Doanh thu thuần là một trong những số liệu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
I. Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần (Net Revenue) là khoản tiền thu được từ hoạt động bán hàng hóa dịch vụ sau khi đã khấu trừ các loại thuế và giảm giá, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại…
Hiểu một cách đơn giản, doanh thu thuần là doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. Đây là khoản doanh thu mà công ty thu về sau khi đã trừ thuế, chiết khấu, chi phí giảm giá
Doanh thu thuần là một trong các mục được báo cáo định kỳ
Trong báo cáo kết quả kinh doanh có các mục như doanh thu, doanh thu thuần và doanh thu ròng. Doanh thu ròng là lợi nhuận doanh nghiệp thu về sau khi trừ đi các nguồn liên quan tới thu nhập và chi phí liên quan đến hoạt động khác như thuế, thanh toán bảo trì, trích lập khấu hao, hoạt động phi tiền mặt…
Hiểu đúng về các loại doanh thu sẽ giúp nhà quản trị nắm được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình lãi lỗ và kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
II. Ý nghĩa của doanh thu thuần
Số liệu doanh thu thuần có ý nghĩa vô cùng quan trọng đi với hoạt động của doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp nhận định được tình hình tiêu thụ sản phẩm, khoản tiền công ty thu về, lợi nhuận của doanh nghiệp trước và sau thuế, từ đó tính được lợi nhuận cuối cùng thu về trên sản phẩm.
Doanh thu thuần được xem là một trong những tiêu chí chính xác nhất để đo lường mức độ phát triển của doanh nghiệp. Net Revenue càng cao thì mức tăng trưởng của doanh nghiệp càng lớn. Doanh thu thuần âm nếu các khoản giảm trừ kinh doanh lớn hơn tổng doanh thu,. Những công ty mới thành lập thường sẽ có doanh thu thuần âm do chưa có nhiều khách trong khi chi phí cao.
Số liệu doanh thu thuần đo lường sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Nếu công ty đang trong giai đoạn đầu phát triển và doanh thu thuần dương thì chứng tỏ kế hoạch kinh doanh là hợp lý. Nếu khi công ty đã hoạt động trong thời gian dài mà doanh thu thuần vẫn ở mức âm thì cần nghiên cứu chỉnh sửa lại kế hoạch kinh doanh và tối ưu chi phí vận hành.
III. Vai trò của doanh thu thuần
Doanh thu thuần được sử dụng để đánh giá kết quả kinh doanh của công ty sau một thời gian hoạt động, phân tích tình hình lỗ hay lãi, lý do ở đâu để lựa chọn phương hướng kinh doanh lại trong thời gian sắp tới.
Xem xét doanh thu thuần giúp nhà quản trị điều chỉnh chi phí và chiến lược bán hàng
Dùng số liệu doanh thu thuần so sánh với tổng doanh thu đem lại nhiều lợi thế như: Thấy được cấu trúc tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng, tiềm năng tại thị trường mục tiêu mới, nhờ đó thấy được lợi nhuận nơi nào cao, nơi nào thấp, xem xét có thể cắt giảm ở phần nào và phải làm gì để có lợi nhuận cao hơn.
IV. Công thức tính doanh thu thuần
Để tính doanh thu thuần, ta áp dụng công thức tổng quát như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ
Theo quy định số 15/2006/BTC của Bộ Tài Chính, doanh thu thuần được tính như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu
Trong đó:
Doanh thu tổng thể đến từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ bao gồm: Các loại thuế (Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng) và chi phí (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…)
Ví dụ:
Doanh thu của doanh nghiệp trong Quý I là 1.000.000.000 VNĐ
Số chi phí để tổ chức chương trình giảm giá, tri ân khách hàng là 30.000.000 VNĐ
Thuế phải nộp là 100.000 VNĐ
Như vậy, doanh thu thuần trong Quý I là
1.000.000.000 – 30.000.000 – 100.000.000 = 870.000.000 VNĐ
https://imgur.com/R6IKDfb
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần
V. Các yếu tố ảnh hưởng tới doanh thu thuần
Trong thực tế, có rất nhiều các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến số liệu của doanh thu thuần, về cơ bản có thể chia thành 6 nhóm chính:
1. Giá bán sản phẩm
Giá bán sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu thuần. Khi giá bán sản phẩm tăng với các điều kiện khác không thay đổi sẽ dẫn đến doanh thu thuần đối với sản phẩm đó cũng sẽ tăng lên và ngược lại.
2. Chất lượng sản phẩm
Yếu tố chất lượng của sản phẩm và dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu nói chung và doanh thu thuần nói riêng. Khi chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì số lượng sản phẩm bán ra sẽ gia tăng.
3. Số lượng sản phẩm được sản xuất
Nếu lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra khớp với nhu cầu của thị trường thì doanh thu thuần cao, ngược lại, nếu sản xuất vượt quá nhu cầu, quá mức tiêu thụ của thị trường sẽ dẫn đến hàng tồn kho nhiều làm giảm doanh thu. Chính vì thế, việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường để sản xuất phù hợp là rất quan trọng.
4. Kết cấu của sản phẩm
Kết cấu của sản phẩm là tỷ lệ giá trị của một loại hàng hóa so với tất cả các loại hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong cùng một thời kỳ. Mỗi doanh nghiệp, trong mỗi thời kỳ sẽ có các hình thức sản xuất, kinh doanh nhiều loại hàng hóa với nhiều kết cấu khác nhau dựa trên việc nghiên cứu thị trường. Thay đổi kết cấu hàng hóa cũng khiến doanh thu thuần thay đổi.
5. Thị trường tiêu thụ
Việc tìm hiểu và đánh giá đúng nhu cầu của thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu, từ đó đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu thuần.
Việc khai thác tốt nhu cầu của thị trường cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.
6. Chính sách bán hàng
Chính sách bán hàng đối với khách lẻ, khách hàng đại lý được coi là một công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng được thuận lợi hơn. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chính sách bán hàng khác nhau cho dù trong cùng lĩnh vực hoạt động, cùng thời kỳ.
Lợi nhuận thuần phản ánh kết quả kinh doanh thực sự
VI. Phân biệt doanh thu thuần và lợi nhuận thuần
Chỉ tiêu so sánh | Doanh thu thuần (Net Revenue) | Lợi nhuận thuần (Net Profit) |
Khái niệm | Là doanh thu bán hàng trừ đi các loại thuế và chiết khấu thương mại, trả lại hàng bán | Lợi nhuận thuần (còn gọi là lãi thuần) là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy lợi nhuận gộp (về bán hàng và cung cấp dịch vụ) trừ đi chi phí tạo ra sản phẩm, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và các khoản chi phí khác. |
Công thức | Net Revenue = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu | Net Profit = (Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán) + doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí tài chính - chi phí quản lý doanh nghiệp |
Ý nghĩa | Doanh thu thuần đo lường mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp thông qua hiệu quả hoạt động kinh doanh. | Lợi nhuận thuần là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh lãi hay lỗ, lãi/lỗ bao nhiêu. Lợi nhuận sau thuế > 0 thì công ty lãi. Lợi nhuận sau thuế < 0 thì doanh nghiệp lỗ. |
Hy vọng qua những chia sẻ từ TOPI, các bạn có thể hiểu thế nào là doanh thu thuần, doanh thu ròng, phân biệt với lợi nhuận thuần, từ đó có kế hoạch điều chỉnh hoạt động kinh doanh hợp lý.