Làm cách nào để đánh giá được tình trạng sức khỏe tài chính cá nhân của bản thân một cách chính xác nhất? Liệu bạn đã biết đến công dụng của các chỉ số: thanh khoản, nợ, tiết kiệm và đầu tư chưa? Cùng TOPI tìm hiểu ngay bạn nhé!
1. Chỉ số thanh khoản
Chỉ số thanh khoản - Liquidity ratio là một nhóm số liệu cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của chủ thể đi vay mà không cần phải huy động vốn từ bên ngoài.
Như vậy, với tài chính cá nhân thì chỉ số thanh khoản chính là khả năng trả nợ khoản tiền họ đã vay trong ngắn hạn bằng số tiền họ đang có và không mượn thêm bên ngoài để trả thế vào.
Khủng hoảng thanh khoản xảy ra khi chủ thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ của họ. Bất cứ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào cũng có thể vướng phải tình trạng này kể cả trong điều kiện sức khỏe tài chính của họ khỏe mạnh. Nhưng miễn là chủ thể có khả năng thanh toán thì vẫn có thể giải quyết được khủng hoảng thanh khoản.
Chỉ số thanh khoản tài chính được sử dụng để đánh giá sức khỏe tài chính trong ngắn hạn một cách hiệu quả
Chỉ số thanh khoản khác với chỉ số thanh toán (Solvency ratio). Chỉ số thanh toán liên quan đến khả năng đáp ứng tổng thể nghĩa vụ nợ trong dài hạn, ta có thể tính được tỷ lệ khả năng thanh toán bằng cách lấy thu nhập ròng và khấu hao tài sản cho tổng các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Còn tỷ lệ thanh khoản sẽ bằng tài sản thanh khoản chia cho chi phí hàng tháng.
Ví dụ:
Một nhân viên văn phòng cho chi phí sinh hoạt là 5 triệu, tổng tài sản mà người ấy đang có, cộng cả tiền tiết kiệm là 10 triệu.
Muốn tính chỉ số thanh khoản ta lấy tổng tài sản chia cho chi phí sinh hoạt tháng, ta được: 10/5 = 2.
Như vậy, nhân viên này có thể xoay sở chi phí tối đa 02 tháng khi không có thu nhập.
Các chỉ số thanh khoản mà bạn có thể gặp:
Tỷ lệ thanh toán hiện tại (Current ratio) đo lường khả năng trả các khoản nợ trong vòng 1 năm bằng các tài sản ngắn hạn (tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn). Tỷ lệ này càng cao thì thanh khoản càng tốt.
Công thức tính:
Current Ratio = (Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn)
Tỷ lệ thanh toán nhanh (Quick ratio) đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất mà chủ thể đang sở hữu.
Công thức tính:
Quick Ratio = (Tiền và các khoản tương đương tiền + chứng khoán thị trường + khoản cho vay) / Nợ ngắn hạn
2. Chỉ số nợ
Chỉ số nợ giúp ta xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản.
Các tổ chức tài chính như ngân hàng, các công ty cho vay tín chấp sử dụng chỉ số nợ để đánh giá khoản vay của khách hàng, bằng các công cụ như chỉ số nợ trên tài sản, chỉ số nợ trên thu nhập và chỉ số thanh toán dịch vụ tín chấp.
Chỉ số nợ trên tài sản sẽ tính bằng tổng nợ chia tổng tài sản. Khi số dư tín dụng tăng thì hệ số nợ tăng, tại sao lại như vậy, đó là vì khi xài thẻ tín dụng thì chúng ta đang mượn tiền của ngân hàng để chi trả, nợ thì đó tăng lên.
Lấy ví dụ dễ hiểu: Khi bạn quẹt thẻ tín dụng trả cho một khoản phí 1 triệu đồng, tức là bạn đã nợ ngân hàng khoản 1 triệu đồng, chỉ số nợ của bạn tăng lên, nhưng tài sản của bạn vẫn không thay đổi. Nếu có tài sản tích lũy thì số tài sản này sẽ giảm xuống.
Các chỉ số trả nợ và chỉ số trả nợ tín dụng đều được sử dụng để đánh giá khả năng tài chính của người đi vay, từ đó xác định độ tín nhiệm của họ trong tương lai, liệu có thể trả hết nợ cho bên cho vay không.
Chỉ số khả năng trả nợ sẽ đánh giá phần trăm thu nhập sau thuế để thanh toán nợ tối thiểu hàng tháng: nợ thế chấp, vay mua xe, vay thẻ tín dụng, vay sinh viên… Được tính bằng cách lấy tổng nợ hàng tháng chia cho thu nhập sau thuế.
Chỉ số trả thanh toán tín chấp đánh giá phần trăm tổng thu nhập so với khoản nợ vay tín dụng. Để tính được chỉ số này ta lấy tiền đầu tư gốc tương ứng + lãi suất + thuế + bảo hiểm rồi chia cho tổng thu nhập hàng tháng.
Chỉ số nợ phản ánh chính xác nhất tình trạng tài chính cá nhân của bạn ở thời điểm hiện tại
3. Chỉ số tiết kiệm
Chỉ số tiết kiệm sẽ đánh giá phần trăm dành cho tiết kiệm là bao nhiêu trên tổng thu nhập. Việc tính toán khá đơn giản, ta chỉ việc lấy số tiền tiết kiệm hàng tháng chia cho thu nhập đã trừ thuế hàng tháng.
Hệ số tiết kiệm có thể âm khi dòng tiền chi vượt quá dòng tiền thu, lúc này, tài chính của bạn sẽ lâm vào tình trạng báo động, bạn đang nợ và điều này không thể kéo dài lâu được.
Các chuyên gia tài chính cho rằng mỗi tháng bạn phải dành ra ít nhất 10% cho tiết kiệm.
Chỉ số tiết kiệm càng cao thì sức khỏe tài chính của bạn càng tốt
Xem thêm: 9 Cách tiết kiệm tiền đơn giản, giúp tối ưu hóa cuộc sống của bạn
4. Chỉ số đầu tư
Chỉ số đầu tư đánh giá tỷ lệ phần trăm đầu tư so với thu nhập cá nhân là bao nhiêu. Ta lấy số tiền dành cho việc đầu tư mỗi tháng chia cho tổng thu nhập trừ hết thuế TNCN và các loại chi phí hàng tháng.
Chỉ số đầu tư này có thể âm, có thể bằng 0 hoặc dương tùy thuộc vào tình hình tài chính cũng như mức độ chịu đựng rủi ro của mỗi người. Chỉ số đầu tư sẽ gắn liền với tỷ lệ rủi ro, chỉ số này càng cao thì tỷ lệ rủi ro cũng vàng lớn và ngược lại.
Để tài chính phát triển nhanh thì đầu tư là con đường ngắn nhất
Chỉ số đầu tư sẽ bằng tổng thu nhập đã trừ thuế - chỉ số tiết kiệm - chỉ số nợ - các khoản chi phí. Chỉ số đầu tư có mất đi thì cũng không làm ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, nhưng một khi sinh lời theo thời gian thì nó có thể trở thành một nguồn thu nhập mới.
Trường hợp bạn đang sở hữu mức thu nhập cao thì bạn có thể chi ra 50% thu nhập dành cho đầu tư, trong đó 30% cho đầu tư an toàn, 10% dành cho đầu tư kinh doanh và 10% dành cho đầu tư mạo hiểm. Trường hợp thu nhập thấp hơn thì có thể dành 10% thu nhập cho đầu tư.
Nói tóm lại, việc thường xuyên sử dụng các chỉ số tài chính cá nhân trên cho phép bạn theo dõi được quá trình thực hiện mục tiêu của bản thân, cũng đánh giá được tình hình tài chính chính xác nhất để có thể điều chỉnh các danh mục chi phí sao cho phù hợp.
Xem nhanh: Tự do tài chính là gì? 8 cấp độ của tự do tài chính