Khi thị trường chứng khoán xuống dốc, chỉ số VN-Index thủng mốc 1.000 điểm, rất nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính (vay margin) quá nhiều khiến tài khoản của họ bị “bốc hơi”, buộc bán giải chấp cổ phiếu.
1. Bán giải chấp là gì?
Bán giải chấp là hành động ngân hàng tịch thu và thanh lý các khoản tài sản thế chấp của khách hàng khi họ không có khả năng trả được những khoản nợ trước thời hạn, bằng cách bán đấu giá.
Khái niệm về bán giải chấp cổ phiếu
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thông báo, nếu khách hàng không có bất cứ phản hồi nào đối với tài sản thế chấp của mình khi đáo hạn, ngân hàng sẽ trở thành chủ sở hữu những tài sản đó và thực hiện việc bán giải chấp càng nhanh càng tốt, không thông qua bất cứ đại lý, môi giới hoặc thương lượng với người mua nào. Đây được xem là giải pháp cuối cùng để ngân hàng có thể thu hồi lại được khoản nợ của khách hàng.
Các nhà đầu tư khác có khả năng mua được tài sản với giá hời khi ngân hàng rao bán giải chấp.
2. Bán giải chấp cổ phiếu là gì?
Bán giải chấp cổ phiếu là hành động công ty chứng khoán (CTCK) bán bớt cổ phiếu của nhà đầu tư bị Force Sell để tỷ lệ nợ vay về mức an toàn theo quy định.
Thường thì bán giải chấp cổ phiếu xảy ra khi thị trường giảm mạnh, giá cổ phiếu lao dốc, nhà đầu tư ký quỹ với số tiền lớn, tỷ lệ ký quỹ dưới 30%. Lúc này, CTCK sẽ toàn quyền quyết định với số cổ phiếu của nhà đầu tư.
Các CTCK sẽ thông báo đến khách hàng trong vòng 01 - 02 ngày, nếu khách hàng có thể nộp thêm tiền vào tài khoản ký quỹ để tỷ lệ nợ vay về mức duy trì thì cổ phiếu sẽ không bị bán giải chấp.
Trường hợp nhà đầu tư bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu
Ví dụ:
Nhà đầu tư có 1,5 tỷ đồng, mua 100.000 cổ phiếu A trị giá 3,5 tỷ đồng (giá 35.000VND/cổ phiếu).
Công ty chứng khoán cho khách hàng vay 70% ( 3,5 tỷ x 0,07 = 2,45 tỷ) và nhà đầu tư bỏ vốn 30% (1.05 tỷ). Tỷ lệ ký quỹ là trên 30%, ngưỡng duy trì là 35%.
Sau 2 tháng cổ phiếu xuống 30.000VND/cổ phiếu:
Tổng tài sản còn: 3 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư còn 1 tỷ đồng
Tỷ lệ ký quỹ = 1 tỷ / 3 tỷ = 33%
=> Nhà đầu tư sẽ bị Call Margin, CTCK yêu cầu nhà đầu tư bán cổ phiếu, hoặc nộp thêm tiền vào tài khoản.
Thị trường sau đó lao dốc xuống còn 25.000VND/cổ phiếu:
Tổng tài sản khi ấy chỉ còn: 25.000 x 100.000 = 2,5 tỷ đồng
Vốn của nhà đầu tư còn: 1.5 tỷ - (10.000 x 100.000) = 500 triệu
Tỷ lệ ký quỹ lúc này là 500 triệu / 2.5 tỷ = 20%
=> Nhà đầu tư bị CTCK buộc bán giải chấp.
3. Nguyên nhân của việc bán giải chấp cổ phiếu
Nguyên nhân xảy ra việc bán giải chấp cổ phiếu là vì nhà đầu tư tham gia giao dịch ký quỹ, sử dụng đòn bẩy tài chính (vay margin) quá cao. Khi thị trường chứng khoán giảm mạnh, giá cổ phiếu xuống dưới mức cho phép của CTCK, vốn hao hụt, nhà đầu tư không nộp thêm tiền vào tài khoản, tỷ lệ ký quỹ dưới 30% thì chỉ còn một cách duy nhất là bán giải chấp thì tỷ lệ ký quỹ mới có thể ở mức an toàn.
Những yếu tố khiến nhà đầu tư bị bán giải chấp cổ phiếu
4. Cách tránh bán giải chấp cổ phiếu cho nhà đầu tư
Việc bán giải chấp cổ phiếu gây thiệt hại vô cùng lớn cho các nhà đầu tư. Để tránh được tình trạng này, nhà đầu tư cần:
- Theo dõi sát sao tỷ lệ ký quỹ tài khoản chứng khoán của mình cũng như các biến động giá cổ phiếu mà mình đang nắm giữ;
- Nếu có thể nộp thêm tiền vào tài khoản thì chủ động nộp bổ sung sớm để ngừng việc bán giải chấp. Sau đó tìm cách bảo toàn vốn sau.
- Đừng quá tham lam, nếu thấy có tín hiệu xấu thì nên bán đi trước, thà lỗ nhẹ còn hơn lỗ nặng, mất quyền kiểm soát. Hãy xem xét kỹ tất cả các danh mục đầu tư, xem có danh mục nào gần chạm đến ngưỡng duy trì và ngưỡng xử lý hay chưa.
Kinh nghiệm tránh bị bán giải chấp cổ phiếu
- Chỉ sử dụng Margin khi đã có dày dặn kinh nghiệm và sử dụng ở mức độ vừa phải luôn đảm bảo mức độ an toàn cho tài khoản của mình. Không nên thực hiện giao dịch ký quỹ với những cổ phiếu mang tính đầu cơ.
- Các tỷ lệ ký quỹ của CTCK là khác nhau, nhà đầu tư nên tìm hiểu trước rồi hãy quyết định. Đồng thời phải phân tích cổ phiếu mà mình định đầu tư, nếu thấy có tiềm năng thì hãy xuống vốn còn nếu không thì đừng nên quá mạo hiểm.
Tóm lại, đầu tư chứng khoán đòi hỏi nhà đầu tư có tính kỷ luật cao, chấp nhận cắt lỗ khi tỷ lệ vay margin về mức rủi ro để không tổn thất nhiều, nếu càng ôm thì chỉ càng lỗ và rơi vào tình trạng buộc phải bán giải chấp và mất trắng. Mong rằng những thông tin mà TOPI mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!