Khi doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh nhưng lại không có sẵn nguồn vốn để thực hiện ý tưởng đó thì sẽ phải kêu gọi tiền vốn từ các nhà đầu tư. Muốn vậy, doanh nghiệp cần có những cam kết về quyền sở hữu, kiểm soát dành cho nhà đầu tư.
1. Kêu gọi vốn đầu tư là gì?
Kêu gọi vốn đầu tư (nói tắt là gọi vốn) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành đầu tư kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản, gọi vốn là các doanh nghiệp hoặc các startup trình bày ý tưởng kinh doanh và kêu gọi các nhà đầu tư ủng hộ, rót vốn cho dự án đó, giúp dự án hoặc sản phẩm phát triển ra thị trường.
Nhiều chương trình kêu gọi vốn đầu tư cho các startup đang diễn ra
2. Mục đích của việc kêu gọi vốn đầu tư
Khi một dự án startup hay doanh nghiệp có ý tưởng nhưng chưa có nguồn tiền để sản xuất, kinh doanh, hiện thực hóa ý tưởng thì cần lên kế hoạch kêu gọi, thuyết phục nhà đầu tư rót vốn. Mục đích chính của việc gọi vốn là thu về nguồn tiền để phát triển dự án và sản phẩm của mình.
Việc kêu gọi đầu tư không hề dễ dàng bởi những nhà đầu tư sẽ không rót vốn theo cảm xúc mà cần có sự nhìn nhận, đánh giá về dự án hay sản phẩm mình sẽ đầu tư theo nhiều góc độ, như mức độ khả thi của dự án và họ có thể thu về những gì với số tiền bỏ ra.
Chính vì thế bạn cần khiến nhà đầu tư thấy được tính khả thi của dự án cũng như những việc bạn sẽ làm khi nhận được khoản tiền đầu tư và việc đó sẽ giúp công ty phát triển ra sao.
Mục đích kêu gọi vốn nhằm có nguồn tiền thực hiện dự án đang trong ý tưởng
3. Khi nào cần kêu gọi vốn đầu tư
Các nhà đầu tư chỉ rót vốn vào dự án khi họ thực sự đã bị thuyết phục, vì thế xác định đúng thời điểm gọi vốn là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại khi kêu gọi rót vốn.
Doanh nghiệp chỉ nên kêu gọi góp vốn khi thực sự cần nguồn kinh phí đầu tư và đã có sự chuẩn bị trước để có thể thuyết phục được nhà đầu tư. Lúc này, cần chuẩn bị kỹ càng về dự án, bao gồm các bước thuyết trình để nâng cao xác suất thành khi gọi vốn.
Nhà đầu tư sẽ dựa vào nhìn nhận về dự án, sản phẩm của doanh nghiệp để quyết định nên trước khi kêu gọi vốn đầu tư, bạn cần chuẩn bị các bước thuyết phục nhà đầu tự tin tưởng vào dự án của mình.
Chỉ kêu gọi góp vốn khi nguồn vốn đó giúp doanh nghiệp phát triển
Đối với doanh nghiệp mới thành lập, việc gọi vốn đầu tư có thể theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Doanh nghiệp cần chi phí xây dựng sản phẩm, tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Giai đoạn 2: Cần kinh phí để phát triển ngoài thực tế.
Giai đoạn 3: Sau khi đạt được các mục tiêu ban đầu, doanh nghiệp cần kêu gọi vốn đầu tư để phát triển.
Xem thêm: Vốn hóa là gì? 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán việt nam
4. Các bước kêu gọi vốn đầu tư thành công
4.1 Ý tưởng tốt, tính khả thi cao
Để gọi vốn thành công, trước tiên bạn cần có một ý tưởng tốt, ít nhất là được người thân, bạn bè đánh giá cao. Điều này thể hiện dự án đó có tiềm năng và có tính khả thi cao, nếu đầu tư vốn vào thì có thể mang lại lợi nhuận.
Để làm được điều này, bạn cần gây ấn tượng và thuyết phục nhà đầu tư, cho họ thấy dự án có một nền tảng đáng tin cậy như:
Đội ngũ sáng lập viên mạnh, giàu ý tưởng, dám nghĩ dám làm
Có công nghệ tự phát triển hiệu quả,có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, khó bị sao chép
Có sản phẩm demo
Có đối tác và những mối quan hệ trong lĩnh vực đang làm
Có lượng khách đã mua sản phẩm/dịch vụ và đánh giá tốt
Có các cố vấn giàu kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn
4.2 Lựa chọn cách thức kêu gọi vốn đầu tư
Có nhiều cách thức gọi vốn khác nhau, bạn có thể cân nhắc hình thức phù hợp với mình nhất để kêu gọi đầu tư: Kêu gọi đầu tư thông qua các trang web huy động vốn từ cộng đồng, gọi vốn thông qua các chương trình truyền hình thực tế, tìm kiếm nguồn vốn từ ngân hàng, quỹ đầu tư mạo hiểm…
Lựa chọn hình thức gọi vốn sẽ quyết định đến khả năng thành công
4.3 Các bước kêu gọi vốn đầu tư
Để thành công trong việc kêu việc gọi góp vốn, bạn hãy chuẩn bị các bước dưới đây và tuân thủ theo từng bước.
Bước 1: Lên kế hoạch: Hãy lên kế hoạch chi tiết như: Cần bao nhiêu vốn, chi tiêu vào những việc thế nào, định hướng phát triển ra sao, tiềm năng và mục tiêu đạt được khi gọi vốn thành công là gì.
Bước 2: Lựa chọn nhà đầu tư: Mỗi nhà đầu tư sẽ có định hướng và tiêu chí riêng, hãy đứng trên lập trường của nhà đầu tư để cho họ thấy hai bên có mục đích và chí hướng tương đồng nhau.
Bước 3: Chuẩn bị bài thuyết trình cho dự án: Đây là bước tối quan trọng, quyết định thành bại của cả kế hoạch, thế nên hãy trình bày thật kỹ và rõ ràng các nội dung như:
- Ý tưởng của dự án
- Những lợi thế của dự án
- Nhóm khách hàng mục tiêu
- Đội ngũ và các cộng sự của dự án
- Dự án đang thử nghiệm ở giai đoạn nào, có bao nhiêu khách hàng đã trải nghiệm và đánh giá ra sao.
- Lợi thế cạnh tranh trên thị trường
- Dự án thuộc ngành nào?
- Dòng tiền sẽ từ đâu đến?
Nhà đầu tư luôn muốn biết sẽ thu được lợi ích gì từ 1 đồng bỏ ra
Bước 4: Đưa ra mức độ mong muốn và định giá dự án: Hãy cho nhà đầu tư biết bạn cần bao nhiêu vốn cho dự án, tương đương bao nhiêu phần trăm cổ phần nhằm giúp các nhà đầu tư nắm rõ hơn hướng đi của bạn cũng như đánh giá tính khả thi của dự án.
Bước 5: Tự bỏ vốn cho dự án của chính mình: Bạn chính là một nhà đầu tư của dự án mà mình đang kêu gọi vốn đầu tư. Sẽ chẳng có giá trị gì khi bạn đi kêu gọi người khác rót vốn còn chính mình lại không tin tưởng vào kế hoạch của mình.
Tham khảo thêm: 9+ hình thức kêu gọi vốn đầu tư thành công
5. Những lưu ý khi kêu gọi vốn đầu tư
Việc kêu gọi người khác góp tiền với mình chưa bao giờ là việc dễ dàng. Để việc gọi vốn thành công, bạn cần lưu ý:
Dành nhiều thời gian xây dựng kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư, chuẩn bị càng kỹ càng thì khả năng thành công sẽ càng cao. Hãy hoàn thành bản mô tả về dự án, kế hoạch kinh doanh bạn cần kêu gọi vốn đầu tư
Lập danh sách các nhà đầu tư tiềm năng, nghiên cứu sở thích, phong cách của nhà đầu tư có phù hợp với dự án hay không và tìm cách tiếp cận để thương lượng, thuyết phục. Cần nêu rõ ra các mục tiêu cụ thể của dự án ở giai đoạn, nêu những điểm độc đáo của ý tưởng, sự khác biệt của dự án so với các sản phẩm khác trên thị trường.
Không phải bất cứ nhà đầu tư nào cũng phù hợp với dự án của bạn
Hãy tìm sự giúp đỡ của những người có chuyên môn, tìm tư vấn từ những chuyên gia trong lĩnh vực bạn đang gọi vốn. Những người này sẽ có kinh nghiệm để hướng dẫn, phân tích giúp bạn nắm bắt tốt khi kêu gọi vốn đầu tư.
Lên kế hoạch dự phòng: Bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào cũng phải có lường trước rủi ro và kế hoạch dự phòng.
Thị trường luôn cạnh tranh khốc liệt, để thành công không chỉ cần có ý tưởng mà phải có nguồn vốn mạnh cũng như khả năng biến ý tưởng thành hiện thực. Hy vọng những thông tin TOPI chia sẻ có thể phần nào giúp các bạn đánh giá dự án của mình đang khả thi ở mức nào và có phương án kêu gọi vốn đầu tư phù hợp nhất.