếu hơn rồi.
Theo dõi chi tiêu cá nhân sẽ giúp bạn quản lý tài chính một cách tốt nhất
Bởi vậy, càng kiếm được nhiều tiền thì càng cần phải có kế hoạch quản lý tài chính cá nhân chi tiết để phân bổ nguồn lực hợp lý, tránh vung tay quá trán để rồi tới lúc không có mà xài.
2. Không có kế hoạch xây dựng quỹ dự phòng
Một số người có lối tư duy “tùy cơ ứng biến” hoặc là “đến đâu hay đến đó” nên thường bỏ qua khâu xây dựng tài chính dự phòng cho các tình huống phát sinh khẩn cấp, có thể là thất nghiệp, tai nạn hay bệnh tật bất ngờ… Lúc ấy có khả năng bạn sẽ trở tay không kịp và lâm vào nợ nần và bế tắc. Chính điều này làm tăng áp lực tài chính cho bạn và gia đình.
Hãy thành lập quỹ dự phòng tài chính nên bạn muốn quản lý tài chính một cách tốt nhất
Các chuyên gia tài chính khuyên bạn nên có quỹ dự phòng ít nhất từ 3 - 6 tháng chi phí sinh hoạt thiết yếu để khi cần có thể rút ra dùng được ngay.
3. Dính nợ xấu/lạm dụng thẻ tín dụng
Ngày nay tín dụng vô cùng được ưa chuộng trong đời sống, tuy tiện ích nhiều nhưng nó cũng là một con dao hai lưỡi khiến bạn nợ nần chồng chất lúc nào không hay. Theo thời gian, việc vay mượn cứ kéo dài khiến bạn rơi vào vòng luẩn quẩn và đến một lúc nào đó bạn không có khả năng trả nợ nữa thì sẽ thành khủng hoảng thật sự.
Hãy tránh xa những khoán nợ tín dụng, nợ xấu
Thực tế thì khi mua một món hàng bằng thẻ tín dụng bạn sẽ phải trả thêm một khoản lãi suất, khiến giá của món hàng đó cao hơn giá gốc của nó. Vì vậy, cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định thanh toán bằng tín dụng. Nếu món hàng bạn mua không mang lại lợi ích gì đồng nghĩa với việc không thể đem về thu nhập cho bạn thì đó là “nợ xấu”, bạn nên bỏ.
Còn nếu món hàng đó bạn mua với mục đích phục vụ việc kinh doanh sinh lời thì đó lại là “nợ tốt”, chắc chắn trong tương lai bạn sẽ có khả năng trả nợ số vay này với nguồn thu nhập khác.
4. Không đa dạng nguồn thu nhập
Một nguồn thu nhập cố định là cần thiết, bạn cần phải thêm 2, 3 nguồn thu khác nữa để đảm bảo mức sống tốt cho bản thân. Đề phòng trường hợp khi mất đi một nguồn thu thì bạn vẫn còn các nguồn thu khác. Nếu không, tới khi rủi ro xảy ra có thể là mất việc, bạn không có cách nào xoay sở và duy trì những chi phí thiết yếu, lúc đó bạn bắt buộc phải vay nợ và tương lai lại hụt đi một phần tiền.
Mỗi người hãy có nhiều nguồn thu nhập khác nhau
5. Không có kế hoạch chi tiêu cụ thể
Trí nhớ của con người thường chỉ có hạn, không phải ai cũng nhớ hết các khoản thu chi của bản thân. Nếu bạn không có kế hoạch chi tiêu cụ thể thì rất dễ lâm vào tình trạng tiêu tiền theo cảm hứng.
Quản lý tài chính theo kế hoạch sẽ giúp bạn ý thức được về dòng tiền của mình, trách nhiệm đối với kinh tế của bạn đồng thời cũng giúp bạn sử dụng đồng tiền một cách thông minh hơn.
Xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể
6. Không đầu tư từ sớm/đầu tư không kiểm soát
Muốn gia tăng nguồn thu nhập thì ta chỉ có thể tiết kiệm hoặc đầu tư. Nhiều người không muốn mạo hiểm chọn hình thức an toàn là gửi tiết kiệm ngân hàng và kiếm lãi suất nhỏ. Phương thức này khá bị động, tiền cũng nhanh mất giá. Đầu tư sẽ đem lại nguồn lợi nhuận tiềm năng, tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức và hiểu rõ về các lĩnh vực để đầu tư.
Rủi ro càng cao thì lãi suất càng lớn, nhưng không phải vì thế mà bạn đầu tư mất kiểm soát, cứ thấy ai đầu tư vào nhiều thì cũng lao đầu vào tham gia. Cần phải xem xét sức khỏe tài chính và tầm hiểu biết của mình để quyết định đúng đắn nhất.
Phải lên kế hoạch lập ngân sách rõ ràng cho chiến lược đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác nhau. Đầu tư ngắn hạn sẽ mang lại nguồn thu nhập cao trong thời gian ngắn nhưng bạn cũng dễ bị rơi vào rủi ro thất bại thậm chí mất luôn số tiền kiếm được.
Các chuyên gia tài phiệt lớn trên thế giới khuyên bạn nên đầu tư vào dài hạn để tối ưu hóa lượng công việc cũng như có thời gian với các chiến lược đầu tư khác nữa. Hãy luôn cân nhắc cẩn trọng khi đặt tiền của mình vào các kế hoạch đầu tư.
Quản lý tài chính cá nhân là cần thiết ở mỗi người nhưng không phải ai cũng có kỹ năng tốt để áp dụng. Khắc phục những sai lầm của bản thân và xây dựng những kế hoạch quản lý sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát tốt sức khỏe tài chính của mình hơn. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị về tài chính cá nhân tại TOPI.VN nhé!