1. Tình hình trái phiếu doanh nghiệp
Hiện nay trái phiếu đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi tính an toàn cũng như sinh lời của nó. Trong những năm gần đây, khi thị trường chứng khoán ngày một phát triển và bắt đầu bùng nổ mạnh trong năm 2021, đã có rất nhiều nhà đầu tư ra nhập vào thị trường chứng khoán, đặc biệt là trái phiếu, trong đó nổi bật có trái phiếu được phát hành bởi các công ty bất động sản.
Trái phiếu doanh nghiệp đang rất được quan tâm trên thị trường chứng khoán
Theo như số liệu thống kê của cơ quan quản lý và tổng hợp đã cho thấy, số lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang ngày càng tăng cao. Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng có nhiều biến động.
Tìm hiểu thêm: Trái phiếu là gì?
2. Trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro chính gì?
Ba loại rủi ro chính mà nhà đầu tư cần lưu tâm khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bao gồm:
Rủi ro khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
2.1. Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý liên quan đến việc trái phiếu có được phát hành hợp pháp hay không và giao dịch trái phiếu có hợp lệ không. Các nghị định 163 và nghị định 81 đã đưa ra đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã có nhiều điểm thay đổi nhằm siết chặt việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bị hạn chế quy mô cũng như tần suất phát hành trái phiếu.
Để việc phát hành trái phiếu hợp lệ, theo quy định hiện nay, cần phải có sự tham gia của đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu là các công ty chứng khoán hoặc ngân hàng, thông tin phát hành trái phiếu cần được công bố trên trang thông tin trái phiếu doanh nghiệp của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
2.2. Rủi ro tín dụng
Khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì sẽ có trường hợp doanh nghiệp phát hàng có tài sản đảm bảo, cũng có trường hợp doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo mà chỉ phát hành trái phiếu dựa trên mức độ uy tín của đơn vị phát hành. Điều này mang lại rủi ro rất lớn cho các nhà đầu tư khi mua trái phiếu doanh nghiệp.
Rủi ro tín dụng liên quan đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu hoặc khả năng mua lại trái phiếu của đơn vị phân phối theo cam kết (nếu trái phiếu được đơn vị phân phối cam kết mua lại).
2.3. Rủi ro thanh khoản
Trái phiếu phát hành thường có thời hạn từ 3 - 5 năm, có thể là ngắn hơn. Trong trường hợp nhà đầu tư không thể bán lại trái phiếu cho nhà phát hành thì sẽ gặp phải các rủi ro về thanh khoản tài sản trái phiếu.
Rủi ro thanh khoản liên quan đến việc nhà đầu tư có khả năng bán lại trái phiếu trước hạn trong trường hợp cần rút vốn gấp hay không.
Những rủi ro về tính thanh khảo của trái phiếu doanh nghiệp
3. Hệ thống chấm điểm trái phiếu doanh nghiệp của AFA Capital
AFA Capital không xếp hạng tín dụng đơn vị phát hành trái phiếu, điều đó vốn chỉ đưa ra xác suất vỡ nợ hay không? Default or Not Default. AFA Capital tập trung vào vấn đề, liệu trái phiếu này có đáng đầu tư hay không? Invest or Not Invest
Để trả lời câu hỏi đó, AFA Capital dựa vào hệ các bộ chỉ số định lượng và định tính:
Đánh giá vĩ mô về kênh đầu tư: Bao gồm các đánh giá về lạm phát, xu hướng lãi suất tiết kiệm, xu hướng lợi suất trái phiếu để trong giới hạn thời gian khách hàng đầu tư để kết luận có nên đầu tư vào.
Nghiên cứu Bản cáo bạch (OC) của tổ chức phát hành để xem kĩ mục đích phát hành và tài sản đảm bảo.
3 tháng 1 lần khi có BCTC, đều thu thập số liệu để đưa vào mô hình đánh giá, đảm bảo phát hiện và cảnh báo nhà đầu tư khi có vấn đề.
Trên đây là những thông tin cơ bản về trái phiếu doanh nghiệp cũng như những rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi mua trái phiếu doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin mà Topi mang đến sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chính xác về thị trường trái phiếu cũng như trái phiếu doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!