Facebook Topi

31/10/2024

Đáo hạn phái sinh là gì? Lịch đáo hạn chứng khoán phái sinh

Đáo hạn phái sinh là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của các hợp đồng phái sinh như hợp đồng tương lai, quyền chọn, và các công cụ tài chính phức tạp khác. Hiểu rõ về quá trình đáo hạn và cách nó tác động đến thị trường sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định thông minh hơn, tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Chứng khoán phái sinh có những cách giao dịch rất riêng biệt khác với chứng khoán cơ sở, nên có nhiều nhà đầu tư không nắm vững được. Một khía cạnh không thể bỏ qua khi tham gia vào thị trường này chính là ngày đáo hạn phái sinh, tức là ngày hết hạn của hợp đồng phái sinh. Cùng TOPI tìm hiểu chi tiết về đáo hạn phái sinh, cũng như những ảnh hưởng của nó lên thị trường trong bài viết này nhé!

I. Đáo hạn phái sinh là gì?

Đáo hạn chứng khoán phái sinh hay đáo hạn hợp đồng phái sinh đề cập đến thời điểm mà hợp đồng phái sinh hết hạn và phải được thanh toán và thực hiện.

Vào ngày đáo hạn, các bên tham gia vào hợp đồng phái sinh phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Đối với hợp đồng tương lai, điều này có thể bao gồm việc giao nhận tài sản cơ sở hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Đối với hợp đồng quyền chọn, người mua có quyền (nhưng không bắt buộc) thực hiện hợp đồng.

Mỗi hợp đồng phái sinh có một ngày đáo hạn cụ thể (ngày đáo hạn phái sinh), được quy định khi hợp đồng được tạo ra. Ngày này thường là ngày cuối cùng mà hợp đồng có hiệu lực. Nhà đầu tư cần phải chủ động trước ngày này, nếu không vị thế sẽ đóng tự động vào thời điểm hết ngày. Vì thế, để đảm bảo việc đầu tư có hiệu quả, cắt lỗ chốt lời hợp lý thì nhà đầu tư vấn nắm rõ ngày đáo hạn phái sinh.

Ví dụ: Bạn mở vị thế mua 10 hợp đồng tương lai của mã VN30F2206 có ngày đáo hạn hợp đồng là ngày 16/06. Bạn cần phải đóng vị thế trước hoặc trong ngày 16/06 để chốt lãi/lỗ, nếu không đóng vị thế thì hợp đồng sẽ tự động được giữ lại nhưng bạn không có quyền mua theo vị thế nữa. 

Lúc này, bạn cần phải bán hợp đồng đó đi rồi mua một hợp đồng mới vào tháng kế tiếp để có thể giữ được vị thế mua. Khi đó, giá trị thanh toán của mỗi hợp đồng sẽ gắn với giá đóng cửa tại phiên ATC của cổ phiếu trong ngày cuối cùng.

Khái niệm về đáo hạn phái sinh

Tìm hiểu khái niệm đáo hạn phái sinh trong chứng khoán

II. Lịch đáo hạn CKPS

Theo quy định của thị trường chứng khoán Việt Nam, ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày thứ Năm lần thứ ba mỗi tháng. Ở mỗi thời điểm luôn tồn tại 4 hợp đồng tương lai, vào ngày đáo hạn phái sinh, giao dịch hợp đồng sẽ dừng lại, sau đó được chuyển thành tiền mặt.

Nếu ngày đáo hạn trùng vào ngày lễ, Tết thì ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng phái sinh sẽ là ngày giao dịch liền trước đó.

Thực tế, giai đoạn đầu của hợp đồng, không có nhiều thay đổi trong giao dịch, thị trường phái sinh ít biến động. Thế nhưng, càng gần ngày đáo hạn thì thị trường càng sôi động, đặc biệt thời điểm trước ngày đáo hạn khoảng 2 ngày, các nhà đầu tư sẽ liên tục thực hiện mở vị thế tạo ra biến động lớn.

Ví dụ: Lịch giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30 năm 2024:

Mã hợp đồng

Ngày niêm yết

Tháng đáo hạn

Ngày giao dịch cuối cùng

Ngày thanh toán cuối cùng

VN30F2406

20/10/2023

06/2024

20/06/2024

21/06/2024

VN30F2412

19/04/2024

12/2024

19/12/2024

20/12/2024

VN30F2409

19/01/2024

09/2024

19/09/2024

20/09/2024

VN30F2407

17/05/2024

07/2024

18/07/2024

19/07/2024

VN30F2405

22/03/2024

05/2024

16/05/2024

17/05/2024

Lịch giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ

Mã hợp đồng

Ngày niêm yết

Tháng đáo hạn

Ngày giao dịch cuối cùng

Ngày thanh toán cuối cùng

GB05F2406

18/09/2023

06/2024

14/06/2024

19/06/2024

GB10F2412

26/03/2024

12/2024

25/12/2024

30/12/2024

GB10F2409

26/12/2023

09/2024

25/09/2024

30/09/2024

GB10F2406

26/09/2023

06/2024

25/06/2024

28/06/2024

GB05F2412

18/03/2024

12/2024

13/12/2024

18/12/2024

GB05F2409

18/12/2023

09/2024

13/09/2024

18/09/2024

Quy định về ngày đáo hạn phái sinh

Vào ngày đáo hạn phái sinh, các giao dịch hợp đồng được chuyển thành tiền mặt

III. Nhà đầu tư cần làm gì khi tới ngày đáo hạn phái sinh?

1. Quản lý vị thế trong chiến lược đầu tư

Khi đầu tư vào chứng khoán phái sinh, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản về việc quản lý vị thế trong ngày đáo hạn phái sinh như sau:

  • Cần đóng vị thế trước ngày đáo hạn để đảm bảo biến động giá cả và thị trường không ảnh hưởng đến bạn;
  • Tuỳ theo chiến lược đầu tư và dự đoán về hướng đi của thị trường mà bạn quyết định có nên mở vị thế mua vào ngày đáo hạn phái sinh hay không;
  • Nắm bắt xu hướng và thị trường sẽ giúp bạn có những quyết định thông minh hơn trong việc mua/bán hợp đồng phái sinh thông qua việc cập nhật tin tức thường xuyên và phân tích cả hai thị trường chứng khoán cơ sở và phái sinh;
  • Luôn đặt giới hạn rủi ro (dừng lỗ, chốt lời) để bảo vệ vị thế và nguồn vốn của bạn khỏi những biến động không như mong muốn;
  • Lưu ý để vấn đề thanh khoán, luôn đảm bảo bạn có thể thoát khỏi vị thế trong những trường hợp cần thiết;
  • Không nên “đu” theo biến động ngắn hạn trong ngày đáo hạn phái sinh, thay vì đó, bạn nên tập trung vào mục tiêu dài hạn.

Các nhà đầu tư và nhà giao dịch thường phải xây dựng chiến lược để quản lý rủi ro liên quan đến ngày đáo hạn phái sinh, chẳng hạn như bằng cách đóng vị thế hiện tại hoặc chuyển đổi (roll over) sang hợp đồng mới với kỳ hạn xa hơn.
Việc quản lý vị thế trong ngày đáo hạn phái sinh đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, óc quan sát nhanh nhạy và kỷ luật của riêng mình. Luôn trong tâm thế sẵn sàng điều chỉnh chiến lược theo tình hình của thị trường dựa trên nguồn tin cậy và sự phân tích xác đáng.

2. Lựa chọn hợp đồng phù hợp

Lựa chọn hợp đồng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chiến lược của bạn thành công hiệu quả trong bất kỳ giao dịch nào kể cả chứng khoán phái sinh.

Cần phải cân nhắc đến một số yếu tố như mục tiêu đầu tư, tình hình thị trường, tính thanh khoản, giá trị nội tại và giá trị thời gian, chiến lược phòng ngừa rủi ro, chi phí và phí giao dịch và kỳ hạn của hợp đồng mới… để chọn hợp đồng trong ngày đáo hạn phái sinh.

Hãy đặt ra những câu hỏi như bạn đang tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn hay bảo vệ danh mục đầu tư của mình trước rủi ro? Phân tích về thị trường hiện tại và xu hướng tương lai như thế nào? Giá trị tài sản cơ sở tăng hay giảm, để nắm giữ các hợp đồng mua/bán hoặc chỉ mua quyền chọn mua/bán…

Nên chọn các hợp đồng có thanh khoản cao để dễ dàng thực hiện giao dịch mà không gây ảnh hưởng lớn đến giá cả. Hợp đồng có thanh khoản thấp có thể dẫn đến chi phí giao dịch cao và khó khăn trong việc thoát khỏi vị thế.

Trong ngày đáo hạn phái sinh, nên xem xét đến giá đóng cửa của hợp đồng, vì yếu tố này sẽ quyết định lãi/lỗ cho bạn. Giá đóng cửa phản ánh được thị trường cơ sở là tốt.

Đối với hợp đồng quyền chọn, hãy xem xét giá trị nội tại (intrinsic value) và giá trị thời gian (time value). Hợp đồng sắp đáo hạn thường có giá trị thời gian thấp, do đó nếu bạn muốn tận dụng biến động giá ngắn hạn, hãy chọn các hợp đồng có giá trị nội tại cao.

Nếu bạn đang sử dụng hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro thì nên chọn hợp đồng phù hợp với tài sản cơ sở và khối lượng danh mục đầu tư bạn cần bảo vệ. Ví dụ, bạn đang bảo vệ danh mục cổ phiếu, hãy chọn hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn trên chỉ số tương ứng.

IV. Đáo hạn phái sinh ảnh hưởng đến thị trường cơ sở

Ngày đáo hạn phái sinh thường có thể gây ra sự biến động lớn trên thị trường tài chính do các nhà đầu tư phải điều chỉnh vị thế của mình. Điều này đặc biệt rõ ràng trong ngày đáo hạn của các hợp đồng tương lai trên chỉ số chứng khoán (ngày đáo hạn phái sinh) khi cả bốn loại hợp đồng phái sinh (hợp đồng tương lai trên chỉ số chứng khoán, hợp đồng quyền chọn trên chỉ số chứng khoán, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu và hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu) đều đáo hạn cùng ngày.

Thị trường cơ sở ảnh hưởng đến thị trường phái sinh thông qua:

  • Giá tài sản cơ sở có thể biến động rất mạnh trong ngày đáo hạn phái sinh;
  • Để tác động đến giá đóng cửa thì trước giờ đóng cửa của thị trường cơ sở, các nhà đầu tư lớn sẽ liên tục thực hiện các giao dịch quan trọng. Lúc này giá tài sản cơ sở bị tạo áp lực và làm ảnh hưởng đến giá hợp đồng phái sinh;
  • Các nhà đầu tư lớn có khả năng mua/bán số lượng cổ phiếu lớn, nhất là các cổ phiếu liên quan đến chỉ số chứng khoán, việc này tác động đến giá cơ sở và lan truyền sang thị trường phái sinh;
  • Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp tận dụng sự chênh lệch giữa giá tài sản cơ sở và giá hợp đồng phái sinh để tìm kiếm lợi nhuận. Vào ngày đáo hạn phái sinh, họ sẽ điều chỉnh vị thế của mình để nắm bắt cơ hội này;
  • Vì thị trường phái sinh sử dụng giá đóng cửa của tài sản cơ sở để tính giá thanh toán hợp đồng nên khi áp lực giao dịch (mua/bán) quá lớn trước giờ đóng cửa thì cũng tạo ra biến động về giá, gây ảnh hưởng đến giá thanh toán hợp đồng phái sinh.

Những ảnh hưởng của ngày đáo hạn phái sinh đối với giao dịch của toàn thị trường

Thị trường phái sinh gần đến ngày đáo hạn luôn nhộn nhịp

Theo thống kê, từ năm 2017 đến nay (kể từ khi chứng khoán phái sinh xuất hiện tại Việt Nam), luôn có sự tăng giảm giá chứng khoán đột ngột trước khi bước vào phiên ATC, thường là giảm chứ ít khi tăng.Vì thế, các nhà đầu tư cần theo dõi biến động để đưa ra dự báo thị trường.

Khi thời điểm đáo hạn diễn ra, nhà đầu tư có xu hướng bán mạnh nhằm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai VN30. Như vậy có thể nhận thấy chứng khoán phái sinh tại Việt Nam phù hợp với các tổ chức chuyên nghiệp hơn là cá nhân đơn lẻ.

V. Những lưu ý khi giao dịch ngày đáo hạn phái sinh

Ngày đáo hạn tương lai là thời điểm rất quan trọng và được ghi trong hợp đồng chứng khoán phái sinh. Khi kết thúc phiên giao dịch đóng cửa trong ngày đáo hạn thì chỉ số của hợp đồng tương lai sẽ bằng với chỉ số của VN30 lúc đóng cửa, chênh lệch giữa hợp đồng tương lai và VN30 là khoản lãi/lỗ của nhà đầu tư.

Với những nhà đầu tư chưa thực hiện đóng vị thế, vị thế sẽ tự động đóng khi kết thúc giao dịch. Điểm chênh lệch giữa hợp đồng tương lai với chỉ số VN30 chính là lãi, lỗ của nhà đầu tư.

Những lưu ý giúp giao dịch phái sinh hiệu quả hơn

Nhà đầu tư cần ghi nhớ ngày đáo hạn phái sinh để chốt lời hiệu quả

Đối với nhà đầu tư đã đóng vị thế trước khi phiên ATC của ngày đáo hạn diễn ra, muốn tìm kiếm lợi nhuận, nhà đầu tư cần xác định mức chênh lệch điểm giữa chỉ số hợp đồng tương lai và chỉ số VN30 để đưa ra quyết định đặt lệnh mua hay bán.

Đối với nhà đầu tư đang mở vị thế trong khi vị thế hiện tại thuận lợi, nhà đầu tư có thể giữ và duy trì vị thế này đến kết thúc phiên ATC. Nếu bất lợi, có thể đảo chiều vị thế bằng cách đặt lệnh ATC với số lượng hợp đồng gấp đôi vị thế hiện tại.

VI. Nguyên nhân có sự biến động giá trước ngày đáo hạn phái sinh

Trước ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh, thị trường thường biến động khá mạnh, nguyên nhân bởi vì vào ngày đáo hạn, nhà đầu tư dù đang ở vị thế nào cũng phải thực hiện vị thế trong giao dịch hoặc lựa chọn không thực hiện và để hợp đồng trở nên vô giá trị. Tức là nhà đầu tư có thể chọn mua/không mua và bán/không bán để chốt lời hoặc cắt lỗ.

Hoạt động thực hiện vị thế của nhà đầu tư diễn ra ồ ạt dẫn đến biến động giá. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cơ sở (đặc biệt là cổ phiếu trong rổ VN30) biến động mạnh, điều này thường do những “ông lớn”, “tay to” thực hiện nhằm điều hướng thị trường và chỉ số để có lời. Nếu những “ông lớn” này đang ở vị thế mua thì điểm VN30 biến động sẽ áp đảo vị thế còn lại và thu lợi nhuận.

Nguyên nhân có sự biến động giá trước ngày đáo hạn phái sinh

Thị trường luôn có nhiều biến động khi gần đến ngày đáo hạn phái sinh

Theo thống kê, từ năm 2017 đến nay, các phiên ATC luôn có sự biến động tăng giảm giá đột ngột, mã giao dịch trên sàn chênh lệch so với phiên trước ATC và theo xu hướng giảm là chủ yếu.

Khi đã lựa chọn đầu tư chứng khoán phái sinh, bạn cần quan tâm và nhớ kỹ ngày đáo hạn để kịp thời thực hiện các giao dịch có lợi. Từ hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn hay những hợp đồng có thời hạn, nếu nhà đầu tư không chú ý về thời gian đáo hạn đều sẽ bỏ lỡ lợi nhuận hoặc có nguy cơ tổn thất tài chính.

Thị trường luôn diễn biến bất ngờ vào những phút cuối phiên ATC của ngày đáo hạn, trong đó có thể có sự can thiệp của một số “ông lớn”, vì thế nhà đầu tư cần theo dõi kỹ và cẩn trọng khi đưa ra quyết định. 

Tóm lại, đối với các nhà đầu tư nói chung thì thị trường phái sinh cần có sự hiểu biết và kinh nghiệm mới có thể tham gia được. Diễn biến của thị trường này luôn đầy bất ngờ vào những phút cuối phiên ATC trong ngày đáo hạn phái sinh. Nhà đầu tư cần ghi nhớ những đặc điểm này để không bỏ lỡ việc chốt vị thế. Theo dõi TOPI để cập nhật thêm nhiều kiến thức chuyên môn liên quan đến đầu tư chứng khoán nhé!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon