Facebook Topi

15/11/2024

Lãi suất trái phiếu là gì? Cách tính lãi suất trái phiếu đơn giản

Lãi suất trái phiếu là phần lợi nhuận mà người sở hữu trái phiếu nhận được khi mua từ các tổ chức phát hành. Phần lãi suất này được công khai ngay trên phần cuống của trái phiếu. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Trái phiếu là một khoản cho vay của nhà đầu tư đối với tổ chức phát hành trong một khoảng thời gian nhất định để đổi lấy các khoản lãi định kỳ, mà người ta gọi đó là lãi suất trái phiếu. Có nhiều loại lãi suất trái phiếu, chẳng hạn như lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất bằng không, lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và lãi suất yêu cầu, lãi suất trái phiếu đến hạn, lãi suất trái phiếu trước hoặc quá hạn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất có tình trạng lạm phát xảy ra, thời gian đáo hạn, biến động lãi suất thị trường, mức độ rủi ro của trái phiếu, tăng trưởng kinh tế và rủi ro tín dụng.

Vậy cụ thể lãi suất trái phiếu đem lại lợi ích gì và cách tính ra sao.

I. Lãi suất trái phiếu là gì?

Lãi suất trái phiếu (Bond yield), lợi suất trái phiếu hay lãi suất coupon là lãi suất mà tổ chức phát hành trái phiếu trả cho trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) với mức lãi suất cố định đã được quyết định bởi tổ chức phát hành và ghi rõ ngay bên trong phần cuống của trái phiếu.

Thông tin về lãi suất trái phiếu

Lãi suất trái phiếu tương tự như gửi ngân hàng nhưng kỳ hạn dài hơn

Định kỳ theo tháng hoặc theo năm, tổ chức phát hành sẽ thanh toán tiền số tiền lãi này dựa trên mệnh giá gốc. Chỉ khi trái phiếu thay đổi (đáo hạn, hoàn vốn) thì lãi suất mới thay đổi.

Lãi suất trái phiếu phản ánh tỉ lệ lợi nhuận thực tế mà nhà đầu tư sẽ thu được trên mệnh giá của trái phiếu. Vì vậy, đơn vị phát hành phải căn cứ trên nhiều yếu tố để quyết định mức lãi suất coupon là bao nhiêu để có thể hấp dẫn các nhà đầu tư, đồng thời phù hợp với dòng luân chuyển tiền của họ. 

Đối với các nhà đầu tư, lãi suất trái phiếu cao hơn có thể là có thể là dấu hiệu của một rủi ro lớn hơn, vì họ đang ôm một khoản nợ lớn hơn, người đi vay càng mạo hiểm thì nhà đầu tư càng đòi hỏi lãi suất cao hơn. Lãi suất cao thường phổ biến với trái phiếu có kỳ hạn dài.

II. Các loại lãi suất trái phiếu

Thông tin về các loại lãi suất trái phiếu trên thị trường

Lãi suất trái phiếu có thể cố định hoặc thả nổi theo xu hướng lãi trên thị trường

Lãi suất trái phiếu gồm nhiều loại, dựa trên các tiêu chí khác nhau có thể được phân chia thành:

Theo lãi suất trái phiếu:

Lãi suất cố định là lãi suất mà tổ chức phát hành sẽ trả cho trái chủ theo một tỷ lệ (phần trăm) cố định, không bị ảnh hưởng bởi biến động lãi suất trên thị trường. Hiểu đơn giản là dù giá trị của thị trường là bao nhiêu thì mức lãi suất này vẫn không thay đổi bắt đầu từ khi nhà đầu tư sở hữu trái phiếu này. Ví dụ, trái phiếu có mệnh giá là X ngàn đồng với lãi suất 5%/năm, dù giá trị của trái phiếu trên thị trường có cao hơn hay thấp hơn mệnh giá cũ thì mức lãi suất vẫn luôn là 5%/năm của X ngàn đồng.

Lãi suất thả nổi (lãi suất biến đổi) là mức lãi suất được điều chỉnh thay đổi theo lãi suất tham chiếu và chỉ số lạm phát, mỗi kỳ hạn sẽ quy định mức quy định lãi suất khác nhau. thường thì lãi suất thả nổi được điều chỉnh theo quý hoặc theo năm, tỷ lệ phần trăm sẽ cao hơn so với lãi suất cố định. Ngoài ra còn tùy thuộc vào tình hình và điều kiện thị trường tài chính hiện tại mà ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh tỷ lệ lãi suất khác nhau.

Lãi suất bằng không tức là không nhận được lãi, đây là hình thức mua chiết khấu, tức là nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu với mức giá thấp hơn mệnh giá niêm yết và được hoàn trả bằng mệnh giá khi đáo hạn.

Theo thời hạn trái phiếu:

Lãi suất trái phiếu đến hạn là loại lãi suất mà tại đó giá trị hiện tại của các luồng thu nhập từ trái phiếu đúng bằng giá của trái phiếu, bạn có thể so sánh trái phiếu với kỳ hạn khác nhau hoặc các mức lãi suất khác nhau để đưa ra lựa chọn đầu tư phù hợp với bản thân.

Lãi suất trái phiếu trước hoặc quá hạn là loại lãi suất mà tại đó giá trị hiện tại của các luồng thu nhập từ trái phiếu nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá của trái phiếu.

Ngoài ra có lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và lãi suất yêu cầu, mỗi loại sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau. 

III. Lợi ích mà lãi suất trái phiếu mang lại

Khi nắm giữ trái phiếu, trái chủ được nhận về một khoản lãi cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng, mà vẫn đảm bảo an toàn. Đối với doanh nghiệp, trái phiếu là một loại nợ, trong những tình huống xấu nhất doanh nghiệp sẽ phải trả nợ trước khi thanh toán các khoản khác. Còn đối với trái phiếu

Chính phủ, trái chủ sẽ được cam kết trả nợ dù bất cứ tình huống nào xảy ra.

Với khoản tiền nhận được từ lãi suất định kỳ, nhà đầu tư có thể sử dụng để tái đầu tư, như vậy, vừa có cơ hội tăng thu nhập, vừa đa dạng được danh mục đầu tư và phân tán rủi ro đầu tư hiệu quả. Ngoài ra, trái chủ được miễn thuế thu nhập đối với lãi suất định kỳ.

Trong thời gian đầu tư, trái chủ có thể linh hoạt trong việc mua đi bán lại trái phiếu với mức lãi suất vẫn không bị ảnh hưởng.

Bên cạnh trái tức định kỳ, nhà đầu tư có cơ hội nhận được khoảng lợi nhuận cao hơn giá trị ban đầu khi giá trái phiếu tăng (lãi suất được cộng dồn vào giá vốn).

Mặt khác, nhiều chuyên gia phân tích kinh tế và thị trường tài chính xem đường cong của lãi suất trái phiếu là một chỉ báo kinh tế quan trọng, vì nó là trung tâm của việc truyền dẫn chính sách tiền tệ, là nguồn thông tin về kì vọng của các nhà đầu tư đối với lãi suất trong tương lai, tăng trưởng kinh tế và lạm phát, cũng là yếu tố quyết định khả năng sinh lời của ngân hàng.

IV. Xem lãi suất trái phiếu ở đâu?

Thông thường, mức lãi suất sẽ được niêm yết ngay trên phần cuống của trái phiếu. Nếu nhà đầu tư muốn xem lãi suất của trái phiếu khác thì có thể theo dõi tại một số nguồn sau:

Ngân hàng trung ương: Truy cập trang web của ngân hàng trung ương, tại đây thường công bố lãi suất cơ bản và lãi suất trái phiếu chính thức.

Trang web của các sàn giao dịch chứng khoán: Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu công cộng được niêm yết trên sàn giao dịch được thông báo trên trang web của sàn giao dịch chứng khoán.

Tổ chức tài chính: Các tổ chức tài chính, bao gồm ngân hàng và công ty môi giới, thường cung cấp thông tin về lãi suất trái phiếu trên website.

Các trang web tin tức tài chính: Trang web tin tức tài chính cũng thường cung cấp thông tin về lãi suất trái phiếu và các tin tức tài chính liên quan khác.

Dịch vụ trực tuyến: Có nhiều ứng dụng di động và dịch vụ trực tuyến chuyên cung cấp thông tin tài chính, bao gồm lãi suất trái phiếu. Bạn có thể tìm kiếm các ứng dụng này trên cửa hàng ứng dụng trên điện thoại di động hoặc tìm kiếm trên web.

Xem lãi suất trái phiếu nhanh chóng, chính xác

Nhà đầu tư có thể xem lãi suất trái phiếu được

V. Cách tính lãi suất trái phiếu

Về bản chất, trái phiếu là khoản tiền mà tổ chức phát hành trái phiếu đi vay của nhà đầu tư, nên trong suốt vòng đời của trái phiếu, nhà đầu tư sẽ hưởng lãi và nhận về mệnh giá của trái phiếu khi đáo hạn.

Cách đơn giản để tính lãi suất trái phiếu là lấy lãi suất định kỳ chia cho mệnh giá của trái phiếu.

Công thức cụ thể:

Công thức tính lãi suất trái phiếu nhanh chóng

Trong đó: 

C là coupon rate - lãi suất trái phiếu 

i là annual coupon payment - lãi suất hằng năm

P là bond face value - mệnh giá gốc của trái phiếu

Ví dụ, mua trái phiếu với mệnh giá 1 triệu đồng, được trả lãi 2 năm/lần, với số tiền là 50,000 VNĐ, vậy thì lãi suất sẽ là:

C = 25,000 : 1,000,000 = 2.5%.

Vậy lãi suất của trái phiếu này sẽ là 2.5%/năm hay 5%/ 2 năm.

Công thức tính lãi suất trái phiếu

Lãi suất trái phiếu được tính bằng cách lấy lãi suất hàng năm chia cho mệnh giá gốc

VI. Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất trái phiếu

1. Tình trạng lạm phát xảy ra

Khi lạm phát kinh tế xảy ra, giá trị của đồng tiền sẽ suy giảm, doanh nghiệp nếu muốn bù đắp khoản giá trị hao hụt của tổ chức thì phải nâng giá trái phiếu lên. Nếu giá trái phiếu biến động thì lãi suất trái phiếu cũng biến động theo, cụ thể là mức lợi nhuận mà nhà đầu tư được hưởng sẽ thấp hơn mức cũ. Tóm lại, giá trái phiếu và lãi suất trái phiếu sẽ tỷ lệ nghịch với nhau, giá trái phiếu tăng thì lãi suất sẽ giảm và ngược lại.

2. Thời gian đáo hạn

Thời gian đáo hạn ngắn hay dài cũng ảnh hưởng nhiều tới lãi suất trái phiếu. Thông thường, thời gian đáo hạn ngày càng dài thì lãi suất trái phiếu càng cao, do tỷ lệ rủi ro của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Ngược lại, thời gian đáo hạn ngắn thì lãi suất trái phiếu sẽ thấp hơn.

3. Biến động lãi suất thị trường

Nếu lãi suất bắt đầu tăng thì lãi suất đối với các trái phiếu đang tồn tại chắc chắn sẽ thay đổi, trong trường hợp này, dòng tiền sẽ chảy về thị trường nào hứa hẹn với lợi nhuận cao hơn, do nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các đơn vị phát hành trái phiếu có mức lãi cao hơn. Nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái hoặc doanh thu giảm, Ngân hàng Trung Ương sẽ cắt giảm lãi suất, dẫn đến áp lực giảm lãi suất trái phiếu doanh nghiệp.

4. Mức độ rủi ro của trái phiếu

Khi trái phiếu có mức độ rủi ro cao thì nhà đầu tư cũng yêu cầu mức lãi suất cao hơn, rủi ro này có thể đến từ uy tín của công ty bị ảnh hưởng bởi tin tiêu cực, kết quả hoạt động kinh doanh không như mong đợi, doanh nghiệp mất khả năng trả nợ... Vì vậy, khi mua trái phiếu, nhà đầu tư cần phải quan tâm đến khả năng thanh toán lãi và vốn gốc của đơn vị phát hành, có biến động bất lợi về khả năng tài chính thì giá trái phiếu đó sẽ tụt giảm ngay.

5. Tăng trưởng kinh tế

Tình hình tài chính của quốc gia có thể ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu. Nếu tình hình tài chính không ổn định hoặc nợ công quá cao, các nhà đầu tư có thể yêu cầu lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro. Nền kinh tế tăng trưởng (điển hình là GDP tăng trưởng) có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp, công ty, vì doanh thu và lợi nhuận tăng thì họ vay tiền và trả nợ sẽ dễ dàng hơn, dẫn đến rủi ro tín dụng cũng giảm xuống, giá trái phiếu tăng thì lãi suất trái phiếu sẽ giảm. 

Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất trái phiếu

Những trái phiếu có mức độ rủi ro cao thường đi kèm với lãi suất hấp dẫn

6. Rủi ro tín dụng

Đánh giá rủi ro của các nhà đầu tư cũng có thể ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu. Nếu những người mua trái phiếu cho rằng rủi ro đối với khoản đầu tư tăng lên, họ có thể yêu cầu lãi suất cao hơn. Rủi ro tín dụng hay rủi ro vỡ nợ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp.

Hai thước đo chính để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng là tỷ lệ chi trả lãi suất và tỷ lệ vốn hóa. Các tổ chức phát hành có rủi ro tín dụng càng cao thì trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất càng cao để bồi đắp rủi ro tăng thêm.

VII. Lãi suất trái phiếu các ngân hàng lớn tại Việt Nam

Tên ngân hàng Lãi suất trái phiếu
Ngân hàng TMCP Ngoại thương (VCB) 7%/năm
Ngân hàng TMCP Công thương (CTG) Lãi suất thả nổi (lãi suất tham chiếu +1.3%/năm) với kỳ hạn 10 năm
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) Lãi suất thả nổi (lãi suất tham chiếu +0.75%/năm, 1.2%, 1.25%, 1.3%/năm) với kỳ hạn 6 năm, 7 năm, 8 năm và 10 năm
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (AGR) 8.4%/năm
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) Lãi suất từ 3.79% đến 10.5%/năm đối với kỳ hạn từ 8 tháng đến 15 năm
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Lãi suất thả nổi với biên độ thả nổi là 2.8%/năm cho kỳ hạn 7 năm và biên độ thả nổi 3.1%/năm cho kỳ hạn 10 năm

Tóm lại, lãi suất trái phiếu là số tiền lãi mà nhà đầu tư sẽ nhận được trên một trái phiếu và có thể được tính theo nhiều cách khác nhau. Kịch bản lạc quan đối với trái phiếu doanh nghiệp là tăng trưởng kinh tế do năng suất tăng, tỷ lệ lạm phát thấp. Ngược lại, kịch bản tiêu cực là nền kinh tế yếu kém, lạm phát tăng cao dẫn tới lãi suất cũng neo đậu ở mức cao ngất ngưởng. Hi vọng các thông tin mà TOPI đã đem lại là hữu ích đối với bạn.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon