Cổ phiếu TCB được phát hành bởi ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank. Ngân hàng TechcomBank thành lập ngày 27/09/1993 với vốn ban đầu là 20 tỷ đồng.
Techcombank là ngân hàng hàng đầu Việt Nam đã không ngừng gia tăng giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là giá cổ phiếu TCB. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin chi tiết và đánh giá sự phát triển của mã chứng khoán này trong năm 2024.
I. Thông tin về đơn vị sở hữu cổ phiếu TCB
1. Lịch sử và tình hình hoạt động của Ngân hàng Techcombank
Ngày 27/09/1993, một nhóm trí thức làm việc tại Châu Âu và Liên Xô thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.
Trụ sở chính của Techcombank khi ấy đặt tại: số 6 phố Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau đó đến năm 1998 chuyển về Tòa nhà Techcombank, số 15 phố Đào Duy Từ, Hà Nội.
Thông tin tổng quan về ngân hàng Techcombank
Chỉ sau 2 năm, đến năm 1995, Techcombank thành công mở chi nhánh tại TP. HCM, tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. Tới năm 1996, mở rộng thêm 1 chi nhánh và 2 phòng giao dịch, số vốn điều lên tiếp tục tăng lên 70 tỷ đồng.
Techcombank bắt tay với ngân hàng Vietcombank phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 năm 2003 đồng thời cho ra mắt công nghệ phần mềm Globus đã tạo nên tiếng vang lớn đánh dấu mốc phát triển của ngân hàng. Thời điểm này, vốn điều của ngân hàng đã lên đến 180 tỷ đồng.
Mã cổ phiếu TCB chính thức niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM vào năm 2003. Tại thời điểm niêm yết cổ phiếu ngân hàng đã có giá trị vốn hóa đến 6.5 tỷ USD.
Ngày 09/06/2004, ngân hàng đã tiến hành thay đổi đổi logo nhận diện thương hiệu. Techcombank đã có tổng tài sản khoảng 2.5 tỷ USD tính đến năm 2007 với mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng thương mại cổ phần. HSBC cũng đã tăng phần vốn góp lên 15% cho Techcombank trong năm này.
Đến năm 2005, ngân hàng đã mở thêm được một loạt chi nhánh cấp 1 tại các tỉnh thành phố như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Bắc Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc. Vốn điều lệ tăng lên đến 555 tỷ đồng.
Đến năm 2007, tổng tài sản của Techcombank ước tính khoảng gần 2.5 tỷ USD, trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai khối ngân hàng thương mại cổ phần. Cũng trong năm này, HSBC tăng phần vốn góp lên 15%, trực tiếp hỗ trợ hoạt động của Techcombank.
Techcombank nhanh chóng vươn lên trở thành ngân hàng TMCP lớn thứ 2 cả nước năm 2011, tổng tài sản 180.000 tỷ, với mạng lưới giao dịch rộng khắp lên đến 307 chi nhánh phủ sóng khắp toàn quốc.
Năm 2018, ngân hàng Techcombank chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã cổ phiếu là TCB, giá trị vốn hóa tại thời điểm niêm yết là 6.5 tỷ USD.
Năm 2020, tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) của Techcombank đứng số 1 tại thị trường Việt Nam, ROA ở mức 3% - cao nhất toàn ngành ngân hàng, Forbes bình chọn là thương hiệu ngân hàng ấn tượng nhất năm 2020.
Tính năng trên app Ngân hàng Techcombank
Tháng 10/2023, cổ đông lớn của TCB gồm nhiều cá nhân và công ty: CTCP Masan (chiếm 14,6%), bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (chiếm 4,85%), bà Nguyễn Thị Thanh Tâm (chiếm 4,85%), CTCP Đầu tư Phú Sĩ (chiếm 2,04%), chủ tịch Hồ Hùng Anh (chiếm 1,1%)
2. Ban lãnh đạo của Techcombank
Trong Hội đồng quản trị của Techcombank có:
- Ông Hồ Tùng Anh - Chủ tịch HĐQT
- Ông Nguyễn Nhân Nghĩa - Chủ tịch Ủy ban
Chức vụ: Phó Chủ tịch HĐQT có:
- Ông Nguyễn Đăng Quang
- Ông Nguyễn Cảnh Sơn
- Ông Nguyễn Thiều Quang
- Ông Hồ Anh Ngọc
Chức vụ: Thành viên HĐQT có:
- Ông Lee Boon Huat
- Ông Saurabh Narayan Agarwa
Trong Ban Kiểm soát có:
- Ông Hoàng Huy Trung - Trưởng Ban kiểm soát và thành viên chuyên trách
- Bà Bùi Thị Hồng Mai là thành viên chuyên trách, và ông Mag Rer Soc Oec Romauch Hannes là thành viên
Trong Ban Lãnh đạo có:
- Tiến sĩ Jens Lottner - Tổng Giám đốc đương nhiệm
- Ông Phùng Quang Hưng - Phó Giám đốc thường trực kiêm Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp
- Ông Siva R Krishnan - Phó Giám đốc kiêm Giám đốc khối Quản trị rủi ro
- Ông Phan Thanh Sơn - Phó Giám đốc kiêm Giám đốc khối Ngân hàng giao dịch toàn cầu
- Ông Phạm Quang Thắng - Phó Giám đốc kiêm Giám đốc khối Quản trị ngân hàng
- Ông Alexandre Macaire - Giám đốc tài chính tập đoàn
II. Nhận định và phân tích chi tiết về cổ phiếu TCB 2024
1. Thông tin cổ phiếu TCB giao dịch trên sàn chứng khoán
- Mã cổ phiếu: TCB
- Sàn giao dịch: HOSE
- Ngày niêm yết: 04/06/2018
- Vốn hóa thị trường: 142,309.44 tỷ đồng
- EPS cơ bản: 4.77 nghìn đồng
- EPS pha loãng: 4.77 nghìn đồng
- P/E: 8.47
- Giá trị sổ sách/ cp: 35,084.27 nghìn đồng
- P/B: 1.12
- KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 9,398,100
- KLCP đang niêm yết: 3,522,510,811
- KLCP lưu hành: 3,522,510,811
Vốn điều lệ TCB giai đoạn từ 2025-2023
2. Lịch sử giá cổ phiếu TCB
Sau 2 năm niêm yết, cổ phiếu TCB mang lại nhiều kết quả gây bất ngờ, biên lãi ròng NIM tăng 5,04%. Tỷ lệ nợ xấu nằm trong 5 ngân hàng hàng đầu có tỷ lệ nợ thấp nhất cả nước ở mức 0,47%.
Từ tháng 4/2020 đến nay, giá cổ phiếu TCB liên tục tăng.
Tính đến 26/2/2024, giá cổ phiếu Techcombank đã đạt mức 40.100 VND/cổ phiếu. Ngày 05/07/2021, cổ phiếu TCB lên đến mức cao nhất 58,000 VND/cổ phiếu.
Năm 2021 – 2022 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng. Giá cổ phiếu TCB giảm sâu xuống còn 20,700 đồng/ cổ phiếu (15/11/2022) và xuống mức thấp nhất trong lịch sử 14,900 VND/cổ ngày 30/03/2020.
Xem ngay: Đầu tư cổ phiếu là gì? Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu cho người mới
3. Phân tích cổ phiếu TCB ở thời điểm hiện tại
Giá cổ phiếu TCB qua các năm từ 2019 - 2024 (Nguồn: TradingView)
Khả năng cạnh tranh
Tập khách hàng của Techcombank tập trung vào 3 đối tác Masan, Masterise và VinGroup. Cả 3 doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp lớn, uy tín nên rủi ro tín dụng thấp hơn doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. Dù nợ xấu tăng cao là xu hướng chung của ngành ngân hàng năm 2023 nhưng nợ xấu của Techcombank luôn được kiểm soát chỉ ~1%. Tuy nhiên, trong trường hợp các đối tác lớn có kết quả kinh doanh tiêu cực, hoạt động của Techcombank sẽ có sự ảnh hưởng.
Là ngân hàng số hàng đầu và có nhiều đối tác lớn, Techcombank huy động được lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) lớn. Đến cuối quý 2/2023, tỷ lệ CASA của Techcombank đạt 32%, cao thứ 2 toàn ngành, giúp Techcombank duy trì chi phí huy động thấp, biên lãi thuần cao.
Sự đa dạng trong các sản phẩm ngân hàng cung cấp cũng là lợi thế lớn của Techcombank. Ngân hàng hiện hoạt động trong mọi lĩnh vực tài chính như bảo lãnh, tín dụng, bảo hiểm, ngân hàng đầu tư, chứng khoán… Sự đa dạng dịch vụ của Techcombank mang lại tiện lợi cho khách hàng, tạo thêm các nguồn thu cho ngân hàng.
Về khía cạnh định lượng
Đánh giá các tiêu chí báo cáo tài chính: Techcombank có mức tăng trưởng tổng tài sản nhanh nhất ngành, tốc độ tăng trưởng kép CAGR lên đến 21,5%/năm. Do CASA suy yếu nên biên lãi thuần (TTM) của Techcombank có xu hướng giảm mạnh, chỉ còn 4,44% trong quý 2 năm 2023 so với mức 5,78% cùng kỳ năm 2022. Về hoạt động tín dụng, Techcombank vẫn tăng trưởng tốt với mức tổng tín dụng trong quý 2 năm 202 tăng 14,8% YoY trong khi tỷ lệ nợ xấu (NPL) vẫn ở mức thấp 1,1%.
Định giá cổ phiếu TCB: TCB giao dịch ở mức P/B 1.12, thấp hơn P/B trung bình 5 năm của cổ phiếu là 1.46. Với mức định giá thấp, biên an toàn cao, TCB là lựa chọn để đầu tư hấp dẫn trong nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng.
Yếu tố kỹ thuật cổ phiếu TCB
Cổ phiếu TCB hiện tại đang vận động trong kênh sideway lớn song song. Nếu đường xu hướng không thủng, cổ phiếu TCB sẽ tiếp tục tăng và hướng về vùng giá 38,000 - 45,000 / cổ phiếu.
III. Cách đọc báo cáo tài chính cổ phiếu TCB cho nhà đầu tư
Để đọc báo cáo tài chính của TCB (Techcombank), bạn có thể làm theo các bước sau:
- Tìm báo cáo tài chính của TCB trên trang web chính thức của ngân hàng hoặc trên các trang web tài chính uy tín.
- Đọc tổng quan về doanh thu, lợi nhuận, tài sản và nợ của ngân hàng trong báo cáo tài chính. Xem các chỉ số tài chính quan trọng như ROA (Return on Assets), ROE (Return on Equity), tỷ lệ nợ xấu, v.v.
- Đọc kết luận và phân tích của các chuyên gia về tình hình tài chính của TCB để hiểu rõ hơn về hiệu suất kinh doanh của ngân hàng.
Nếu cần, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia tài chính hoặc ngân hàng để hiểu rõ hơn về báo cáo tài chính của TCB.
IV. Có nên mua cổ phiếu Techcombank trong năm 2024?
Báo cáo tài chính quý 4 năm 2023 của Techcombank ghi nhận phục hồi mạnh mẽ nhờ tăng trưởng tín dụng cao, cả năm đạt 21,5%, riêng quý 4 năm 2023 tín dụng tăng hơn 8% đến từ nhu cầu vay vốn tăng cao vào cuối năm với mức lãi suất thấp và đẩy mạnh cho vay mảng Bất động sản - Xây dựng tăng 63%. Do đó, lợi nhuận trước thuế quý 4 năm 2023 đạt 5.773 tỷ đồng tăng 22%. Sau 3 quý giảm liên tiếp, nhờ thu nhập lãi thuần của Techcombank tăng 18%, thu ngoài lãi tăng 37% nên tỷ lệ NIM quý 4 năm 2023 phục hồi về mức 4,2%.
Kết quả kinh doanh quý 3 2023 của ngân hàng Techcombank
TCB đã kiểm soát chi phí hiệu quả, tỷ lệ CIR duy trì ở mức thấp 33%. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2023 tăng từ 0,72% đến 1,19% nhưng vẫn trong nhóm thấp nhất ngành và tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 1,12%, nợ nhóm 2 không tăng và tỷ lệ dư nợ giảm.
Kỳ vọng biên lãi ròng (NIM) và chất lượng tài sản của Techcombank khả năng cao sẽ tiếp tục cải thiện. Dự kiến tỷ lệ NIM năm 2024 tăng trên 4% nhờ lợi thế nguồn vốn thấp với tỷ lệ CASA cao đầu ngành (trên 40%), chi phí vốn thấp phản ánh rõ nét hơn sau các kỳ đáo hạn các khoản tiền gửi có lãi suất thấp trong năm 2023.
Trong kỳ gặp gỡ các nhà đầu tư cá nhân gần đây, Ban Lãnh đạo Techcombank dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền mặt với lợi suất cao. Dự kiến đề xuất mức chi trả cổ tức hàng năm bằng tiền mặt ít nhất khoảng 20%/tổng lợi nhuận ~ 4-5% vốn chủ của ngân hàng tính ở thời điểm đầu năm, ước tính 1.500 đồng/cổ phiếu cho năm 2024.
Techcombank là ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam với mạng lưới bán lẻ vững chắc, kỳ vọng kết quả kinh doanh năm 2024 của Techcombank sẽ phục hồi nhanh hơn nhờ: tỷ lệ NIM cải thiện rõ rệt, mức tăng trưởng tín dụng cao, triển vọng chi trả cổ tức tiền mặt với lợi suất cao, tỷ lệ CASA cao nhất ngành.
Ngoài ra, TCB hiện tại có mức định giá P/B thấp hơn so với trung bình ngành 5 năm quá khứ. Khuyến nghị nhà đầu tư tăng tỷ trọng cổ phiếu TCB và tiếp tục nắm giữ với giá mục tiêu 42.000 đồng/cổ phiếu trong thời gian tới.
Tìm hiểu thêm: https://topi.vn/lai-suat-techcombank.html
V. Cách mua cổ phiếu TCB nhanh chóng, uy tín
Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu trực tiếp tại công ty chứng khoán của ngân hàng Techcombank là Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương TCBS (Techcom Securities) ở trụ sở chính: Tầng 27, 28, 29, Tòa nhà C5 D’Capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, theo số hotline: 1800 588 826.
Hoặc có thể thông qua một số công ty chứng khoán khác mà đang có thể đã giao dịch như MBS, SSI, VNDirect…
Mua cổ phiếu TCB uy tín và đầu tư hiệu quả
Sau khi đăng ký và có tài khoản chứng khoán thì nhà đầu tư sẽ nạp tiền vào tài khoản, với số tiền đủ để mua số cổ phiếu mà mình mong muốn, tối thiểu là 100 cổ phiếu. Những giao dịch về sau, nhà đầu tư có thể hoàn toàn thực hiện trên các ứng dụng tài chính trực tuyến mà các công ty chứng khoán cung cấp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngân hàng Techcombank và cổ phiếu TCB. Các nhận định dựa trên báo cáo tài chính của ngân hàng TCB và theo quan điểm cá nhân, chỉ mang tính chất tham khảo. Nhà đầu tư cần xem xét kỹ tình hình về tài chính và biến động thị trường trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Trên đây là những đánh giá chi tiết và đầy đủ từ TOPI về cổ phiếu TCB. Hi vọng nhà đầu tư đã có những quyết định về câu hỏi có nên mua cổ phiếu TCB trong năm 2024 hay không.