Facebook Topi

31/10/2024

Vốn FDI là gì? Cách chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam

Để phát triển kinh tế Việt Nam thì việc huy động và sử dụng nguồn vốn FDI là vô cùng quan trọng. Tìm hiểu về vốn FDI là gì và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài thế nào? Cùng TOPI tìm hiểu ngay nhé!

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Vốn FDI là nguồn vốn quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế đang phát triển, nền kinh tế nhỏ, kỹ thuật lạc hậu. Việt Nam cũng là một trong các nước hưởng lợi từ nguồn vốn FDI.

I. Tìm hiểu về FDI

1. Vốn FDI là gì?

FDI (Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân, tổ chức của quốc gia này vào quốc gia khác. Về bản chất, vốn FDI là phần tiền được đầu tư trực tiếp ở nước khác, trong đó chủ đầu tư lập nhà xưởng, cơ sở kinh doanh và trực tiếp quản lý, điều hành để có lợi nhuận, từ đó tác động tích cực đến nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận vốn và đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Vốn FDI có thể được phân loại theo mục đích của nhà đầu tư hoặc theo tính chất dòng vốn.

Hình thức đầu tư FDI mặc dù xuất hiện muộn nhưng đến nay đã giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và quan hệ quốc tế, là nhu cầu tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới, gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính và thương mại quốc tế.

Vốn FDI là gì?

Vốn FDI có tác động tích cực đến kinh tế quốc gia

2. Đặc điểm của vốn FDI

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI có những đặc điểm cơ bản sau:

- Mục đích chính là mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư.

- Thu nhập mà các chủ đầu tư thu được là thu nhập kinh doanh, không phải lợi tức do đó lợi nhuận từ vốn đầu tư nước ngoài được xác định theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư.

- Tùy theo quy định của từng quốc gia mà các chủ đầu tư nước ngoài cần phải đóng góp một tỷ lệ vốn trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định để xác định rõ quyền và nghĩa vụ cũng như lợi nhuận và rủi ro của mỗi bên.

- Các nhà đầu tư có quyền tự quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh, tự do lựa chọn lĩnh vực và hình thức đầu tư và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.

- Các nước nhận đầu tư cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng và các chính sách thu hút nguồn vốn FDI để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- Phần lớn khi đầu tư FDI sẽ đi cùng với chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ thuật vượt trội nên nhờ đó những nước được đầu tư sẽ thực hiện các dự án một cách đơn giản và nâng cao năng suất làm việc.

Đặc điểm của vốn FDI

Vốn FDI thường được chuyển giao kèm công nghệ hiện đại

3. Đặc điểm của doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, tại Việt Nam có hai dạng doanh nghiệp FDI là:

- Doanh nghiệp có nguồn vốn nước ngoài 100%.

- Doanh nghiệp liên doanh giữa các đối tác trong nước và ngoài nước.

- Về hình thức đầu tư, doanh nghiệp được thành lập có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư góp vốn, mua cổ phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp khác, công ty nước ngoài có chi nhánh được thành lập tại Việt Nam, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh theo hợp đồng BCC

- Xét theo hình thức doanh nghiệp, có thể là công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên.

- Mục đích hoạt động của công ty FDI là hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam và mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.

- Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp FDI sẽ thực thi theo pháp luật Việt Nam và hưởng các chính sách ưu đãi riêng cho những doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Đặc điểm của doanh nghiệp FDI

Có nhiều dạng doanh nghiệp FDI với các hình thức góp vốn khác nhau

II. Những quy định về vốn FDI tại Việt Nam

Các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cần tuân thủ những quy định của luật pháp Việt Nam, đồng thời được hưởng những ưu đãi.

Về vốn góp: Nhà đầu tư nước ngoài trả một khoản vốn tối thiểu theo quy định của Việt Nam để có quyền trực tiếp tham gia điều phối và quản lý quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh. Phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không thấp hơn 30% vốn pháp định, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.

Phân phối lợi nhuận sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, lãi hoặc lỗ sẽ được chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định.

Quyền quản lý doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào mức vốn góp. Nếu nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn 100% thì quyền quản lý hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư.

III. Vai trò của nguồn vốn FDI

Nguồn vốn FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mọi quốc gia. Ngoài mặt tích cực, nó cũng tồn tại một số tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Tác động tích cực của vốn đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư có quyền điều hành, quản lý nên họ sẽ đưa ra những quyết định có lợi cho phía mình để đảm bảo về hiệu quả đầu tư.

Tạo được lợi nhuận và nguồn thu lớn cho cả hai bên, bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Được quyền khai thác những lợi thế như nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân công giá rẻ,  thị trường tiêu thụ lớn... thông qua đó đó đào tạo nhân công chất lượng cao, tăng cơ hội việc làm cho nước sở tại.Quốc gia tiếp nhận FDI được học hỏi các công nghệ kỹ thuật mới, phương pháp quản lý hiện đại và tiên tiến để áp dụng cho mình.

Tránh các rào về bảo hộ mậu dịch, phi mậu dịch tại quốc gia nhận vốn đầu tư.

Ít phải chịu rủi ro thua lỗ từ nguồn vốn nước ngoài do nhà đầu tư quản lý và điều hành rất sát sao.

Vai trò của nguồn vốn FDI

Số liệu thống kê vốn FDI quý I qua các năm

Mặt tiêu cực của vốn FDI

Khi các doanh nghiệp đầu tư ra nước khác thì sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư trong nước, mất đi cơ hội thúc đẩy kinh tế trong nước, mất các cơ hội việc làm cho người dân...

Nhà đầu tư FDI có quyền lựa chọn lĩnh vực hoặc vùng mà mình mong muốn nên có thể sẽ làm mất đi sự cân bằng kinh tế giữa các vùng ở nước sở tại.

Các doanh nghiệp trong nước nếu không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI có thể bị phá sản.

Nếu doanh nghiệp FDI có thể vận động được chính quyền địa phương đồng ý với các quyết định có lợi cho hộ sẽ ảnh hưởng đến chính sách trong nước.

Nước được đầu tư FDI sẽ phải đối mặt với những thách thức, xung đột về văn hóa, chính trị….

Xem nhanh:  Kêu gọi vốn đầu tư - Các bước kêu gọi vốn đầu tư thành công

IV. Các dạng vốn đầu tư nước ngoài FDI

Hầu hết các tập đoàn đa quốc gia sẽ tìm đến những nước đang phát triển để sản xuất kinh doanh bởi ưu thế về nhân công giá rẻ cũng như chính sách hấp dẫn. Vốn FDI thường được phân thành 2 loại:

Vốn đầu tư trực tiếp: Với cách này, các công ty nước ngoài sẽ thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh, trực tiếp nắm quyền quản lý, điều hành. Nhà đầu tư được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là chi nhánh hoặc công ty con. Hình thức đầu tư này được các nước sở tại ưu ái bởi nó giúp thúc đẩy kinh tế, giải quyết việc làm và chuyển giao công nghệ hiện đại cho nước mình.

Vốn đầu tư gián tiếp - hay còn gọi là vốn ODA là nguồn vốn từ các nhà đầu tư như Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các nước trực thuộc Liên hợp quốc, Tổ chức tài chính quốc tế… đầu tư cho các nước đang phát triển hoặc kém phát triển nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Vốn FDI gián tiếp thường được thể hiện thông qua một khoản vay dài hạn không lãi suất hoặc lãi suất thấp dành cho Chính phủ của nước được đầu tư.

Bên cạnh đó, các tập đoàn đa quốc gia thường tìm đến đối tác là những nước mà họ sẽ trả ít thuế nhất, những nước này có thể coi là thiên đường thuế. Họ có thể chuyển trụ sở hoặc các bộ phận kinh doanh đến những quốc gia thiên đường thuế nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Một cách đầu tư gián tiếp khác là những tập đoàn, tổ chức tài chính nước ngoài sẽ mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc vị thế của các công ty trong nước.

Ngoài ra còn có các hình thức đầu tư vốn nước ngoài bổ sung đang được xem xét như các khoản vay thương mại do một ngân hàng trong nước phát hành cho các doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc Chính phủ của quốc gia khác.

Các dạng vốn đầu tư nước ngoài FDI

Thống kê các ngành thu hút FDI lớn nhất 8 tháng đầu năm 2022

V. Các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vốn FDI với nền kinh tế xã hội quốc gia nên Việt Nam là quốc gia tích cực thay đổi các chính sách mở cửa nhằm tạo môi trường hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách cụ thể như sau:

- Không bị tước đoạt tài sản: Điều này được quy định ở ngày đầu điều khoản ký kết giữa nhà đầu tư FDI với Luật pháp Việt Nam để đảm bảo phát triển song phương. 

- Đảm bảo tổn thất: nhà đầu tư FDI sẽ được đảm bảo tổn thất nếu Việt Nam bị phá hủy do chiến tranh hay thực hiện chính sách Quốc hữu hóa, chuyển đổi biến động từ ngoại tệ. 

- Chuyển đổi ngoại hối: Nhà đầu tư nước ngoài được phép giao dịch chuyển khoản về quê hương bao gồm: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính, phụ, đầu tư, gốc và lãi vay ngân hàng nước ngoài, phí bản quyền, chi phí vận hành, thanh toán lương..

Ngoài quyền lợi, các nhà đầu tư nước ngoài còn nhận được các chính sách ưu đãi như sau: 

- Ưu đãi về đất đai: Giảm tiền thuê đất, chi phí sử dụng đất và thuế cũng thấp hơn các doanh nghiệp trong nước.

- Miễn giảm các khoản thuế: Miễn trừ gần như mọi loại thuế, giảm thuế thu nhập gần 30%, cụ thể, Chính phủ đang áp dụng mức thuế thấp hơn bình thường theo thời hạn hoặc đến khi dự án thực hiện xong. Doanh nghiệp FDI còn được miễn phí toàn bộ thuế nhập khẩu với điều kiện loại hàng hóa đó phải tạo ra tài sản cố định như: nguyên vật liệu, linh kiện, vật tư xây dựng dự án.  

- Nhận trợ cấp của Chính phủ như: Trợ cấp chi phí tổ chức và vận hành dự án hoặc có thể cộng các khoản này vào chi phí hoạt động trong một thời gian. 

- Được trợ cấp khi tái đầu tư: Nếu doanh nghiệp FDI dùng lợi nhuận để tái đầu tư sẽ được hưởng nhiều ưu đãi. 

- Trợ cấp đầu tư: Trợ cấp một khoản đầu nhất định cho danh mục không chịu nghĩa vụ thuế.

- Các khuyến khích đặc biệt: Các công ty đa quốc gia được xem như doanh nghiệp có tên trên bảng chứng khoán và nhận đặc quyền tương tự, được phép tạo ra công ty cổ phần.

Các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam

Các công ty FDI được hưởng nhiều ưu đãi khi đầu tư

VI. Các đối tác nước ngoài rót vốn vào Việt Nam nổi bật nhất

Hiện nay có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,51 tỷ USD, chiếm 31,9% tổng vốn FDI tại Việt Nam.

Đứng thứ hai là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 3,42 tỷ USD, chiếm 14,6%. Mặc dù đứng vị trí thứ 2 về xếp hạng vốn đầu tư nhưng lại dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn và số lượt góp vốn mua cổ phần.

Trung Quốc chiếm vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,17 tỷ USD, chiếm 9,2%.

Các vị trí tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan…

Đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia đầu tư vào 18 trên tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 12,74 tỷ USD, chiếm 53,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Ngành sản xuất và phân phối điện xếp hạng hai với tổng vốn đầu tư 5,54 tỷ USD, chiếm 23,3%. 

Tiếp theo là ngành kinh doanh bất động sản và ngành bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký lần lượt là 2,12 tỷ USD và trên 803 triệu USD.

Về số lượng dự án đầu tư mới, ngành công nghiệp chế biến chế tạo, ngành bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là đang thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm 33,1%, 27,8% và 16% trên tổng số dự án.

Về địa bàn đầu tư, tỉnh Long An dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,68 tỷ USD, chiếm 15,5%, trong đó có dự án điện lớn lên tới 3,1 tỷ USD (chiếm tới 84,2% tổng vốn đầu tư của Long An). 

TPHCM đứng vị trí thứ hai với trên 2,73 tỷ USD, chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư. 

Hải Phòng xếp hạng ba với tổng vốn đăng ký 2,72 tỷ USD, gần 11,5%.

Nguồn vốn FDI đã góp phần không nhỏ vào công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Nguồn vốn FDI đã góp phần không nhỏ vào công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Cũng ảnh hưởng nhiều tới sự biến động của lĩnh vực tài chính. Mong rằng những thông tin mà TOPI mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon