Lợi nhuận gộp là một chỉ số quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều theo dõi để đánh giá sức khỏe tài chính của mình. Hãy cùng nhìn sâu vào khía cạnh quan trọng của lợi nhuận gộp và khám phá những ảnh hưởng to lớn mà nó mang lại cho doanh nghiệp ngày nay.
1. Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp (Gross profit) hay còn gọi là lãi gộp là tổng lợi nhuận thu về sau khi trừ đi chi phí hàng bán đã tiêu thụ (bao gồm cả chi phí mua hàng, chi phí sản xuất, bán sản phẩm hoặc chi phí cung cấp dịch vụ).
Lợi nhuận gộp là một chỉ số quan trọng vì nó thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ việc sản xuất và bán hàng.
Nếu lợi nhuận gộp tăng, điều này có thể cho thấy công ty đang quản lý chi phí sản xuất hiệu quả hoặc có thể đang có chiến lược giá bán tốt. Ngược lại, lợi nhuận gộp bị giảm có thể là dấu hiệu của các vấn đề trong quá trình sản xuất hoặc chiến lược giá.
Lợi nhuận gộp/lãi gộp là yếu tố đánh giá hiệu quả kinh doanh
Bản chất của lãi gộp là phần lãi thu được sau khi trừ hết giá vốn hàng bán từ doanh thu thuần, thể hiện tổng thu nhập công ty kiếm được trong quá trình bán hàng, kinh doanh hàng hoá dịch vụ.
Trong bối cảnh ngày nay, khi môi trường kinh doanh đang trở nên ngày càng cạnh tranh, việc hiểu rõ và quản lý hiệu quả lợi nhuận gộp không chỉ là chìa khóa để đảm bảo sự sinh tồn của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định sự thành công và bền vững trong thời kỳ biến động.
2. Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?
Chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profit margin) được sử dụng để đánh giá hiệu suất lợi nhuận của một doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh chính.
Tỷ suất lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy phần trăm của lợi nhuận gộp trong tổng số doanh thu. Nhìn vào chỉ số này, doanh nghiệp có thể biết được mức lợi nhuận đã đáp ứng được mục tiêu và mong muốn hay chưa.
Từ đó, nhà quản trị sẽ có biện pháp đưa ra các chính sách về giá sản phẩm, các chương trình áp dụng cho bán hàng, cung cấp dịch vụ sao cho phù hợp với chi phí vốn đã bỏ ra, tối ưu hoá lợi nhuận và có khả năng mở rộng, phát triển thị trường.
Biên lợi nhuận gộp thể hiện mức lợi nhuận có đáp ứng được mong muốn không
Các chuyên gia cũng có thể sử dụng tỷ suất lợi nhuận gộp để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành, nếu doanh nghiệp nào có giá trị chỉ số này cao thì có thể họ đang kiểm soát chi phí khá tốt so với các đối thủ cạnh tranh khác.
3. Đặc điểm của lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp tập trung vào phần thu nhập và chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp. Điều này bao gồm chi phí sản xuất và chi phí hàng bán.
Lợi nhuận gộp giúp đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp trong việc sản xuất và bán hàng. Nó cho biết mức độ lợi nhuận mà doanh nghiệp giữ lại từ doanh thu sau khi đã loại bỏ các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.
Tỷ suất lợi nhuận gộp, được tính bằng cách so sánh lợi nhuận gộp với doanh thu bán hàng, là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp cũng có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả của quy trình sản xuất. Nếu chi phí sản xuất có thể được giảm, lợi nhuận gộp sẽ tăng lên, điều này có thể làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mức độ lợi nhuận gộp thường phụ thuộc vào ngành công nghiệp. Một số ngành có tính cạnh tranh cao có thể có lợi nhuận gộp thấp hơn so với những ngành có ít đối thủ cạnh tranh.
Kết quả của lợi nhuận gộp giúp so sánh hiệu suất tài chính giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc giữa các giai đoạn thời kỳ khác nhau của một doanh nghiệp.
Các chi phí như giá vật liệu đầu vào, tiền thuê nhân công, chi phí cho thiết bị, dịch vụ ngân hàng, thuê kho bãi, vận chuyển… cũng sẽ làm thay đổi lợi nhuận gộp theo một mức độ nào đó.
Để tăng lợi nhuận gộp cần giảm chi phí không thiết yếu
4. Ý nghĩa của lợi nhuận gộp
Để đánh giá một công ty hay doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không thì bạn hoàn toàn có thể dựa vào giá trị lợi nhuận gộp. Với những mô hình kinh doanh tự do, kinh doanh hộ gia đình sẽ khá khó để đánh giá do khó đo lường được lợi nhuận gộp.
Từ việc phân tích lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách và biện pháp nhằm kiểm soát và điều chỉnh các chi phí sao cho hợp lý, các khoản chi phí không cần thiết có thể cắt giảm đi để lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn.
Lợi nhuận gộp là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với những công ty có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận gộp thường được sử dụng để đo lường tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. Mức độ lợi nhuận gộp càng cao thường cho thấy doanh nghiệp có khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh.
Lợi nhuận gộp là một phần quan trọng của cấu trúc bảng cân đối kế toán và có thể giúp trong việc dự báo lợi nhuận tổng cả của doanh nghiệp khi kết hợp với các chỉ số tài chính khác.
5. Công thức và cách tính lợi nhuận gộp
Tính lãi gộp khá đơn giản theo công thức:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng
Trong đó:
Doanh thu thuần là toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp từ việc bán hàng và cung cấp sản phẩm dịch vụ. Tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. Các khoản giảm trừ doanh thu có thể kể đến như thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ và một số khoản chiết khấu, khoản giảm giá, hàng đổi trả…
Giá vốn hàng bán là chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất, chi phí kho hàng - bến bãi, chi phí quảng bá sản phẩm/dịch vụ… tức là mọi chia phí liên quan đến hàng hoá dịch vụ.
Sau khi tính được lợi nhuận gộp, ta có thể xác định tỷ suất lợi nhuận gộp theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu x 100%
Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận gộp càng lớn thì tức là lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đó càng cao.
Biên lợi nhuận càng lớn thì lãi càng cao
6. Phân biệt lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng
Tiêu chí | Lãi gộp | Lãi ròng |
Định nghĩa | Là phần lợi nhuận thu được sau khi trừ đi toàn bộ chi phí sản xuất, bán hàng và dịch vụ | Là phần lợi nhuận thu được sau khi trừ chi phí hoạt động, thuế và lãi vay trong một khoảng thời gian nhất định |
Tính chất | Lợi nhuận trước thuế | Lợi nhuận sau thuế |
Các yếu tố ảnh hưởng | Giá vốn hàng hoá và dịch vụ như chi phí thu mua nguyên vật liệu, chi phí lương công nhân, chi phí vận chuyển và nhập kho Hao hụt chi phí trong sản xuất và bán hàng hoá, dịch vụ |
Các chi phí hoạt động của doanh nghiệp Giá gốc hàng bán và dịch vụ Thuế TNDN |
Ý nghĩa | Thể hiện hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, để từ đó, nhà quản trị có thể định hướng giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn; Đo lường tính cạnh tranh trong ngành vì có thể so sánh các doanh nghiệp cùng ngành với nhau; Đánh giá được về nhu cầu của thị trường về sản phẩm và dịch vụ công ty |
Giúp nhà đầu tư đánh giá và đưa ra quyết định, nhờ xem xét tốc độ tăng trưởng của lãi ròng; Công cụ đánh giá của ngân hàng và tổ chức tín dụng, lãi ròng càng cao thì khả năng được duyệt vay của doanh nghiệp càng lớn; Giúp nhà quản trị đánh giá tình hình lợi nhuận sau thuế để có kế hoạch thu về doanh thu lớn nhất |
Cách tính | Khấu trừ giá vốn hàng bán từ doanh thu thuần | Khấu trừ toàn bộ chi phí từ tổng doanh thu |
7. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận gộp
Những yếu tố chính ảnh hưởng tới lợi nhuận gộp
Giá bán hàng hoá và dịch vụ, gồm những chi phí liên quan đến thu mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý và vận chuyển hàng hoá… Khi giá vốn hàng hoá và dịch vụ tăng thì lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm, vì vậy, nếu doanh nghiệp không tìm cách tối ưu hoá chi phí thì lợi nhuận gộp sẽ càng giảm, doanh nghiệp không thể tăng giá bán sản phẩm hay dịch vụ để bù đắp các chi phí tăng cao.
Doanh thu từ việc bán hàng tăng thì lợi nhuận gộp của doanh nghiệp cũng tăng, trong trường hợp giá vốn hàng hoá và dịch vụ không tăng quá nhiều hoặc có phần giảm bớt. Nếu như doanh nghiệp có thể tăng giá bán hàng hoá, dịch vụ một cách hợp lý thì có thể vừa tối ưu hoá quá trình sản xuất vừa giảm chi phí giá vốn hàng hoá.
Các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất- kinh doanh ví dụ: chi phí sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ, tiền lương nhân viên sản xuất, máy móc thiết bị nhà xưởng, chi phí quản lý, quảng cáo, truyền thông, bán hàng, giảm giá khuyến mãi, giao hàng, vận hành bảo trì sửa chữa, tiền thuê mặt bằng… Các chi phí này càng gia tăng thì lợi nhuận gộp càng giảm.
Quản lý rủi ro và cải thiện hiệu suất cũng có tác động tích cực đến lợi nhuận gộp. Theo đó, các nhà quản trị có thể nhận biết và tìm cách cải thiện, phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn, tăng hiệu suất sản xuất và vận hành thì sẽ cải thiện được chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó lợi nhuận gộp cũng được tối ưu hơn.
Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường có thể áp đặt áp lực giảm giá và ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp. Ngành nào độc quyền và ít cạnh tranh thì lợi nhuận gộp có thể cao hơn các ngành cạnh tranh mạnh mẽ. Và những doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao hơn thì lợi nhuận gộp cũng sẽ cao hơn.
Biến động trong kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như biến động tỷ giá hối đoái và thị trường toàn cầu, làm ảnh hưởng đến giá cả nguyên liệu và sản phẩm, làm biến đổi lợi nhuận gộp.
Bên cạnh đó, các thay đổi trong chính sách thuế và pháp luật cũng làm ảnh hưởng đến cấu trúc chi phí của doanh nghiệp, tác động đến lợi nhuận gộp.
8. Chiến lược tối ưu lợi nhuận gộp hiệu quả
Một số chiến lược có thể tối ưu hoá lợi nhuận gộp cho doanh nghiệp, bao gồm:
Tăng doanh số bán hàng bằng cách quảng bá sản phẩm tốt hơn, tìm kiếm các thị trường mới và thử nghiệm phát triển các sản phẩm mới để tăng tệp khách hàng. Nên nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, đảm bảo giá bán phản ánh giá trị thực sự của sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó đưa ra chiến lược giá để tối ưu hoá doanh thu. Cải thiện chất lượng dịch vụ để tạo sự hài lòng và giữ chân khách hàng, khuyến khích khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi và ưu đãi.
Kiểm soát chi phí, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, đàm phán và tái đàm phán hợp đồng với nhà cung cấp để có giá cả nguyên vật liệu tốt nhất. Nắm rõ các chi phí biến động và cố gắng giảm chúng xuống khi cơ hội xuất hiện.
Những chiến lược tối ưu lợi nhuận gộp hiệu quả
Quản lý hàng tồn kho một cách chặt chẽ, tránh tồn kho không cần thiết, áp dụng kỹ thuật Just-in-time để giảm thiểu tồn kho và chi phí lưu trữ.
Nâng cao hiệu suất sản xuất bằng cách tối ưu hoá quy trình sản xuất để giảm thời gian và tăng năng suất. Áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm.
Tiến hành đàm phán với đối tác và nhà cung cấp để có được những điều kiện hợp đồng có lợi, như vậy cũng làm giảm bớt đi một số chi phí trong quá trình sản xuất hàng hoá, sản phẩm.
Tỷ suất lợi nhuận gộp không chỉ là một con số trên bảng kế toán mà còn là một chỉ báo quan trọng cho sự hiệu quả của một doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cơ bản. Việc theo dõi và đánh giá lợi nhuận gộp không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cấu trúc chi phí sản xuất và mô hình kinh doanh, mà còn đưa ra thông điệp quan trọng về khả năng quản lý và tối ưu hóa hiệu suất. Mong rằng, những thông tin mà TOPI mang đến sẽ hữu ích với bạn.
Xem thêm: Lợi nhuận giữ lại là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận giữ lại