Chứng khoán cơ sở là những cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán, thuộc chỉ số VN30 hoặc HNX30 và được sử dụng làm tài sản cơ sở cho sự hình thành chứng quyền và một số loại chứng khoán phái sinh.
1. Chứng khoán cơ sở là gì?
Chứng khoán cơ sở - Underlying Security bao gồm các sản phẩm chứng khoán đang niêm yết trên sàn chứng khoán được sử dụng làm tài sản cơ sở cho sự hình thành của chứng quyền và một số loại chứng khoán phái sinh.
Về bản chất, chứng khoán cơ sở là một điều kiện cần phải có trong hợp đồng phái sinh, chứng quyền.
Chứng khoán cơ sở là các sản phẩm chứng khoán thuộc HNX30 hoặc VN30
Để có thể trở thành chứng khoán cơ sở thì cổ phiếu hoặc trái phiếu phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chí của Ủy ban chứng khoán Việt Nam như: Phải thuộc chỉ số VN30, HNX30 hoặc các chỉ số khác tương đương có vốn hóa trên 5000 tỉ, giá trị giao dịch 25% được chuyển nhượng công khai và tự do (free float) và không có lỗ luỹ kế.
2. Đặc điểm chứng khoán cơ sở
Chứng khoán cơ sở có một số đặc điểm nổi bật như sau:
- Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở phải là tổ chức hành chính
- Chứng khoán cơ sở được giao dịch trên sàn chứng khoán, nhà đầu tư mở tài khoản tại công ty chứng khoán để giao dịch.
- Điều khoản sản phẩm do tổ chức phát hành quy định, mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có điều khoản khác nhau.
- Chứng khoán có sở có khối lượng niêm yết cụ thể là số lượng khi phát hành và được quy định trong thời hạn cụ thể
Chứng khoán cơ sở phải có số lượng phát hành và niêm yết cụ thể
Sau khi giao dịch chứng khoán cơ sở sẽ được chuyển giao giữa bên bán và bên mua. Nhà đầu tư chỉ có thể bán chứng khoán cơ sở khi đã được toàn quyền sở hữu.
Khi doanh nghiệp hoặc tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán, nhà đầu tư sẽ chịu rủi ro.
Về rủi ro lợi nhuận: người mua lỗ tối đa bằng phí mua và người bán có thể lỗ không giới hạn.
3. Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh
Trước tiên, nhà đầu tư cần hiểu về khái niệm chứng khoán phái sinh tại thị trường Việt Nam là một sản phẩm cho phép bạn đặt cược vào cửa tăng hoặc giảm của chỉ số chứng khoán. Nếu chỉ số này thay đổi đúng như kỳ vọng thì bạn có lời.
Để phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh có thể xét theo các tiêu chí sau:
Cần phân biệt chứng khoán cơ sở với chứng khoán phái sinh
3.1 Thị trường giao dịch và thời gian giao dịch
Chứng khoán cơ sở được giao dịch trong thị trường giao ngay, mang tính tức thời và không được phép lựa chọn hay thay đổi.
Trong khi đó, chứng khoán phái sinh được giao dịch tại thị trường phái sinh, mang các ưu điểm hỗ trợ thanh khoản cho thị trường cơ sở. Điển hình là việc cho phép nhà đầu tư tận dụng các lợi thế về đòn bẩy, giao dịch, bù trừ nhanh chóng, không giới hạn việc nắm giữ. Nhà đầu tư có thể dự đoán xu thế tăng giảm của thị trường.
- Chứng khoán cơ sở: giao dịch vào khung giờ từ 09h00 – 11h30; 13h00 – 15h00
- Chứng khoán phái sinh giao dịch từ 08h45 – 11h30; 13h00 – 14h45
3.2 Khối lượng giao dịch tối thiểu và tối đa
Chứng khoán cơ sở: Giao dịch tối thiểu 100 cổ phiếu và tối đa 500.000 phiếu mỗi lệnh đối với sàn HOSE và 999.990 cổ phiếu mỗi lệnh đối với sàn HNX và Upcom
Chứng khoán phái sinh: Tối thiểu 1 hợp đồng, tối đa 500 hợp đồng/lệnh
3.3 Thời gian sở hữu
Chứng khoán cơ sở: Không giới hạn thời gian sở hữu
Chứng khoán phái sinh: Sở hữu tối đa đến ngày đáo hạn
3.4 Số lượng niêm yết
Chứng khoán cơ sở kiểm soát chặt chẽ số lượng niêm yết và phụ thuộc vào tổ chức phát hành, khống chế thị trường giao dịch. Một số thị trường không cho phép mua bán chứng khoán cơ sở.
Chứng khoán phái sinh cho phép phát hành thoải mái, tự do, không giới hạn số lượng. Về giới hạn vị thế của chứng khoán phái sinh, đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp là 20.000 vị thế cho mỗi tài khoản, nhà đầu tổ chức là 10.000 vị thế và nhà đầu tư cá nhân là 5.000 vị thế.
3.5 Số tiền cần có để giao dịch
Số tiền cần để mua chứng khoán cơ sở bằng tổng giá trị của khối lượng chứng khoán muốn mua, tức là bên mua và bên bán phải có đủ 100% tiền và cổ phiếu sẵn trong tài khoản. Có thể vay ký quỹ để mua thêm cổ phiếu (chỉ áp dụng cho một danh sách cổ phiếu nhất định).
Trong khi đó, để tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một khoản tiền ít hơn giá trị của hợp đồng và phải ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán.
Hiện tại quy chế ký quỹ trên thị trường chứng khoán phái sinh là 80% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu nhưng trước mắt, để đảm bảo sự an toàn là cao nhất, tỷ lệ ký quỹ áp dụng là 100% bằng tiền mặt. Như vậy, chứng khoán phái sinh có lợi thế hơn nhờ các đòn bẩy tài chính.
Để giao dịch chứng khoán cơ sở, bên mua và bán phải có sẵn tiền và cổ phiếu
3.6 Khối lượng nắm giữ tối đa
Chứng khoán cơ sở: Không giới hạn, trừ một số trường hợp đặc biệt hạn chế tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài.
Chứng khoán phái sinh: Nhà đầu tư cá nhân: 5.000 hđ. Tổ chức: 10.000 hđ. Nhà đầu tư chuyên nghiệp (tổ chức có tư cách pháp nhân): 20.000 hđ
3.7 Khả năng bán khống chứng khoán
Chứng khoán cơ sở: Chưa được thực hiện
Chứng khoán phái sinh: Thực hiện bằng hình thức tham gia vị thế bán
3.8 Thời điểm chuyển giao và thanh toán
Thời điểm thanh toán của chứng khoán cơ sở là ngay sau giao dịch trong khi thời điểm chuyển giao của chứng khoán phái sinh là trong tương lai. Trong thị trường chứng khoán phái sinh, tháng đáo hạn là tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối của 2 quý tiếp theo.
Mặc dù xuất hiện khá muộn nhưng chứng khoán phái sinh không hề lép vế trước các loại chứng khoán khác trên thị trường.
4. Có nên đầu tư chứng khoán cơ sở?
Đầu tư vào mỗi loại sản phẩm chứng khoán khác nhau sẽ có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy việc có nên đầu tư vào chứng khoán cơ sở hay không còn phụ thuộc vào mục đích đầu tư, kỳ vọng lợi nhuận và khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư.
Phân tích các chỉ số chứng khoán để biết nên đầu tư vào chứng khoán cơ sở nào
Những sản phẩm chứng khoán đủ điều kiện là chứng khoán cơ sở thường được phát hành bởi những doanh nghiệp, đơn vị uy tín và sức khỏe tài chính tốt nên hình thức đầu tư vào chứng khoán cơ sở sẽ phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn, ưa thích sự an toàn. Tuy nhiên, lợi nhuận trong khoảng thời gian đầu thường không quá cao.
Trong khi đó, đầu tư vào chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn những con sóng ngầm có thể nhấn chìm nhà đầu tư, nhất là trong giai đoạn thị trường biến động dữ dội. Mặt khác, chứng khoán phái sinh được coi là sản phẩm đầu tư có kỳ hạn và sẽ thanh toán chênh lệch trực tiếp bằng tiền mặt vào ngày đáo hạn nên nhà đầu tư dễ bị động vì yếu tố thời gian.
Các nhà đầu tư cần các chỉ số cơ bản trong chứng khoán để hoạch định chiến lược đúng đắn, suy xét từng đường đi nước bước, nắm thời cơ, biến nguy thành an hoặc mang về dòng tiền đẻ ra tiền không ngừng nghỉ.
Mong rằng những thông tin mà TOPI mang đến sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng khoán cơ sở cũng như lựa chọn cho mình chiến lược và sản phẩm chứng khoán phù hợp để đầu tư.