Facebook Topi

07/09/2023

Ngân hàng phá sản - rủi ro nào cho người gửi tiền?

Ngân hàng phá sản khi mất khả năng thanh toán và Ngân hàng Nhà nước chấm dứt mọi biện pháp cứu vãn và phục hồi ngân hàng đó. Khách hàng có tiền gửi tại ngân hàng không thể rút toàn bộ số tiền đã gửi mà chỉ có thể nhận được một số tiền bảo hiểm có giới hạn.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Rất nhiều người thắc mắc không biết ngân hàng có thể phá sản được không, và nếu như ngân hàng phá sản thì những người gửi tiền tại đó có thể nhận lại số tiền của mình hay mất trắng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về vấn đề này.

1. Ngân hàng phá sản khi nào?

Một ngân hàng được xem là phá sản trong trường hợp ngân hàng đó không còn khả năng thanh toán và không thể thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với các khách hàng của mình. Ví dụ như không có khả năng chi trả lãi suất hoặc chi phí cho các hoạt động.

Khi đó, ngân hàng được phép nộp đơn yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản theo Luật các tổ chức tín dụng 2010.

Ngân hàng phá sản khi nào?

Trường hợp ngân hàng phá sản và những điều bạn cần biết

Ngân hàng phá sản khi gặp phải một số trường hợp sau:

- Nợ xấu tích tụ: Khi một số lượng lớn các khoản vay không trả nợ hoặc không trả đủ lãi suất, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động.

- Thiếu vốn: Khi ngân hàng không có đủ vốn để đáp ứng các yêu cầu của người vay hoặc đối phó với rủi ro tài chính, họ có thể phá sản.

- Rủi ro về tài sản: Nếu các tài sản của ngân hàng mất giá hoặc trở nên không thể thực hiện được (illiquid), họ có thể không thể thanh toán các khoản nợ và dẫn đến phá sản.

- Quản lý không hiệu quả: Nếu ngân hàng không được quản lý một cách hiệu quả và có chiến lược kinh doanh không phù hợp, họ có thể gặp khó khăn tài chính.

Điều 155 của Luật các tổ chức tín dụng 2010 có ghi, chỉ khi NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt, hoặc chấm dứt việc áp dụng hoặc không tiếp tục áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn không thể thoát khỏi tình trạng phá sản thì tổ chức đó mới được làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản. Các thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có ngân hàng phá sản. Việc phá sản là điều khá khó khăn với nhiều biện pháp phục hồi và cứu vãn được thực hiện từ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Tìm hiểu thêm:  Ngân hàng Nhà nước là gì? Danh sách các ngân hàng nhà nước lớn nhất Việt Nam

2. Khi ngân hàng phá sản người gửi tiền ra sao?

Khi ngân hàng phá sản, người gửi tiền có khả năng không thể nhận lại toàn bộ số tiền mà mình đã gửi, mà chỉ nhận về khoản tiền gọi là bảo hiểm đền bù.

Trước khi tham gia gửi tiền tại ngân hàng, khách hàng sẽ được tham gia bảo hiểm tiền gửi, đảm bảo mình sẽ được hoàn trả lại tiền theo một hạn mức nhất định nếu ngân hàng phá sản (tham khảo thêm Điều 4, Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, ngoại trừ Ngân hàng Chính sách, các ngân hàng còn lại đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi cho các cá nhân có tiền gửi tại tổ chức).

Khi ngân hàng phá sản người gửi tiền ra sao?

Ngân hàng phá sản, tiền gửi ngân hàng sẽ đi đâu?

Người gửi tiền sẽ được chi trả tối đa 125 triệu đồng (mọi khoản tiền gửi cả gốc lẫn lãi). Tham khảo thêm về hạn mức bảo hiểm tiền gửi theo Quyết định 32/2001/QĐ-TTg.

Ngoài ra, khách hàng gửi tiền còn có thể nhận được tiền đền bù sau khi ngân hàng thực hiện các hoạt động thanh lý tài sản. Lưu ý, tiền thanh lý tài sản sẽ chi trả lần lượt theo trình tự: Chi phí phá sản, nợ lương, trợ cấp thôi việc, các loại bảo hiểm và quyền lợi của người lao động trước, rồi mới đến các khoản tiền gửi của khách hàng.

3. Người gửi tiền nhận lại tiền khi ngân hàng phá sản thế nào?

Người gửi tiền nhận lại tiền khi ngân hàng phá sản thế nào?

Khi ngân hàng công bố phá sàn, người gửi tiền sẽ ra sao?

Theo Nghị định 68/2013/NĐ-CP, muốn nhận tiền bảo hiểm thì người gửi tiền phải xuất trình đủ CCCD/CMND hoặc hộ chiếu còn giá trị thời hạn.

Trong trường hợp uỷ quyền cho người khác nhận tiền bảo hiểm hoặc có người thừa kế nhận tiền thì ngoài việc xuất trình giấy tờ tùy thân, họ cần phải chứng minh được việc mình được uỷ quyền hoặc thừa kế từ người được bảo hiểm tiền gửi đúng theo quy định pháp luật.

Nếu có thẻ tiết kiệm, sổ tiết kiệm thì người được bảo hiểm cũng phải xuất trình để chứng minh mình có gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Nếu mua giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành thì người được bảo hiểm tiền gửi phải xuất trình đầy đủ chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu…

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ là đơn vị lập danh sách những người gửi tiền được trả tiền bảo hiểm ứng với số tiền được trả. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ thông báo công khai về địa điểm, thời gian cũng như phương thức trả tiền bảo hiểm cho khách hàng trên ba (03) số liên tiếp của một tờ báo TW bất kỳ, một tờ báo địa phương nơi đặt trụ sở chính, các chi nhánh ngân hàng và một tờ báo điện tử. Khách hàng có tiền gửi có thể theo thông tin đó để đến địa điểm nhận lại tiền bảo hiểm.

4. Lời khuyên hữu ích khi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng

Lời khuyên hữu ích khi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng

Những lưu ý khi gửi tiền ngân hàng

Để có thể giảm thiểu rủi ro mất tiền khi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng thì bạn có thể lưu ý như sau:

Chỉ nên chọn các ngân hàng lớn và uy tín để gửi tiết kiệm lâu dài. Với những khoản tiền gửi ngắn hạn, bạn có thể cân nhắc những ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao. Nhưng muốn gửi tiền lâu dài thì bạn nên chọn những tổ chức, ngân hàng có danh tiếng tốt trên thị trường tài chính, tại Việt

Nam, có top những ngân hàng hàng đầu thuộc cổ phần Nhà nước hoặc tư nhân như VCB, Agribank, VietinBank, BIDV, Techcombank, TPBank, MBBank… Họ đều đã xây dựng được thương hiệu cho riêng mình và khá uy tín.

Lựa chọn kỳ hạn: Mặc dù, gửi tiền càng lâu thì lãi càng lớn, nhưng bạn vẫn nên cân nhắc về các kỳ hạn gửi tiền cho thật phù hợp. Nếu số tiền tiết kiệm lớn, bạn có thể chia nhỏ ra thành các khoản với kỳ hạn khác nhau để thuận tiện cho việc rút tiền cũng như linh hoạt trong đầu tư.

Lưu giữ chứng từ: Những giấy tờ liên quan đến việc chứng minh tiền gửi tại ngân hàng như thẻ tiết kiệm, sổ tiết kiệm cần phải giữ gìn an toàn và cẩn thận.  Đảm bảo chỉ có một kiểu chữ ký duy nhất vì chữ ký của bạn đối với ngân hàng có giá trị pháp lý rất cao. 

Trực tiếp gửi tiền tại quầy giao dịch. Nhiều ngân hàng cho phép khách hàng VIP không cần đến chi nhanh hay quầy để giao dịch, được phép uỷ quyền cho các cán bộ ngân hàng thực hiện các giao dịch đó. Đề phòng những trường hợp nhân viên ngân hàng không trung thực, tiền của bạn không có trên hệ thống, không có giấy tờ chứng minh cũng như không về tài khoản, hoặc bị đánh tráo hồ sơ thì nên trực tiếp tới ngân hàng thực hiện việc gửi tiền.

Đối với những ngân hàng có thể gửi tiền thông qua cây ATM thì khách hàng cần phải kiểm tra kỹ càng trước khi ra về, xem tiền đã vào tài khoản hay chưa, nhận lại hoá đơn và đứng chờ cho tới khi màn hình thông báo tiền đã được gửi thành công hoặc tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản đã nhận được tiền rồi hãy ra khỏi cây ATM.

Không nên ký sẵn các giấy tờ hoặc chứng từ liên quan đến thủ tục gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền để trống, đề phòng trường hợp nhân viên ngân hàng gian lận, điền vào mẫu trống nhằm rút tiền của khách hàng.

Với các khách hàng có gửi tiền tiết kiệm trực tuyến (online), không nên click vào những đường link lạ dẫn tới đăng nhập tài khoản ngân hàng của mình. Không tiết lộ các thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập, mã OTP cho người khác biết, luôn thoát tài khoản sau mỗi lần sử dụng hoặc đổi mật khẩu truy cập app thường xuyên.

Tóm lại, trong trường hợp ngân hàng bị phá sản thì người gửi tiền tại ngân hàng đó sẽ nhận được một khoản tiền bảo hiểm có giá trị lên đến 125 triệu đồng và không thể nhận lại toàn bộ số tiền mà mình đã gửi trong ngân hàng. Hi vọng, các thông tin mà TOPI mang lại là hữu ích đối với bạn.

Bài viết tham khảo:  Ngân hàng thương mại là gì? Top 5 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon