Phi lợi nhuận có nghĩa là bất vụ lợi, các tổ chức phi lợi nhuận thường được biết đến như các quỹ từ thiện hay tổ chức nghệ thuật cộng đồng. Mục đích hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận là hướng đến những giá trị cho cộng đồng.
1. Phi lợi nhuận là gì?
Khái niệm phi lợi nhuận (Nonprofit) là để chỉ những hoạt động, tổ chức không vì mục đích tạo ra giá trị thặng dư, thu về lợi nhuận. Nói cách khác, phi lợi nhuận là hoạt động không phân phối các quỹ thặng dư cho các cổ đông hoặc cá thể mà sẽ sử dụng quỹ này để tài trợ cho các mục đích đặt ra ban đầu, hướng đến những điều tốt đẹp cho xã hội.
Các hoạt động phi lợi nhuận thường mang tính cộng đồng và hướng đến những mục đích tạo ra các giá trị cho xã hội. Những người hoạt động chấp nhận những khoản chi phí lớn để đổi lại các giá trị khác mà họ cần.
Phi lợi nhuận được hiểu là không vì mục đích tạo ra lợi nhuận
2. Tổ chức phi lợi nhuận là gì? Điều kiện để trở thành tổ chức phi lợi nhuận
Tổ chức phi lợi nhuận (Nonprofit Organization, viết tắt là NPO) là tổ chức hoạt động không vì lợi ích của các thành viên trong tổ chức mà tạo ra lợi ích của cộng đồng hay một cá nhân cần được hỗ trợ, làm từ thiện.
Các lĩnh vực thu hút nhiều dự án phi lợi nhuận có thể kể đến như: từ thiện, môi trường, đói nghèo, phúc lợi xã hội, an sinh, phát triển cộng đồng…
Ví dụ về các tổ chức phi lợi nhuận: Hiệp hội thương mại, quỹ từ thiện, tổ chức nghệ thuật cộng đồng.
Để trở thành một tổ chức phi lợi nhuận, được chính phủ công nhận và được miễn thuế, tổ chức đó cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Tổ chức phi lợi nhuận phải được chính phủ công nhận
- Tổ chức được thành lập vì mục đích như: từ thiện, khoa học, giáo dục, tôn giáo.
- Tổ chức không được tạo ra vì lợi ích của cá nhân hoặc tư nhân nào
- Tổ chức phải có cơ quan chủ quản được bầu cử một cách dân chủ
- Phải có các điều luật nêu rõ mục đích của tổ chức và cách điều hành
- Để được miễn thuế, tổ chức phải chứng thực các điều kiện này và nộp giấy tờ phù hợp với cơ quan thuế.
3. Các hình thức tổ chức phi lợi nhuận hiện nay
3.1 Tổ chức từ thiện
Để hoạt động dưới dạng tổ chức từ thiện, ngay từ đầu phải đăng ký công ty dưới hình thức là từ thiện. Tổ chức từ thiện được miễn thuế hoàn toàn và tất cả lợi nhuận kiếm được đều phải phục vụ cho các hoạt động từ thiện đã đề ra từ trước, có thể được tổ chức như quỹ ủy thác, công ty hoặc hiệp hội.
3.2 Hình thức Hợp tác xã
Tổ chức này do nhiều cá nhân tập hợp thành, các thành viên có chung những quy định, một văn hóa rõ ràng khi theo đuổi các mục tiêu chung về văn hóa, xã hội, kinh tế và hưởng lợi ích chung của tổ chức.
3.3 Tổ chức cá nhân
Điểm khác biệt là tổ chức này có một nguồn cung cấp tài chính. Doanh thu của tổ chức đến từ các khoản tài trợ hoặc đầu tư.
3.4 Tổ chức phi chính phủ (NGO)
Được nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế tài trợ và hoạt động dưới dạng độc lập, không có liên quan đến chính phủ của bất kỳ quốc gia nào.
Có nhiều hình thức tổ chức phi lợi nhuận
3.5 Tổ chức hữu nghị anh em
Được thành lập dựa trên niềm tin, sở thích chung và mục tiêu của các thành viên (sở thích về văn hóa, xã hội hoặc mục tiêu từ thiện).
3.6 Quỹ tương hỗ
Đây là dạng tổ chức tài chính trong đó lợi nhuận thu về được tái đầu tư vào quỹ nhằm mục đích phát triển hoặc duy trì tổ chức. Quỹ tương hỗ được gây quỹ từ chính các thành viên.
3.7 Phòng thương mại
Là tổ chức do nhóm các doanh nhân tập hợp lại nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động hợp tác và đầu tư, thương mại. Quỹ được gây từ phí thu được của thành viên tại các doanh nghiệp địa phương.
3.8 Doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội có thể bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ nhằm mục đích gây quỹ cho các dự án vì cộng đồng. Doanh thu thặng dư được tái đầu tư vào tổ chức để thực hiện mục tiêu phục vụ cộng đồng.
4. Phân biệt phi lợi nhuận và không lợi nhuận
Tổ chức phi lợi nhuận và không vì lợi nhuận giống nhau là đều hướng đến mục tiêu khác ngoài lợi nhuận (mục tiêu về xã hội, cộng đồng). Tuy nhiên, hai tổ chức này không phải là một như nhiều người hiểu nhầm. Điểm khác biệt giữa hai tổ chức này như sau:
- Tổ chức phi lợi nhuận thông thường lớn hơn tổ chức không vì lợi nhuận.
- Tổ chức phi lợi nhuận có thể bao gồm ủy thác từ thiện hoặc xã hội hợp tác trong khi tổ chức không vì lợi nhuận chỉ bao gồm các câu lạc bộ, hiệp hội do tự thành lập.
- Tổ chức phi lợi nhuận là một thực thể pháp lý riêng biệt trong khi tổ chức không vì lợi nhuận không phải.
Tổ chức phi lợi nhuận hướng đến tạo ra giá trị tốt đẹp cho xã hội
5. Phân biệt phi lợi nhuận và có lợi nhuận
Tổ chức có lợi nhuận |
Tổ chức phi lợi nhuận |
|
Mục tiêu |
Thu lợi nhuận về cho tổ chức |
Mang lại lợi ích và giá trị tốt đẹp cho cộng đồng |
Hoạt động |
mọi hoạt động sẽ hướng đến tối đa hóa lợi nhuận cho chính tổ chức đó |
hoạt động để cung cấp những dịch vụ, phục vụ lợi ích của xã hội. |
Chủ sở hữu |
Tổ chức có lợi nhuận có thể là một công ty sở hữu độc quyền, một công ty hợp danh |
Tổ chức phi lợi nhuận là một hiệp hội của nhiều người (câu lạc bộ, quỹ tín thác, bệnh viện công, hiệp hội hợp tác…) |
Quản lý |
Được quản lý bởi một chủ sở hữu duy nhất hoặc một giám đốc trong trường hợp là một công ty. |
Việc quản lý có hội đồng quản trị, người được ủy thác, ủy ban hoặc cơ quan quản lý. |
Nguồn thu nhập |
Đến từ hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ |
Từ hoạt động đóng góp, đăng ký, phí thành viên, từ thiện |
Báo cáo tài chính |
Báo cáo tài chính định kỳ bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. |
Tổ chức phi lợi nhuận lập phiếu thu và thanh toán, bảng cân đối kế toán được lập vào cuối năm kế toán để biết tình hình tài chính của họ. |
6. Mục đích hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận
Các doanh nghiệp phi lợi nhuận được thành lập và đầu tư không nhằm thu về lợi nhuận cho tổ chức mà hướng mục tiêu hoạt động cung cấp giá trị nhất định có tính cộng đồng, vì xã hội. Các tổ chức phi lợi nhuận có thể chấp nhận các khoản chi phí lớn để đổi lại những giá trị khác mà họ hướng tới chứ không đơn thuần vì lợi nhuận.
Một số tổ chức mong muốn tạo ra môi trường bổ ích, lành mạnh cho cho các cá nhân, là cầu nối giữa các tầng lớp trong xã hội.
Trong một số doanh nghiệp lợi nhuận cũng có một bộ phận, dự án hoạt động phi lợi nhuận. Đây thường là dự án độc lập, có bộ phận chuyên trách, hoạt động vì nhiều mục đích như truyền thông, hoạt động cộng đồng và tạo ra nhiều giá trị lớn cho xã hội.
7. Cách thức hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận
Một số tổ chức phi lợi nhuận quy mô toàn cầu
Các tổ chức phi lợi nhuận, kể cả tổ chức từ thiện đều có cách thức hoạt động giống như các doanh nghiệp như: có quy trình tuyển dụng và giữ chân nhân viên, đảm bảo mức lương thưởng tương đồng trên thị trường lao động, đặt ra các nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể cho các vị trí, có hướng đào tạo và phát triển…
Một số tổ chức phi lợi nhuận quy mô toàn cầu rất nổi tiếng như: Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở), Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Hòa bình xanh (Greenpeace), Viện Goethe (Goethe-Institut), Quỹ Mozilla (Mozilla Foundation)...
Các tổ chức phi lợi nhuận ở Việt Nam có thể kể đến như: Tổ chức tình nguyện vì hòa bình Việt Nam, Aiesec, Giấc mơ Việt Nam, Câu lạc bộ tình nguyện HOPE, bảo hiểm phi lợi nhuận (bảo hiểm xã hội)…
Với những thông tin TOPI chia sẻ, hy vọng các bạn đã có hiểu biết rõ ràng về tổ chức phi lợi nhuận cũng như phân biệt được với các loại hình tổ chức khác. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức tài chính và đầu tư bổ ích nhé!