Trong xu hướng hội nhập quốc tế và tài chính cùng sự phát triển của thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp dùng nguồn vốn của mình để thực hiện nhiều nghiệp vụ đầu tư tài chính để đem về lợi nhuận, phục vụ cho sự vận hành và tăng trưởng của công ty. Trong đó, không thể không kể đến việc nắm giữ chứng khoán kinh doanh - một khoản đầu tư khá hữu hiệu trong trường hợp doanh nghiệp cần tiền mặt ngay.
1. Chứng khoán kinh doanh là gì?
Chứng khoán kinh doanh (Trading Securities) là chứng khoán vốn hoặc chứng khoán nợ, công ty mua và bán chủ yếu với mục đích kinh doanh trong ngắn hạn.
Được thể hiện trên bảng báo cáo tài chính, có vòng quay nhanh, kiếm tiền chóng, được giao dịch trên thị trường mở. Chứng khoán đầu tư khác với chứng khoán kinh doanh vì mục đích chính khi nắm giữ chúng của doanh nghiệp là để hưởng lãi suất và trú ẩn an toàn trước biến động lãi suất.
Đây là khoản đầu tư, loại tài sản mà công ty luôn chủ động trong việc giao dịch để kiếm lợi nhuận vào một khoảng thời gian ngắn. Họ nắm giữ với hy vọng sẽ bán được chúng với giá cao chỉ trong thời gian ngắn. Ý tưởng đằng sau loại hình đầu tư này là sử dụng thị trường để tiếp tục gia tăng giá trị cho doanh nghiệp thông qua chính những khoản đầu tư này.
Chứng khoán kinh doanh luôn được nhiều nhà đầu tư lâu năm quan tâm
Chứng khoán kinh doanh bao gồm cổ phiếu, trái phiếu được niêm yết trên các sàn chứng khoán và nhiều loại chứng khoán và công cụ tài chính khác.
Đối với những doanh nghiệp nắm giữ chứng khoán kinh doanh thì cần phải tuân thủ đúng theo Điều 15 thuộc Thông tư 200/2014.
Chứng khoán kinh doanh được hạch toán vào tài khoản 121, với 03 tài khoản cấp 2 là 1211 (cổ phiếu), 1212 (trái phiếu), 1218 (chứng khoán và công cụ tài chính khác).
Khi kinh doanh chứng khoán, các nhà đầu tư lưu ý những rủi ro có thể xảy ra như thị trường biến động xấu, cổ phiếu chọn bị rớt giá liên tục, thông tin tiêu cực về doanh nghiệp phát hành, tính thanh khoản trên thị trường kém… khiến những người nắm giữ chứng khoán kinh doanh có thể bị lỗ nặng.
2. Đặc điểm của chứng khoán kinh doanh
Những đặc điểm đặc trưng của chứng khoán kinh doanh mà bạn cần biết
- Được coi là một loại tài sản ngắn hạn, thuộc mục đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ giữ chứng khoán kinh doanh từ 01 - 03 tháng;
- Được phát hành với mục đích trao đổi mua bán để sinh lời;
- Giá của chứng khoán kinh doanh sẽ được xác định bởi nguồn cung - cầu trên thị trường;
- Được thể hiện trên bảng báo cáo tài chính (BCTC) hàng tháng, hàng năm. Dù kết quả kinh doanh chứng khoán lỗ hay lãi thì đều ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dưới dạng “lỗ hoặc lãi khi bán chứng khoán kinh doanh”;
- Là một công cụ tài chính mà doanh nghiệp sử dụng đặc biệt cho mục đích thanh khoản để giúp duy trì hoạt động của công ty một cách trơn tru. Các doanh nghiệp luôn phải chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp xấu đó là họ bị thiếu tiền mặt;
- Có vòng quay nhanh, kiếm tiền chóng, được giao dịch trên thị trường mở.
3. Quy trình mua bán chứng khoán kinh doanh
Quy trình mua bán chứng khoán kinh doanh được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Mở tài khoản chứng khoán kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền
Bước 2: Theo dõi thị trường, với những chứng khoán tiềm năng, dự định có thể phát triển và đem lại lợi nhuận cao thì tiến hành mua vào
Bước 3: Khi giá chứng khoán tăng dần tới khi tạo đỉnh thì chính là thời điểm bán ra để kiếm lời.
4. Sự khác nhau giữa chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư
Phân biệt chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư
Giống nhau:
Đều là một loại chứng khoán gồm chứng khoán vốn và chứng khoán nợ.
Khác nhau:
Tiêu chí | Chứng khoán kinh doanh | Chứng khoán đầu tư |
Mục đích | Doanh nghiệp nắm giữ chứng khoán kinh doanh để kinh doanh, hưởng chênh lệch từ việc mua bán chứng khoán | Nắm giữ chứng khoán đầu tư với mục đích đầu tư và hưởng lãi suất. Được xem như một kênh trú ẩn trước biến động lãi suất |
Các loại | Cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn, các công cụ phái sinh khác | Chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn ví dụ tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn |
Đặc điểm | Là tài sản ngắn hạn, được trao đổi mua bán trong ngắn hạn | Là tài sản dài hạn, doanh nghiệp nắm giữ càng lâu thì lãi càng nhiều |
Mức độ mua bán | Thường xuyên, liên tục | Nắm giữ tới ngày đáo hạn, hoặc bán ra để thu lợi nhuận với loại không có ngày đáo hạn |
Thể hiện trên BCTC | Luôn thể hiện trên bảng BCTC hàng tháng, hàng năm | Không thể hiện trên báo cáo KQKD, không ghi vào lợi nhuận ròng |
Hạch toán | Tài khoản 121, với các TK phụ như 1211, 1212, 1218 | Tài khoản 128 với các TK phụ như 1281, 1282, 1283, 1288 (chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn) |
Nhìn vào quy trình mua bán chứng khoán kinh doanh thì có vẻ dễ dàng nhưng thực tế việc mua bán chứng khoán kinh doanh cần sự thận trọng và am hiểu tốt về thị trường cũng như các kiến thức về tài chính liên quan thì mới có thể đưa ra các quyết định giao dịch đúng đắn. Tìm hiều thêm nhiều thông tin bổ ích về cổ phiếu cũng như đầu tư tại TOPI bạn nhé!