Facebook Topi

31/10/2024

CAPEX là gì? Cách ứng dụng CAPEX trong đầu tư hiệu quả

CAPEX hay còn gọi là khoản chi phí đầu tư để mua, nâng cấp và duy trì các tài sản cố định. Cùng TOPI tìm hiểu cách ứng dụng CAPEX trong đầu tư tài chính và chứng khoán.

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

CAPEX là khoản chi phí lớn, gắn với tài sản cố định của doanh nghiệp khi thực hiện dự án mới. Vậy bản chất CAPEX là gì và khác gì với OPEX, mời các bạn cùng tìm hiểu.

1. CAPEX là gì?

CAPEX (Capital Expenditure) là các khoản chi phí đầu tư, nâng cấp và duy trì tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị...phản ánh dòng tiền doanh nghiệp đầu tư mua tài sản cố định. CAPEX thường được sử dụng để thực hiện các dự án hoặc đầu tư mới hoặc tăng phạm vi hoạt động của công ty.

Trong kế toán, ngân sách dành cho CAPEX thường tách biệt với ngân sách hoạt động do cac chi phí này có thể phục hồi theo thời gian thông qua khấu hao. Khấu hao thể hiện mức độ hao mòn của tài sản theo thời gian.

CAPEX là gì?

CAPEX là chi phí đầu tư tài sản cố định

2. Ý nghĩa của CAPEX trong đầu tư

CAPEX thể hiện doanh nghiệp đang đầu tư bao nhiêu vào tài sản cố định mới và đang có để duy trì hoặc phát triển. Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao trong dài hạn thường chỉ sử dụng một phần nhỏ lợi nhuận để đầu tư tài sản cố định, việc này nhằm mục đích duy trì vị thế và hoạt động kinh doanh với những đối thủ cạnh tranh khác.

Tỷ lệ CAPEX/ Lợi nhuận sau thuế trong khoảng thời gian vòng đời của tài sản cho biết doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về chi phí hay không.

Tỷ lệ CFO (Dòng tiền hoạt động kinh doanh)/ CAPEX  cho biết mức đáp ứng nhu cầu tài trợ cho tài sản cố định của doanh nghiệp

Cần xem xét CAPEX của một công ty theo 2 khía cạnh để dự phóng tiềm năng tăng trưởng. Một là CAPEX duy trì - bao gồm các chi phí cần thiết giữ cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra trơn tru. Hai là CAPEX tăng trưởng - là các khoản đầu tư nhằm thu hút khách hàng, tạo ra năng lực sản xuất lớn hơn, doanh nghiệp tăng trưởng

Ý nghĩa của CAPEX trong đầu tư

Tỷ lệ CAPEX thể hiện dòng tiền đầu tư vào tài sản cố định

3. Đặc điểm của CAPEX

Các khoản phí CAPEX cần được vốn hóa và phân bổ theo thời gian sử dụng dự kiến của tài sản cố định. Nếu CAPEX được sử dụng để duy trì hoạt động, doanh nghiệp cần khấu trừ hoàn toàn trong năm phát sinh.

CAPEX thường có giá trị hoặc phát sinh ở quy mô lớn bởi hầu hết những tài sản cố định sẽ được sử dụng trong nhiều năm và có thể trở thành tài sản cố định. 

Chi phí vốn là đầu tư dài hạn, khó có thể thu hồi sớm mà cần thời gian hoạt động. Khi chi phí vốn giảm, tài sản cố định cũng giảm đi một phần giá trị của nó.

CAPEX được xác định và ghi nhận ở các mục khác nhau, tùy từng loại tài sản.

Mỗi lĩnh vực hoạt động sẽ có giá trị của CAPEX khác nhau.

Đặc điểm của CAPEX

Tính chỉ số CAPEX để đánh giá năng lực phát triển của doanh nghiệp

4. Cách tính CAPEX

Bạn hãy áp dụng ngay công thức sau để tính CAPEX:

Cách tính CAPEX

Công thức tính CAPEX

CAPEX của một doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí sau:

  • Mua tài sản cố định mới
  • Sửa chữa tài sản cố định hiện tại để kéo dài thời gian sử dụng
  • Nâng cấp tài sản cố định để tăng hiệu suất

Trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, CAPEX được thể hiện ở mục Dòng tiền từ hoạt động đầu tư.

CAPEX = Tiền chi để mua, xây tài sản cố định – Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

5. CAPEX bao nhiêu là tốt?

Để đánh giá CAPEX bao nhiêu là tốt cần xét các yếu tố sau:

Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp đang đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô sẽ cần dòng tiền lớn để thuê nhà xưởng, mua sắm máy móc... Nếu doanh nghiệp đang ổn định thì chi tiền chủ yếu để sửa chữa tài sản cố định.

Năng lực tài chính: Kết hợp yếu tố trên với năng lực tài chính của dự án sẽ cho thấy tính khả thi của dự án.Nếu tài chính không đủ để chi trả cho CAPEX, dự án sẽ có thể dang dở.

Biên lợi nhuận gộp: Các doanh nghiệp sản xuất luôn phải tái đầu tư vào CAPEX bởi phải nâng cấp quy mô sản xuất, cải thiện hiệu quả máy móc để cải thiện biên lợi nhuận gộp. 

Nếu cứ đầu tư liên tục vào CAPEX mà không cải thiện biên lợi nhuận gộp thì việc đầu tư không hiệu quả.

Lợi nhuận sau thuế:  Các công ty cạnh tranh hàng đầu thường chi phí một phần nhỏ cho CAPEX

Tổng CAPEX < 50%: Cho thấy doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh.

Còn nếu con số này < 25%: Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn.

CAPEX bao nhiêu là tốt?

CAPEX thấp cho thấy doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả

6. Ứng dụng CAPEX trong đầu tư tài chính

Để đánh giá một doanh nghiệp cần kết hợp doanh nghiệp với các chỉ số khác.

Chỉ số CFO/CAPEX

Đây là chỉ số dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/chi phí đầu tư

Nếu CFO/CAPEX > 1: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang tạo ra lượng tiền mặt đủ để trả các chi phí đầu tư, sửa chữa tài sản cố định dài hạn.

Nếu CFO/CAPEX < 1: Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, đang phải đi vay tiền để duy trì sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản cố định.

Chỉ nên so sánh chỉ số này trong cùng ngành, giữa các doanh nghiệp có cùng chỉ số CAPEX để nhận định chính xác về mã cổ phiếu.

Tính toán FCFF - giá trị dòng tiền tự do của doanh nghiệp

Dòng tiền tự do là tiêu chí để đo lường tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh, sau khi trừ thuế, sử dụng phân phối cho chủ sở hữu và chủ nợ. Dựa vào dòng tiền, nhà đầu tư đánh giá khả năng quản lý tài chính và tình trạng sử dụng tiền của công ty có hiệu quả hay không? 

FCFF = EBIT x (1 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi vốn lưu động

EBIT là thu nhập của doanh nghiệp, bao gồm cả lãi suất và huế.

Tính toán FCFF - giá trị dòng tiền tự do của doanh nghiệp

Các tiêu chí phân biệt CAPEX và OPEX

7. Phân biệt CAPEX với OPEX

Tiêu Chí

Chi phí vốn (CAPEX)

Chi phí hoạt động (OPEX )

Thời hạn

Chi phí dài hạn cho tương lai nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản chi phí này sẽ được phục hồi t khấu hao từng năm

Chi phí hoạt động ngắn hạn, dùng hết trong cùng kỳ kế toán mà tài sản được mua.

Tỷ trọng chi phí

Chiếm phần nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp. Cần đầu tư mở rộng quy mô sản xuất để có thể phát triển trong tương lai.

Chiếm phần lớn trong chi phí doanh nghiệp bỏ ra để duy trì hoạt động. Các công ty thường cố tiết kiệm mà không ảnh hưởng đến tính cạnh tranh.

Khấu trừ

Vốn hóa và phân bổ theo thời gian khấu hao tài sản.

Khấu trừ thuế hoàn toàn trong năm phát sinh.

Ví dụ

Chi phí mua máy in

Chi phí mua giấy, mực, bảo trì máy in

CAPEX có thể được tài trợ từ bên ngoài thông qua vay vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, để tăng vốn đầu tư. Việc tính toán CAPEX không khó, nó giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác về dòng tiền đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Nhà đầu tư nên lưu ý các đặc điểm của CAPEX để phân tích doanh nghiệp hiệu quả.

Hy vọng những thông tin TOPI chia sẻ đã phần nào giải đáp thắc mắc của các bạn về CAPEX là gì và phân biệt với OPEX thế nào. Hãy theo dõi chúng tôi hàng ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức tài chính hữu ích nhé.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon