Facebook Topi

27/03/2025

Bí kíp tránh đầu tư theo cảm xúc từ huyền thoại Warren Buffett

Kiểm soát cảm xúc là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt. Tham khảo cách tránh đầu tư theo cảm xúc từ lời khuyên của Warren Buffett

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Tránh đầu tư theo cảm xúc, tách cảm xúc khỏi những quyết định là lời khuyến cáo từ những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Cùng TOPI tìm hiểu đầu tư cảm xúc là gì và làm thế nào để tránh đầu tư theo cảm xúc.

Đầu tư cảm xúc là gì? Nó có giống đầu tư theo cảm tính không?

Đầu tư theo cảm xúc là khi các quyết định tài chính của bạn bị chi phối bởi tâm lý của cá nhân thay vì dựa trên phân tích lý trí và chiến lược rõ ràng. 

Ví dụ: Khi thị trường tăng mạnh, bạn có xu hướng mua vào vì sợ bỏ lỡ cơ hội sinh lời. Ngược lại, khi thị trường giảm, nỗi lo mất tiền khiến bạn vội vàng bán tháo, dù đó có thể không phải là lựa chọn tối ưu.

Khi bị cảm xúc dẫn dắt và chi phối quyết định, nhà đầu tư khó có sự đánh giá khách quan và thường ra quyết định nóng vội, thiếu căn cứ dẫn đến tăng rủi ro thua lỗ.

Nhà đầu tư để cảm xúc chi phối sẽ khó có quyết định sáng suốt

Đầu tư theo cảm xúc không hoàn toàn giống đầu tư theo cảm tính. Đầu tư theo cảm tính là việc nhà đầu tư ra quyết định dựa trên trực giác, linh cảm hoặc tin tức đồn đoán thay vì phân tích số liệu, báo cáo tài chính, xu hướng thị trường… Họ có thể không ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông nhưng vẫn đưa ra quyết định thiếu cơ sở khoa học. 

Dù là đầu tư theo cảm xúc hay cảm tính, cả hai đều tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến những quyết định thiếu sáng suốt. Do đó, để tối ưu lợi nhuận và kiểm soát rủi ro, nhà đầu tư cần rèn luyện sự kỷ luật, giữ vững nguyên tắc và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu, phân tích thay vì chỉ dựa vào cảm giác nhất thời.

Nguyên nhân khiến nhà đầu tư ra quyết định theo cảm xúc

Trong thế giới đầu tư, những ai để cảm xúc chi phối thường là những người dễ thất bại nhất. Đặc biệt với các nhà đầu tư mới, khi chưa có nhiều kinh nghiệm, họ rất dễ rơi vào "bẫy tâm lý" do ảnh hưởng của FOMO. Chính tâm lý này khiến họ hành động vội vàng theo đám đông, dẫn đến tình trạng "mua đỉnh, bán đáy", gây ra những khoản thua lỗ đáng tiếc.

Khi thị trường liên tục tăng trưởng, sự hưng phấn và lòng tham có thể khiến nhà đầu tư lao vào mua đuổi theo giá cao, kỳ vọng kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Ngược lại, khi thị trường xuất hiện những tín hiệu tiêu cực – như tin tức về suy thoái kinh tế hay biến động mạnh – nỗi sợ hãi sẽ thúc đẩy họ bán tháo tài sản, ngay cả khi chưa thực sự đánh giá hết tình hình.

Sự dao động giữa tham lam và sợ hãi chính là yếu tố khiến nhiều người mắc kẹt trong vòng xoáy đầu tư theo cảm xúc, thay vì có một chiến lược bài bản và kỷ luật.

Các bẫy cảm xúc mà nhà đầu tư rất dễ rơi vào

Sợ mất tiền

Mất tiền, thua lỗ luôn là "cơn ác mộng" với bất kỳ nhà đầu tư nào. Tuy nhiên, chính nỗi sợ này có thể khiến bạn rơi vào trạng thái lo lắng quá mức, mất đi sự sáng suốt khi đưa ra quyết định. Bạn có thể trở nên quá thận trọng, bỏ lỡ những cơ hội tiềm năng hoặc vội vàng thoát lệnh khi chưa thực sự cần thiết.

Hãy nhớ rằng, đầu tư giống như một trò chơi xác suất – có thắng và có thua. Quan trọng không phải là tránh thua lỗ bằng mọi giá, mà là biết cách kiểm soát rủi ro, tối ưu lợi nhuận khi thắng và giảm thiểu thiệt hại khi thua.

Sợ mất tiền, sợ thua lỗ cả cảm xúc phổ biến của nhà đầu tư

Không chấp nhận thua lỗ

Đầu tư luôn đi kèm với rủi ro, nhưng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận điều đó. Khi một khoản đầu tư đi ngược với kỳ vọng, nhiều người có xu hướng "cố chấp" giữ lệnh hoặc tiếp tục đổ thêm vốn với hy vọng thị trường sẽ quay đầu. Điều này có thể khiến khoản lỗ ngày càng lớn, dẫn đến những quyết định càng lúc càng cảm tính.

Biết cắt lỗ đúng lúc là kỹ năng quan trọng giúp bạn bảo toàn vốn và duy trì cuộc chơi dài hạn. Đừng để cái tôi cản trở khả năng đưa ra quyết định sáng suốt.

Chạy theo đám đông (FOMO)

Tâm lý FOMO (Fear of Missing Out - sợ bỏ lỡ cơ hội) là một trong những nguyên nhân chính tạo ra những "bong bóng tài chính". Khi thấy người khác kiếm lời từ một mã cổ phiếu hay một xu hướng đầu tư mới, bạn dễ bị cuốn vào cuộc đua mà không kịp đánh giá thực hư. Ngược lại, khi thị trường gặp tin xấu, đám đông bán tháo, bạn cũng có thể hoảng sợ và hành động theo mà không có chiến lược rõ ràng.

Đầu tư không phải là một cuộc đua tốc độ mà là một bài toán phân tích và chiến lược. Hãy luôn dựa vào dữ liệu, nghiên cứu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định, thay vì chạy theo cảm xúc tức thời.

Thiếu kỷ luật

Thiếu kỷ luật là con đường ngắn nhất dẫn đến đầu tư thất bại. Nhiều nhà đầu tư không kiên nhẫn theo đuổi một chiến lược, liên tục thay đổi hệ thống giao dịch chỉ vì gặp vài lần thua lỗ. Điều này khiến họ không đủ thời gian để thực sự hiểu rõ ưu, nhược điểm của phương pháp mình đang áp dụng.

Không có hệ thống giao dịch nào hoàn hảo, nhưng một hệ thống ổn định cần được kiểm nghiệm qua nhiều chu kỳ thị trường trước khi điều chỉnh. Nếu để cảm xúc chi phối, phá vỡ nguyên tắc đầu tư chỉ vì vài biến động ngắn hạn, bạn có thể mất đi lợi thế dài hạn của mình.

Nhà đầu tư cảm xúc dễ rơi vào bẫy tâm lý dẫn đến thua lỗ

Dấu hiệu nhận biết một nhà đầu tư cảm xúc

Bạn có đang để cảm xúc chi phối quyết định đầu tư của mình không? Hãy thử kiểm tra bằng cách tưởng tượng phản ứng của bạn trong những tình huống sau:

Bị cuốn vào những cơ hội "ngàn năm có một"

Một người bạn đáng tin cậy nói rằng họ có một "kèo thơm" giúp nhân đôi tài khoản nhanh chóng – nhưng bạn phải quyết định ngay. Nhà đầu tư theo cảm xúc có thể bị cuốn vào sự phấn khích và vội vàng xuống tiền mà không nghiên cứu kỹ lưỡng. Họ cũng có thể cảm thấy khó từ chối bạn mình và tự thuyết phục rằng "biết đâu lại trúng lớn".

Dấu hiệu: Nếu bạn thường bị hấp dẫn bởi những cơ hội kiếm tiền nhanh mà không kiểm tra dữ liệu thực tế, đó là dấu hiệu bạn đang đầu tư theo cảm xúc. Hãy nhớ rằng trong tài chính, "miếng ngon" rất hiếm khi từ trên trời rơi xuống. Luôn dành thời gian để đánh giá rủi ro và tìm hiểu trước khi hành động.

Hoảng loạn khi thị trường biến động

Khi lãi suất tăng cao, thị trường liên tục biến động, bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng về tương lai và có ý định bán tháo để bảo toàn vốn. Đây chính là kiểu giao dịch theo cảm xúc, khiến nhiều nhà đầu tư "mua đỉnh, bán đáy".

Dấu hiệu: Nếu bạn thường xuyên thay đổi chiến lược chỉ vì thị trường biến động trong ngắn hạn, rất có thể bạn đang đầu tư theo cảm xúc. Hãy học cách kiên trì với chiến lược đã đề ra và chỉ điều chỉnh khi có cơ sở hợp lý, thay vì phản ứng theo tâm lý hoảng loạn.

Bị ảnh hưởng bởi sự so sánh với người khác

Hàng xóm khoe rằng họ vừa kiếm được hàng trăm triệu từ chứng khoán, và bạn quyết tâm phải làm được như vậy. Điều này khiến bạn lao vào tìm kiếm "cơ hội vàng", thậm chí đặt cược lớn vào một công ty hoặc một ngành nào đó với hy vọng "đổi đời" nhanh chóng.

Dấu hiệu: Nếu bạn đầu tư vì áp lực từ thành công của người khác, có khả năng cao bạn đang để cảm xúc chi phối. Thị trường không phải là cuộc đua – thay vì cố gắng thắng lớn một lần, hãy tập trung vào chiến lược dài hạn, đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro và tạo ra lợi nhuận bền vững.

Vì sao cần kiểm soát tâm lý và cảm xúc khi đầu tư?

Kiểm soát tốt tâm lý sẽ giúp nhà đầu tư không phản ứng vội vàng, không sợ hãi hoặc phấn khích quá mức mà đưa ra quyết định thiếu sáng suốt. Những nhà đầu tư thành công không phải là những người không có cảm xúc, mà là những người hiểu rõ cảm xúc của mình và biết cách tận dụng chúng một cách hợp lý.

Khi thị trường biến động mạnh, cảm xúc thái quá có thể khiến bạn mua vào khi giá đang ở đỉnh hoặc bán tháo khi giá chạm đáy. Điều này dẫn đến thua lỗ nặng nề thay vì mang lại lợi nhuận như kỳ vọng.

Ngay cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp đôi khi cũng bị cảm xúc ảnh hưởng. Trong suốt phiên giao dịch, họ liên tục tiếp nhận thông tin và chứng kiến những biến động thị trường, từ đó dễ rơi vào trạng thái hoang mang hoặc quá tự tin. Vì vậy, kiểm soát cảm xúc không chỉ là một kỹ năng mà còn là một chiến lược quan trọng giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư thông minh, tránh được những tổn thất không đáng có.

Hãy tách cảm xúc ra và chỉ quyết định sau khi nghiên cứu kỹ càng

Cách giúp nhà đầu tư kiểm soát cảm xúc khi quyết định giao dịch

Tránh đầu tư theo cảm xúc không khó, chỉ cần bạn nhận ra mình là một người dễ bị cảm xúc chi phối và biết cách luyện tập thường xuyên theo chiến lược dưới đây:

Xây dựng chiến lược đầu tư cụ thể

Đầu tư chứng khoán, bất động sản hay bất cứ hình thức nào khác cũng đòi hỏi tầm nhìn dài hạn và kế hoạch đầu tư rõ ràng. Việc có chiến lược bài bản giúp bạn giữ được sự bình tĩnh, tránh dao động bởi những biến động ngắn hạn.

Mỗi khi thực hiện giao dịch, hãy chuẩn bị tâm lý cho 4 kịch bản thị trường, từ rất dễ xảy ra, dễ xảy ra, khó xảy ra cho tới rất khó xảy ra và cách phản ứng phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn không bị cuốn theo cảm xúc do tình huống bất ngờ.

Ưu tiên mục tiêu tài chính

Thay vì để cảm xúc chi phối, hãy tập trung vào mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp bạn xác định mức độ rủi ro phù hợp với từng khoản đầu tư.

  • Nếu bạn đầu tư dài hạn (ví dụ: cho kế hoạch hưu trí), có thể chấp nhận rủi ro cao hơn, vì thị trường có thời gian để phục hồi.
  • Nếu bạn có mục tiêu tài chính ngắn hạn (ví dụ: mua nhà trong 2-3 năm tới), nên chọn những khoản đầu tư ít rủi ro hơn.

Duy trì tính kỷ luật

Thiếu kỷ luật là một trong những nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư mắc bẫy cảm xúc. Để tránh điều này, bạn cần kiên định với chiến lược đầu tư đã vạch ra, không thay đổi quyết định chỉ vì tâm lý lo lắng hay phấn khích và không chạy theo xu hướng một cách cảm tính.

Nếu bạn đã chọn đúng cổ phiếu tiềm năng, hãy tin vào phân tích của mình và kiên trì với kế hoạch. Sự biến động trong ngắn hạn không quyết định toàn bộ hành trình đầu tư của bạn.

Đầu tư thường xuyên và theo kế hoạch

Một chiến lược phổ biến để tránh bị cảm xúc chi phối là trung bình hóa chi phí đầu tư (Dollar-Cost Averaging - DCA). Phương pháp này giúp bạn đầu tư một số tiền cố định theo lịch trình định sẵn, tránh mua cổ phiếu ở mức giá quá cao và dần hình thành thói quen đầu tư dài hạn, không bị ảnh hưởng bởi biến động nhất thời

Tuy DCA không đảm bảo lợi nhuận cao ngay lập tức, nhưng về lâu dài, nó giúp bạn kiểm soát rủi ro tốt hơn và giảm thiểu tác động của những quyết định đầu tư cảm tính.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư 

Không "bỏ trứng vào một giỏ" là nguyên tắc quan trọng giúp bạn giảm thiểu rủi ro. Một danh mục đầu tư đa dạng sẽ giảm ảnh hưởng của biến động thị trường, tạo ra sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, giúp bạn tập trung vào mục tiêu dài hạn.

Hiểu rõ doanh nghiệp mà bạn đầu tư

Nhà đầu tư càng hiểu rõ về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp, càng dễ duy trì tâm lý vững vàng trước những biến động thị trường. Điều này giúp bạn nắm bắt được thời điểm mua - bán thích hợp, tránh bị cuốn theo tâm lý đám đông hay tin đồn thất thiệt.

Warren Buffett khuyến cáo tránh đầu tư theo cảm xúc

Lời khuyên từ Warren Buffett: Tránh đầu tư theo cảm xúc

Warren Buffett – huyền thoại đầu tư, CEO của Berkshire Hathaway – luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh chạy theo đám đông và đầu tư dựa trên giá trị thực của doanh nghiệp.

Ông cảnh báo rằng tâm lý bầy đàn có thể dẫn đến bong bóng tài chính và những quyết định thiếu sáng suốt, khi nhà đầu tư mua vào lúc giá tăng và bán tháo khi hoảng loạn. Điển hình như bong bóng dotcom năm 2000 hay khủng hoảng tài chính 2008, sự cuồng loạn của đám đông đã khiến thị trường sụp đổ.

Buffett luôn tuân thủ nguyên tắc: “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi và sợ hãi khi người khác tham lam”. Ông không bị cuốn theo biến động ngắn hạn mà tập trung vào giá trị cốt lõi, tiềm năng dài hạn của doanh nghiệp. Chiến lược này đã giúp ông duy trì mức lợi nhuận trung bình 20% mỗi năm trong hơn 50 năm.

Buffett khuyến nghị nhà đầu tư không nên để cảm xúc chi phối quyết định giao dịch, xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn và tuân thủ kỷ luật, tập trung cho mục tiêu dài hạn.

Đầu tư không chỉ là cuộc chơi của con số mà còn là bài toán của lý trí. Kiểm soát cảm xúc giúp bạn tránh những quyết định vội vàng, từ đó đầu tư hiệu quả và bền vững hơn. Bằng cách xây dựng chiến lược rõ ràng, duy trì kỷ luật, đa dạng hóa danh mục và hiểu rõ doanh nghiệp, bạn có thể giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa lợi nhuận và hướng tới một tương lai tài chính vững chắc.

Hiểu rõ tầm quan trọng của việc tránh đầu tư theo cảm xúc, TOPI hỗ trợ người dùng theo dõi thị trường, thiết lập mục tiêu cũng như đưa ra khuyến cáo về danh mục đầu tư phù hợp với hồ sơ rủi ro và mục tiêu tăng trưởng của nhà đầu tư. Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ hỗ trợ đầu tư thông minh, hãy thử với TOPI, bạn sẽ có chiến lược đầu tư thông minh và vững chắc, hạn chế bẫy cảm xúc và tăng cơ hội thành công.

icon-profile

Bài viết này được viết bởi chuyên gia

Ông: L.V.Thành - Chuyên gia tài chính TOPI

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/Z6z8JjBpxg907RfQJYncefJP5dKLnygg6jp6qElB.png?w=1500&h=1386&v=2022
logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Số ĐKKD: 0109662393

Địa chỉ liên lạc: Tầng 3, Tháp Văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Trần Hoàng Mạnh

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon