Muốn tính được giá trần và giá sàn trước hết ta tính giá trị biên độ dao động bằng cách lấy 1 cộng hoặc trừ cho biên độ dao động của mỗi sàn. Sau đó đem kết quả này nhân với giá tham chiếu thì sẽ ra được giá trần và giá sàn. Việc đọc được giá trần, giá sàn, giá tham chiếu trên bảng điện tử và tính được các giá trị của chúng là một trong những bài học cơ bản nhất khi tham gia vào thị trường chứng khoán.
1. Giá trần là gì?
Giá trần (Ceiling price) là mức giá chứng khoán cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua/bán trong ngày giao dịch.
Nhà đầu tư không thể đặt lệnh giao dịch với giá trị cao hơn mức giá trần. Nếu vẫn cố tình đặt lệnh vượt mức giá trần đã niêm yết thì hệ thống sẽ báo lỗi, lệnh không được thực hiện.
Việc định ra mức giá trần để đảm bảo cho thị trường chứng khoán minh bạch, không bị những thế lực lớn, những nhà đầu tư có sức ảnh hưởng - thao túng giá cổ phiếu.
Tìm hiểu giá trần trong giao dịch chứng khoán Việt Nam
2. Giá sàn là gì?
Giá sàn (Floor price) là mức giá chứng khoán thấp nhất trong ngày giao dịch mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua và bán.
Cũng tương tự như mức giá trần, nhà đầu tư không thể đặt lệnh với mức giá nhỏ hơn giá sàn, việc định ra mức giá sàn để tránh tình trạng bán tháo cổ phiếu với giá thấp, đảm bảo thị trường không bị nhiễu loạn.
Tóm lại, bạn chỉ có thể đặt lệnh giao dịch trong khoảng từ giá sàn đến giá trần, nếu nằm ngoài khoảng này thì lệnh sai, không thực hiện được.
Những quy định về giá trần và giá sàn trong chứng khoán
3. Cách tính giá trần và giá sàn trong chứng khoán
Giá trần và giá sàn được tính theo công thức:
Giá trần = Giá tham chiếu * (100% + Biên độ dao động)
Giá sàn = Giá tham chiếu * (100% - Biên động dao động)
Trong đó:
Giá tham chiếu là giá đóng cửa của lần khớp lệnh cuối cùng của ngày liền trước đó, với những quy định riêng biệt cho từng sàn như sau:
- Sàn HNX và sàn HOSE thì giá tham chiếu là giá đóng cửa của ngày liền sát trước;
- Còn sàn UPCOM thì được tính bằng trung bình cộng của các giá giao dịch được thực hiện bằng phương thức khớp lệnh liên tục của ngày liền kề trước.
- Còn biên độ dao động là số phần trăm biến động tăng giảm của giá cổ phiếu trong phiên giao dịch, mỗi sàn cũng có biên độ dao động khác nhau, sàn HOSE là 7%, sàn HNX là 10%, sàn UPCOM là 15%.
Để có thể hiểu rõ được công thức tính thì ta lấy ví dụ như sau:
Giá cổ phiếu X niêm yết trên sàn HOSE tại phiên đóng cửa ngày 28/05/2023 là 23.5 (tức là 23,500 VND/cổ phiếu), như vậy sang ngày 29/05/2023, giá tham chiếu của nó là 23.5.
Ta có thể tính được mức giá trần của ngày 29/05 là:
23.5 x (100% + 7%) = 25.145 tương đương 25,145 VND/cổ phiếu
Và mức giá sàn của ngày 29/05 là:
23.5 x (100% - 7%) = 21.855 tương đương 21,855 VND/cổ phiếu.
Lưu ý: Giá tham chiếu chỉ là lý thuyết đối với cổ phiếu lên sàn lần đầu. Trong phiên giao dịch đầu tiên của một cổ phiếu mới lên sàn, giá tham chiếu được các công ty chứng khoán khuyến nghị là nên dựa theo giá cổ phiếu đã niêm yết trước đó của công ty cùng ngành, cùng lĩnh vực, và mức giá tham chiếu này được Sở giao dịch chấp nhận. Lúc này, để tránh việc giá tham chiếu lý thuyết sai lệch quá lớn, thì biên độ dao động trong lần đầu tiên này cũng rộng hơn, sàn HOSE sẽ là 20%, sàn HNX là 30% và sàn UPCOM là 40%.
4. Cách xác định giá trần và giá sàn trong bảng điện tử chứng khoán
Trên bảng điện tử chứng khoán sàn HNX và sàn HOSE, có 3 cột ghi rõ ràng, cột Trần là giá trần có màu tím, cột Sàn là giá sàn có màu xanh dương, cột TC là giá tham chiếu có màu vàng.
Các xác định mức giá trần và giá sàn trong bảng điện chứng khoán
Màu tím tượng trưng cho việc giá tăng kịch trần hay giá chứng khoán bằng với giá trần;
Màu xanh lá tượng trưng cho việc giá tăng, xanh càng đậm thì tăng càng mạnh, giá chứng khoán lúc này lớn hơn giá tham chiếu nhưng nhỏ hơn giá trần;
Màu vàng tượng trưng cho việc giá không tăng không giảm, giá chứng khoán lúc này bằng với giá tham chiếu;
Màu đỏ tượng trưng cho việc giá giảm, đỏ càng đậm thì giảm càng mạnh, giá chứng khoán lúc này nhỏ hơn giá tham chiếu nhưng lớn hơn giá sàn;
Màu xanh dương tượng trưng cho giá cổ phiếu giảm giá kịch sàn, giá khi ấy bằng với giá sàn.
5. Quy tắc làm tròn giá sàn và giá trần trên sàn chứng khoán Việt Nam
Có phải khi tính giá trần giá sàn bạn thấy lúc nào kết quả cũng rất lẻ? Sở dĩ có điều này vì biên độ dao động của 3 sàn bị lẻ. Cho nên, sàn chứng khoán có quy tắc làm tròn giá trần và giá sàn. Cụ thể như sau:
- Quy tắc làm tròn phụ thuộc vào chỉ số bước giá chứng khoán. Bước giá chứng khoán là mức giá tăng/giảm theo từng bước, nghĩa là lấy mức giá gần nhất liền trước hoặc liền sau, mỗi một sàn cũng có quy định riêng. Có 3 trường hợp xảy ra đó là:
- Nếu giá cổ phiếu nhỏ hơn 10.0 (10,000 VND) thì bước giá chứng khoán phải chia hết cho 10;
- Nếu giá cổ phiếu nằm trong khoảng [10;50] tương đương (từ 10,000 VND - 50,000 VND) thì bước giá phải chia hết cho 50;
- Nếu giá cổ phiếu lớn hơn 50 (50,000 VND) thì bước giá phải chia hết cho 100.
Những quy tắc làm tròn giá trong chứng khoán
Trước khi làm tròn cần lưu ý:
- Giá trị biên độ dao động bắt buộc phải tuân theo quy định của bước giá chia hết;
- Giá trị biên độ dao động khi làm tròn bắt buộc phải nhỏ hơn giá trị biên độ được tính theo công thức nhân giá tham chiếu với biên độ dao động sàn theo quy định của 3 sàn.
Ta lấy ví dụ cụ thể như sau:
Cổ phiếu Y đã niêm yết trên sàn HOSE với giá tham chiếu 20.1, biên độ dao động sẽ là 7% => Giá trị của biên độ dao động là:
20.1 x 7% = 1,407 VND
Vì giá cổ phiếu nằm trong khoảng [10;50] cho nên mỗi bước giá phải chia hết cho 50. Có 2 mức giá trị gần nhất thỏa mãn đó là 1,400 và 1,450 VND. Nhưng quy định biên độ dao động làm tròn phải nhỏ hơn giá trị đã tính nên ta chọn 1,400 VND.
Giá trần của cổ phiếu Y khi đó sẽ là:
20.1 + 1.4 = 21.5 tương đương 21,500 VND
Giá sàn của cổ phiếu Y sẽ là:
20.1 – 1.4 = 18.7 tương đương 18,700 VND.
Trên đây là những kiến thức liên quan đến giá trần, giá sàn và giá tham chiếu cũng như biên độ dao động để nhà đầu tư dễ dàng tính ra được các giá trị này phục vụ cho việc giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán. Để theo dõi thêm thông tin về thị trường chứng khoán, bạn hãy truy cập TOPI ngay nhé!