Việc đưa ra quyết định đầu tư cần dựa trên việc định giá cổ phiếu, các nhà đầu tư cần biết liệu giá thị trường của cổ phiếu liệu đã lớn hơn giá trị nội tại của nó, hay nói cách khác, giá trị hiện tại của cổ phiếu là đang “rẻ” hay “đắt”.
Một trong những chỉ số tài chính cơ bản để nhà đầu tư đưa ra quyết định mua cổ phiếu là chỉ số P/B. Vậy chỉ số P/B trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa của chỉ số P/B? Chỉ số P/B như thế nào là tốt. Các bạn hãy cùng tìm hiểu cùng TOPI nhé!
1. Chỉ số P/B là gì?
Chỉ số P/B là từ viết tắt của Price to Book Value Ratio. Đây là chỉ số dùng để so sánh giá của một cố phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó.
Hệ số P/B sẽ có thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố như doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh trong ngày hay mức độ tài chính của doanh nghiệp, các yếu tố vĩ mô.
Với chỉ số P/B, các nhà đầu tư có thể dễ dàng phán đoán và lựa chọn những cổ phiếu tốt để đầu tư. Thông qua chỉ số này, nhà đầu tư có thể nhận biết được giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường thấp hơn hay cao hơn giá trị thực của nó.
Chỉ số P/b là chỉ số quan trọng được sử dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
2. Cách tính P/B
Trong đó:
Tuy nhiên do giá trị của tài sản cố định vô hình thường không được thể hiện ở phần lớn các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, do đó có thể coi
Cách tính chỉ số P/b nhanh chóng và chính xác
Ví dụ, một doanh nghiệp có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 350 tỷ VND, tổng nợ là 200 tỷ VND, thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ là 150 tỷ VND. Nếu doanh nghiệp có 6 triệu cổ phiếu đang lưu hành thì giá trị sổ sách của cổ phiếu là 25.000 VND. Giả sử giá trị thị trường của cổ phiếu là 75.000 VND thì chỉ số P/B của cổ phiếu sẽ được tính như sau:
Điều này có nghĩa là thị giá của cố phiếu trên sàn chứng khoán cao gấp 3 lần giá trị sổ sách của cổ phiếu đó.
3. Ý nghĩa của chỉ số P/B
Chỉ số P/B cho cho chúng ta biết giá cổ phiếu đang cao hơn hay thấp hơn giá trị ghi sổ tại doanh nghiệp bao nhiêu lần. Giá trị thị trường của cổ phiếu là một thước đo thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào dòng tiền trong tương lai của công ty, trong khi giá trị sổ sách lại là một thước đo kế toán dựa trên nguyên tắc giá gốc và phản ánh các đợt phát hành vốn chủ sở hữu trong quá khứ.
Nếu chỉ số P/B cao thì có nghĩa thị trường đang kỳ vọng quá nhiều vào mã cổ phiếu này, từ đó đẩy giá trị của nó cao hơn giá trị thực. Với trường hợp này, nhà đầu tư luôn sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn để mua được mã cổ phiếu của doanh nghiệp này
Khi chỉ số P/B thấp, có nghĩa nhà đầu tư đang cảnh giác với mã cổ phiếu này, nhà đầu tư không còn thấy tiềm năng đối với hoạt động kinh doanh của loại cổ phiếu này trong tương lai. Vì vậy nhà đầu tư chỉ có thể bỏ ra những số tiền thấp hơn giá trị thực của cổ phiếu.
Chỉ số P/b giúp bạn lựa được cổ phiếu tiềm năng
Tìm được ngay: p/e là gì? chỉ số p/e bao nhiêu là tốt?
4. Đặc điểm của chỉ số P/B
Vào những năm 1920 và 30 khi các nhà đầu tư như Benjamin Graham vạch ra các khái niệm về đầu tư giá trị và ước tính giá trị của một công ty, giá trị sổ sách có nhiều ý nghĩa hơn so với hiện tại. Hầu hết các công ty trong thời đại đó đều có những khoản đầu tư đáng kể vào tài sản hữu hình, chiếm phần lớn giá trị của công ty. Giá trị của các công ty ngày nay không chỉ nằm ở giá trị sổ sách.
Những yếu tố như bản quyền, lợi thế thương mại… được tạo ra từ nội bộ hoặc nhận thức về thương hiệu có giá trị hơn nhiều so với các tài sản hữu hình được liệt kê trên bảng cân đối kế toán của họ. Điều này thường khiến giá trị thị trường của công ty cao hơn giá trị sổ sách của nó.
Những đặc điểm cơ bản của chỉ số P/b
Chỉ số P/B đặc biệt được sử dụng rộng rãi và ưu tiên trong việc định giá cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán vì tài sản của các công ty dễ dàng quy đổi ra tiền, sát với giá trị thị trường nên chỉ số P/B gần như phản ánh đúng giá trị của công ty.
Ưu điểm
- Chỉ số P/B có thể dùng để định giá ngay cả với những doanh nghiệp luôn trong tình trạng kinh doanh thua lỗ.
- P/B có mức độ ổn định cao, dễ quan sát, đem lại khả năng phán đoán chính xác hơn cho nhà đầu tư.
- P/B phát huy sức mạnh khi dùng để phân tích, đánh giá những doanh nghiệp có khối lượng tài sản lớn, có tính thanh khoản cao.
Xem thêm bài viết liên quan:
Nhược điểm
- Chỉ số P/B chỉ dựa trên lượng tài sản hữu hình, còn những tài sản mang tính vô hình như tài sản trí tuệ, bằng sáng chế thì không tính được chỉ số P/B. Điều này cũng làm ảnh hưởng rất lớn tới những doanh nghiệp có yếu tố lợi nhuận ròng gia tăng, hay các yếu tố về gia tăng nhận diện thương hiệu…
- Giá trị cổ phiếu được công bố thường không phản ánh được hết giá trị của cổ phiếu đó. Vì vậy nhà đầu tư nên kết hợp chỉ số P/B với những phương pháp phân tích khác nhằm đưa ra lựa chọn đầu tư đúng
- Chỉ số này có thể không chính xác, bởi những nguyên tắc kế toán có những sản phẩm là ảo, tài sản ảo.
- Với những công ty có mức độ tăng trưởng nhanh thì chỉ số này không đem lại hiệu quả chính xác
5. Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt
Khi chỉ số P/B này cao tức là thị trường đang có nhiều kỳ vọng về loại cổ phiếu này, doanh nghiệp có thể làm ăn tốt trong tương lai. Chính vì thế mà các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp để có thể sở hữu nó.
Nếu chỉ số P/B thấp tức là các nhà đầu tư không mấy khả quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà họ chỉ có thể bỏ ra mức giá thấp để mua cổ phiếu. Hoặc một trường hợp nữa là doanh nghiệp đang trong quá trình hồi phục sau khủng hoảng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang ngày một tăng lên khiến cho giá trị cổ phiếu trên sổ sách cũng tăng lên.
Như vậy, trong trường hợp này, cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó. Đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào và thu về lợi nhuận trong tương lai.
Thước đo chỉ số P/b trong thị trường chứng khoán
Có thể rất khó xác định một giá trị P/B như nào là "tốt" khi xác định xem một cổ phiếu có bị định giá thấp hay không và do đó, đây là một khoản đầu tư tốt. Điều này là do như với hầu hết các chỉ số khác, mỗi ngành sẽ có những đặc điểm riêng và do đó, chỉ số P/B so với các ngành khác có thể khác biệt. Ví dụ, các ngành đòi hỏi nhiều vốn hơn cho cơ sở hạ tầng thường sẽ giao dịch ở tỷ lệ P/B thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác.
Những nhà đầu tư có thể có đánh giá thông qua mức độ cao thấp của P/B như sau:
- Những doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng cao, cổ phiếu mang lại nguồn vốn tốt thì chỉ số P/B càng cao lại càng có lợi.
- Với những doanh nghiệp hướng đến chất lượng sản phẩm thì chỉ số này không cần quá cao.
- Với những công ty có sản phẩm thuộc sản phẩm thiết yếu, có độ biến động cao theo mức độ thị trường như xăng dầu thì chỉ số P/B nên thấp.
Theo như đánh giá thì chỉ số P/B càng cao thì mức độ rủi ro càng cao, P/B thấp thì sẽ an toàn hơn trong việc đầu tư. Chỉ số P/B ở mức 0.7 - 1.5 được đánh giá là bình thường, nhà đầu tư nên mua ở mức này thì an toàn hơn.
Những công ty đang có tình hình kinh doanh ở mức độ trung bình, lợi nhuận tăng trưởng năm luôn trong tình trạng lỗ, tuy nhiên chỉ số P/B luôn cao thì nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi đầu tư.
Hơn thế nữa, giá trị ghi sổ của cổ phiếu cũng không phản ánh đúng giá trị thị trường hiện tại của tài sản. Giá trị ghi sổ này có thể là giá trị cách đây rất nhiều năm và không được đánh giá lại. Ví dụ, mảnh đất mà công ty sử dụng từ 3 năm trước rất có thể hiện nay nó đã tăng giá lên hàng chục lần… Chính vì vậy mà nếu như các nhà đầu tư chỉ sử dụng chỉ số P/B mà đã có kết luận về cổ phiếu của một công ty là điều không hoàn toàn chính xác.
Để lựa chọn cổ phiếu và đưa ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần kết hợp cả phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Chỉ số P/B chỉ là một chỉ số cơ bản trong phương pháp phân tích cơ bản mà nhà đầu tư có thể áp dụng.