Tiết kiệm tiền không chỉ mang lại lợi ích ngay lập tức mà còn là một hành động có trách nhiệm với tương lai của bản thân. Đối với một người độc thân, việc tiết kiệm tiền không chỉ là một thói quen mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Khi bạn còn độc thân và tự do quản lý tài chính cá nhân thì cần phải biết cách thiết lập ngân sách, phân bổ tiền cho các khoản chi tiêu và đặc biệt cần phải có quỹ dự phòng để đề phòng rủi ro. Vậy, làm thế nào để tiết kiệm tiền khi bạn vẫn còn độc thân? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài kinh nghiệm hữu ích trong bài viết dưới đây.
I. Thiết lập ngân sách
Thiết lập ngân sách để tạo thói quen tiết kiệm khi độc thân
Xây dựng cho mình một kế hoạch tiết kiệm tiền dù lớn hay nhỏ vẫn là một điều cần thiết để bạn có thể đảm bảo được cuộc sống dễ dàng hơn.
Thiết lập ngân sách là một điều cần thiết đối với bất kỳ ai trong bất kỳ tình huống, kế hoạch nào. Khi bạn độc thân thì điều này lại càng quan trọng hơn, mỗi một đồng tiền nào mà bạn kiếm ra đều cần tính toán để xác định rõ số tiền đó mình sẽ chi tiêu vào những việc gì.
Hãy cố gắng để chi tiêu hạn chế các khoản không cần thiết. Lúc đó bạn sẽ có tiền để tiết kiệm, đầu tư hoặc trả các khoản nợ. Còn nếu bạn đang tiêu nhiều hơn kiếm thì cần phải điều chỉnh lại ngân sách của mình phù hợp hơn. Hãy cắt giảm các loại chi phí không cần thiết. Sử dụng các ứng dụng ngân sách để quản lý và theo dõi các khoản chi phí của mình.
Đầu tiên, hãy tạo ngân sách của mình bằng các cộng tất cả mọi chi phí lại. Sau đó bạn đối chiếu với thu nhập của mình. Hãy ghi rõ các mục chi tiêu càng chi tiết càng tốt.
1. Thanh toán tất cả hóa đơn của bạn cùng một lúc
Việc thanh toán hóa đơn cùng một lúc sẽ giúp bạn biết được tổng chi phí hàng tháng mình cần phải trả là bao nhiêu. Khoản này cũng được xem là chi phí cố định bởi trung bình chung các tháng sẽ cơ bản giống nhau. Điều này sẽ giúp bạn ghi lại được dễ dàng hơn so với việc bạn thanh toán lẻ tẻ từng hóa đơn một.
2. Biết chi phí nào cần phân bổ
Bạn cũng nên chỉ ra các chi phí cần phân bổ như thế nào để hợp lý. Ví dụ chi phí đầu tư cho giáo dục, sức khỏe, giải trí. Những hạng mục nào cần quan tâm nhiều hơn vào thời điểm nhất định nào đó thì cần được ưu tiên.
Còn khi bạn đang không có nhiều tiền thì nên cắt giảm các chi phí không cần thiết để đảm bảo duy trì nguồn tài chính cho bản thân tốt nhất.
3. Sử dụng tiền mặt
Việc sử dụng tiền mặt cũng là một cách để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả. Quét mã QR, thanh toán ngân hàng, quẹt thẻ tín dụng là vô cùng tiện lợi. Sự tiện lợi này sẽ kéo theo việc bạn dễ bị sa vào các giao dịch mua bán. Tiêu tiền mặt bạn sẽ thấy tiếc hơn so với việc tiêu tài khoản. Nên nếu độc thân, hãy thử dùng tiền mặt, rút ra một khoản chi tiêu cố định trong tháng để phân bố phù hợp nhất.
4. Lập kế hoạch mua hàng
Cách tiết kiệm chi tiêu của cá nhân cũng hiệu quả hơn khi bạn lên sẵn các dnah mục cần mua trước khi mua sắm. Việc này vừa giúp bạn tiết kiệm được thời gian, xác định đúng hàng hóa, vừa giúp bạn không quá đà khi mua sắm.
Từ danh sách này, bạn có thể tính toán và mang theo một số tiền vừa đủ để chi vào những món đồ cần thiết, tránh rơi vào các món đồ chưa cần đến gây lãng phí.
II. Phân bổ những chi phí lớn
Để tiết kiệm tiền, bạn cũng cần phân bổ các chi phí lớn để đạt được mục tiêu tài chính hiệu quả.
Bạn có thể phân bổ các chi phí như: Chi tiêu, giáo dục, sức khỏe, tiết kiệm, đầu tư, giải trí. Các hạng mục này cần phải phân bổ hợp lý.
Theo quy tắc 50 - 30 - 20 nổi tiếng của Elizabeth Warren thì bạn có thể phân bổ chi phí theo quy tắc 50% cho các nhu cầu thiết yếu, 30% để tiêu dùng cá nhân, 20% để tiết kiệm.
III. Tiết kiệm ngay trước khi chi tiêu
“Mua lố” là tình trạng thường gặp ở những người trẻ độc thân. Khi chưa vướng bận gia đình, con cái thì chúng ta thường hay bị sa vào những cám dỗ của đồ công nghệ, thời trang và xe cộ. Việc chi tiêu mang đến một cảm giác thỏa mãn ban đầu nhưng càng sau lại càng đuối do thu nhập không tăng lên.
Nếu bạn thất nghiệp thì sẽ thế nào? Khoản tiết kiệm của bạn không có hoặc có rất ít thì bạn sẽ tìm cách vượt qua cơn khủng hoảng tài chính cá nhân này như thế nào? Bạn sẽ lo chi phí sinh hoạt hàng ngày như thế nào.
Chính vì thế, hãy tiết kiệm trước khi bạn chi tiêu bằng cách: nhận lương về, bạn trích ra một khoản tiết kiệm và chuyển thẳng vào nguồn tiết kiệm online hoặc bất cứ kênh tiết kiệm nào thuận tiện nhất. Khoản tiết kiệm này không ảnh hưởng đến các chi phí sinh hoạt hàng tháng và sẽ tránh được chuyện xài hết tiền trước khi hết tháng.
IV. Bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu sớm
Khi bạn độc thân, nghỉ hưu sẽ là một gánh nặng trên vai cho dù bạn có phúc lợi xã hội. Bạn có thể có lương hưu hoặc không, chính vì thế hãy lên kế hoạch tiết kiệm để nghỉ hưu sớm hơn cho mình. Nếu bạn trì hoãn việc này thì tương lai bạn sẽ có một cuộc sống thiếu thốn.
V. Luôn có quỹ dự phòng
Luôn có quỹ dự phòng cho bản thân
Sống độc thân sẽ là bạn sẽ phải tự đối mặt với các rủi ro như: mất việc, ốm đau mà phải một mình gánh vác. Đó là lý do tại sao quỹ dự phòng rất quan trọng đối với những người độc thân.
Khi đó bạn sẽ tìm đến các khoản nợ tín dụng và vay mượn bạn bè. Nợ nhiều sẽ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Chính vì thế, thay vì rắc rối, bạn hãy tích lũy hàng tháng để tạo lập quỹ dự phòng để đề phòng lúc gặp tình huống khó khăn.
VI. Học cách tự lập
Học cách tự lập là bạn nên dành thời gian để nấu ăn hay dọn nhà. Việc nấu nướng và tự dọn dẹp sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá mà không phải chi tiêu cho hàng quán hay người giúp việc theo giờ.
Tạm kết
Tiết kiệm khi bạn còn độc thân là vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn được tốt lên trong tương lai và sẵn sàng đối diện với các tình huống bất ngờ một cách dễ chịu nhất. Hãy học cách tích lũy, lên kế hoạch tài chính cá nhân để có được những khoản tiết kiệm cho mình nhé!