Tích lũy tài sản không chỉ là việc gom góp tiền bạc, vàng, bất động sản hay các tài sản khác, mà còn là việc xây dựng một nền tảng vững chắc cho tương lai tài chính của bạn. Tích lũy tài sản giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho những biến động kinh tế và đảm bảo tài chính cho bản thân và gia đình. Đây cũng là bước đệm quan trọng để hướng tới tự do tài chính, nơi bạn có thể sống một cuộc sống an nhàn, thảnh thơi.
Nguyên tắc tạo dựng sự giàu có, thịnh vượng bền vững
Bỏ qua yếu tố giàu lên qua một đêm nhờ may mắn, một người muốn trở nên giàu có, sung túc cần phải hiểu và áp dụng các nguyên tắc cơ bản đó là:
Kiếm tiền + Quản lý chi tiêu + Tránh xa nợ nần + Luôn tiết kiệm + Đầu tư
Mặc dù mỗi người có con đường riêng để đạt được sự giàu có và thành công, nhưng những nguyên tắc cơ bản này sẽ là kim chỉ nam giúp bạn đi đúng hướng.
1. Chăm chỉ kiếm tiền + Yêu tiền
Hiển nhiên, điều đầu tiên và cơ bản nhất để giàu có là chăm chỉ làm việc, chăm chỉ kiếm tiền. Bạn không thể tiết kiệm cái mình không có. Hãy chăm chỉ kiếm tiền và yêu những đồng tiền mình làm ra, đừng để tiền rơi rót một cách lãng phí (Ví dụ: Bị trừ lương vì đi làm muộn)
Chăm chỉ làm việc kiếm tiền là điều cơ bản để trở nên giàu có
Hãy yêu cả những khoản tiền nhỏ và đừng bỏ lỡ cơ hội để có được nó. “Tích tiểu thành đại”, “góp gió thành bão” là lời miêu tả đúng đắn nhất áp dụng vào trường hợp này.
Mặt khác, hãy tự hỏi bản thân xem bạn thích làm gì và giỏi làm những gì, nghề nào sẽ trả lương cao và làm cách nào để đạt được điều đó? Tìm được công việc có mức lương tốt lại đúng với sở trường, sở thích sẽ là bước quan trọng giúp bạn thăng tiến và tăng thu nhập nhanh chóng.
2. Quản lý chi tiêu: Kiếm nhiều hơn tiêu
Chẳng thể nào giàu có nếu bạn vất vả làm việc rồi lại tiêu hết những gì mình kiếm được. Hơn nữa, nếu không có một khoản tiền dự phòng rủi ro trong những trường hợp khẩn cấp thì bạn sẽ dễ rơi vào những tình huống “họa vô đơn chí”.
Bạn phải luôn nắm được tổng thu nhập của mình là bao nhiêu và tiêu vào những gì sau khi đã trích ra một phần để dự phòng rủi ro. Theo lời khuyên từ các chuyên gia tài chính, khoản dự phòng rủi ro phải đủ cho bạn chi tiêu trong tối thiểu 6 tháng và chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp như: Mất việc làm, tai nạn, bệnh tật…
Bạn cũng có thể đặt chế độ tiết kiệm tự động, tức là tự động chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm/tích lũy ngay khi bạn nhận được lương hay sử dụng tính năng tích lũy online trên TOPI để vừa tiết kiệm tiền hiệu quả, vừa được hưởng lợi nhuận tốt từ khoản tích lũy đó.
3. Hãy nợ một cách thông minh hoặc đừng nợ nần
Nợ nần là tình trạng bạn bị mắc nợ và không có khả năng chi trả. Thường gặp nhất là ở những người mới bắt đầu dùng thẻ tín dụng. Đừng bao giờ vay nợ để vui chơi, mua sắm những thứ không thiết thực hay lô đề cờ bạc. Tuyệt đối không vay nặng lãi, tránh xa tín dụng đen.
Hãy biến các khoản vay nợ trở hữu ích cho tương lai
Đối với vay vốn để khởi nghiệp, kinh doanh hoặc đầu tư, bạn cần tính toán cẩn thận tính hiệu quả của dự án và có kế hoạch trả nợ rõ ràng, khả thi.
Hãy để khoản nợ đem lại thông tin tín dụng tích cực cho bạn, đừng để bị trừ điểm tín dụng vì nợ nần.
4. Tiết kiệm và có phương án bảo vệ tài sản của mình
Hãy học thói quen tiết kiệm ngay cả khi dư dả. Một tỷ phú thế giới vẫn có thể ở trong ngôi nhà mà họ đã ở vài chục năm, lái chiếc xe mà họ đã lái cả chục năm. Không sa đà vào mua sắm, lãng phí không cần thiết sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền lớn.
Ngoài ra, đừng quên mua bảo hiểm để bảo vệ tài sản của mình trước những rủi ro tồi tệ có thể xảy ra. Không ai lường trước được tương lai có thể hỏa hoạn, tai nạn, bệnh tật… Tham gia bảo hiểm (bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ) là cách hiệu quả nhất để bảo vệ tài chính của bạn trước sóng gió cuộc đời.
Bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản, an tâm tích lũy
5. Đầu tư - Tạo thu nhập thụ động
Khi bạn đã dành dụm được một số tiền, bước tiếp theo là đầu tư để số tiền đó tăng lên nhanh chóng thay vì để nằm im một chỗ hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng và hưởng lãi suất chưa chắc đã đủ bù đắp cho lạm phát.
Đầu tư là cách tạo ra thu nhập thụ động, giúp khoản tiền của bạn sinh sôi nhanh chóng. Cho dù bạn là nhà đầu tư mới hay đã có kinh nghiệm kỳ cựu, hãy luôn nhớ nguyên tắc đa dạng hóa, tức là “không bao giờ bỏ toàn bộ trứng vào một giỏ”, mà phải phân bổ tiền của mình vào các loại hình đầu tư khác nhau (tích lũy, vàng, cổ phiếu, trái phiếu…) để phân tán rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.
Bạn có thể tải app TOPI, trả lời bộ câu hỏi để xác định khẩu vị rủi ro của mình và tham khảo 5 kế hoạch phân bổ tài sản cùng lợi nhuận kỳ vọng được chuyên gia nghiên cứu và khuyến nghị.
Hiểu đúng về tích lũy tài sản
Tích lũy tài sản được hiểu đơn giản là hành động tiết kiệm và gom góp tiền, vàng, ngoại tệ, bất động sản, xe cộ…trong một thời gian dài nhằm xây dựng được một số lượng tài sản đủ để đảm bảo đời sống sung túc trong tương lai.
Tích lũy tài sản sẽ luôn đặt lợi ích dài hạn lên hàng đầu. Do vậy, sẽ hạn chế các chi tiêu không cần thiết, dùng số tiền này để tận dụng các cơ hội đầu tư, gia tăng số lượng tài sản có được.
Tích lũy tài sản đem lại tương lai tài chính vững chắc
Tóm lại, khái niệm tích lũy tài sản dùng để chỉ việc gom góp tài sản trong thời gian dài tạo thành một quỹ riêng và chỉ được chi tiêu khi thật sự cần thiết.
Lợi ích từ việc học cách tích lũy tài sản
Trên thực tế, mỗi cá nhân cần học cách tích lũy tài sản ngay từ khi còn trẻ vì đây là một kỹ năng quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống sau này. Những lợi ích khi học tích lũy tài sản từ sớm điển hình như:
- Đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai, giúp đối phó với những cuộc khủng hoảng tài chính hay những khó khăn, rủi ro đột ngột như mất việc làm, đau ốm hay thất bại khi kinh doanh… Khi đó,một quỹ tiết kiệm dự phòng sẽ giúp bạn có thể dễ dàng đối phó và vượt qua những tình huống khẩn cấp, duy trì cuộc sống ổn định.
- Chuẩn bị hành trang cho tương lai như mua nhà, mua xe, khởi nghiệp, đầu tư cho con cái học hành…
- Tận dụng tối đa lợi ích của lãi kép: Khi chúng ta tích lũy tài sản và đêm đi tái đầu tư để sinh lời, giúp cho tài sản của bạn tăng trưởng nhanh hơn so với việc chỉ tiết kiệm.
- Hướng tới tự do tài chính: Mục đích cuối cùng là giúp bạn đạt được tự do tài chính trong tương lai, đồng nghĩa với việc bạn có đủ tiền để thoải mái tận hưởng và sống theo cách mà bạn muốn, không còn phải lo lắng về tiền bạc nữa.
Cách tích lũy tài sản hiệu quả để giàu có hơn mỗi ngày
Hiểu được tầm quan trọng của tích lũy tài sản cũng như lợi ích mà tích lũy mang lại, chắc hẳn bạn đang băn khoăn không biết hành động cụ thể là gì đúng không nào? TOPI có thể gợi ý bạn những phương pháp tích lũy tài sản gần gũi và thiết thực nhất như sau:
1. Luôn biết mình còn bao nhiêu tiền
Ghi nhớ số tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản ngân hàng của mình là bao nhiêu, trong đó bạn dự kiến chi tiêu cho các khoản thiết yếu (tiền nhà, điện, nước, internet, đi lại, ăn uống…) là bao nhiêu và số dư còn lại là bao nhiêu.
Hãy vạch ra kế hoạch mà bạn sẽ sử dụng khoản tiền đó và cố gắng không nên để tiền rảnh rỗi quá lâu. Bạn hoàn toàn có thể đem đầu tư hoặc gửi tích lũy sinh lời nếu chưa thực sự dùng đến.
Giả sử bạn có 10 triệu để trả tiền thuê nhà nhưng phải hơn nửa tháng nữa mới cần dùng đến, như vậy bạn hoàn toàn có thể gửi tích lũy 2 tuần để nhận lợi nhuận thay vì để không.
2. Tăng thu nhập với việc làm bán thời gian
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, cơ hội để tăng thu nhập với việc làm bán thời gian ngày càng đa dạng và linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau từ sinh viên, nhân viên văn phòng đến các bậc phụ huynh.
Một số công việc bán thời gian phổ biến hiện nay bao gồm viết lách, dịch thuật, thiết kế đồ họa, và thậm chí là công việc liên quan đến công nghệ thông tin. Những công việc này không chỉ mang lại thu nhập hấp dẫn mà còn giúp nâng cao kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.
3. Tạo ra nguồn thu nhập thụ động
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, việc tạo ra nguồn thu nhập thụ động không còn là điều xa vời. Với sự phát triển của công nghệ và internet, có rất nhiều cách để mọi người có thể kiếm tiền mà không cần phải làm việc cả ngày.
Tạo dựng nguồn thu nhập thụ động để tăng tốc tích lũy tài sản
Thu nhập thụ động có thể đến từ các nguồn như: Cho thuê nhà, thu tiền bản quyền từ các sản phẩm sáng tạo (tranh ảnh, video, ứng dụng di động…), trở thành Youtuber/Tiktoker chuyên nghiệp để thu tiền từ quảng cáo, xây dựng website/blog mà mở tính năng quảng cáo, đầu tư tài chính (trái phiếu, chứng chỉ quỹ, nhận cổ tức từ cổ phiếu…), kinh doanh online, dropshipping…
4. Chú trọng chính sách thuế
Hiểu và vận dụng hợp lý các chính sách thuế là cách tiết kiệm tiền khá hiệu quả. Ví dụ như đăng ký người phụ thuộc (con cái, cha mẹ ngoài độ tuổi lao động nhưng không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng…), bạn sẽ được giảm trừ gia cảnh, tiết kiệm được tiền thuế thu nhập.
Tương tự, nếu kinh doanh, bạn cũng cần tìm hiểu về thuế đối với công ty kinh doanh và cách giảm trừ nó theo đúng pháp luật.
5. Quản lý tiền bạc một cách khoa học
Bạn không quan tâm tới tiền bạc thì chúng sẽ bỏ bạn mà đi nên hãy học cách quản lý tiền càng sớm càng tốt. Bạn nên lập kế hoạch chi tiêu thích hợp, cân bằng giữa thu nhập và các khoản chi tiêu, tích lũy và đừng bao giờ tiêu hết số tiền mình có.
Luôn tìm cách nâng cao thu nhập và giảm các chi tiêu không cần thiết. Bạn sẽ phải hiện ra mình có ngày càng nhiều tiền rảnh rỗi, đây chính là nguồn tài sản tích lũy hoặc đầu tư sau này.
6. Luôn duy trì điểm tín dụng tốt
Xây dựng và duy trì điểm tín dụng tốt là một phần quan trọng trong việc phát triển và bảo toàn tài sản của bạn trong dài hạn. Bạn sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn và các điều khoản tốt hơn cho các khoản vay của mình nếu bạn có lịch sử tín dụng tốt và điểm tín dụng cao, điều này có thể giúp bạn tiết kiệm khoản tiền lớn cho phí và lãi suất theo thời gian.
Để có điểm tín dụng tốt, bạn cần thanh toán hóa đơn đúng hạn, không bao giờ sử dụng tín dụng ở mức tối đa, luôn cập nhật điểm CIC để biết điểm tín dụng của mình được đánh giá thế nào, tránh mở quá nhiều tài khoản mới…
7. Tìm niềm vui miễn phí
Để giảm ngân sách giải trí, hãy ưu tiên cho những thú vui không tốn kém ví dụ như đi dạo ngoài trời, trong công viên, đọc một cuốn sách… thay vì nằm ôm điện thoại. Rất nhiều người đã “chốt đơn” khi đang lướt điện thoại để rồi sau đó lại hối hận vì mua sắm theo cảm tính mà không thực sự cần thiết.
8. Sống lành mạnh
Không có chi phí nào đắt đỏ như chi phí chữa bệnh. Do đó, hãy duy trì một lối sống lành mạnh như dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, thể thao, luôn ngủ đủ giấc, không thức khuya, hạn chế ăn ngoài và giảm thiểu lượng đường nạp vào cơ thể. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn trực tiếp giảm chi tiêu cho thực phẩm, các loại thuốc thang...
Hãy đi bộ hoặc đi xe đạp bất cứ khi nào có thể để vừa giữ gìn sức khỏe, vừa tiết kiệm được một ít tiền.
Sống lành mạnh để giảm các chi phí y tế
9. Tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi
Chỉ nên dùng mọi thứ ở mức “đủ”, tránh lãng phí, ví dụ như tắt nước khi đang đánh răng, tắt điện ở những phòng không có người, bật điều hòa vừa đủ kết hợp với quạt để tăng hiệu suất làm mát…
10. Cắt truyền hình cáp
Nếu bạn đang dùng internet thì sẽ thật lãng phí nếu phải đóng tiền cho truyền hình cáp. Bạn hoàn toàn có thể xem truyền hình trên internet mà không phải tốn thêm đồng nào do đã đóng tiền trọn gói.
11. Bán lại, thanh lý những món đồ không cần thiết
Những món đồ không còn sử dụng hoặc bạn từng mua trong phút “bốc đồng” có thể đem thanh lý, bán lại trên các group, website chuyên về đồ cũ, đồ đã qua sử dụng. Việc này không chỉ giúp bạn thu về một khoản tiền lại vừa giải phóng không gian trong nhà của bạn.
12. Lập các nhóm mua chung với bạn bè, đồng nghiệp, người thân
Mua đồ với số lượng lớn, mua sỉ sẽ luôn có giá tốt hơn là mua lẻ, do đó, để giảm thiểu chi phí, bạn có thể lập nhóm mua chung với người thân, người quen.
Khi mua chung với số lượng lớn, bạn sẽ được giá tốt, chia sẻ tiền vận chuyển hay nhận được nhiều ưu đãi từ đơn vị bán hàng.
13. Mua sắm trái mùa để có giá “hời”
Thay vì mua tủ lạnh, lắp điều hòa vào mùa hè và mua đèn sưởi vào mùa đông thì bạn có thể làm ngược lại, rất có thể bạn sẽ được giảm giá rất nhiều do siêu thị, nhà bán hàng muốn bán rẻ để hạn chế lưu kho, bảo quản và có thể nhập lô hàng mới vào mùa sau.
Tuy nhiên, cần quan tâm đến chất lượng và thời hạn sử dụng của sản phẩm. Tốt nhất chỉ nên áp dụng với những sản phẩm dùng lâu dài.
14. Tận dụng ưu đãi chiết khấu, giảm giá
Hãy chú ý đến các hoạt động giảm giá và điều kiện hưởng ưu đãi để tối ưu chi phí khi mua sắm. Ví dụ: Khi mua sắm online, hãy tính toán số tiền tối thiểu để hưởng voucher của nhà bán hàng, sàn hay đơn vị vận chuyển, tính toán ra chi phí cuối cùng khi áp dụng voucher. Đôi khi voucher 30% nhưng mức giảm tối đa cao hơn voucher 50%, do đó, hãy tính toán cẩn thận khi mua sắm.
Tránh mua sắm bốc đồng, hãy lập danh sách các thứ cần mua trước khi đi siêu thị, nếu gặp món đồ phát sinh, hãy cho mình 3 phút suy nghĩ trước khi mua. Nếu mua sắm online, hãy bỏ vào giỏ hàng để suy nghĩ và đợi giá tốt hơn.
Tìm hiểu điều kiện và áp dụng voucher để giảm thiểu chi phí mua sắm
15. Tự làm đồ thủ công
Nếu bạn có chút “hoa tay” thì tuyệt vời, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm kha khá tiền nếu tự tạo từ những đồ có sẵn hoặc làm đồ handmade để bán.
Ví dụ: Làm hoa giấy, hoa sáp tạo thành quà tặng vào các dịp 8/3, 20/10, làm quà tặng cho ngày 14/2, quà Giáng sinh…
16. Học cách tự sửa chữa
Nếu một số thiết bị đơn giản bị hỏng, đừng vứt chúng đi ngay mà hãy học cách tự sửa chữa chúng. Điều này giúp bạn để ra kha khá tiền thay vì đem đi sửa hoặc vứt đi và mua mới.
17. Tái sử dụng đồ cũ
Những bộ quần áo lỗi mốt nhưng vẫn còn khá mới có thể mix lại theo phong cách khác hoặc dùng cho các mục đích khác như: Làm vỏ gối, khăn lau, sáng tạo những vật dụng, phụ kiện xinh xắn… Tip này giúp bạn vừa giảm những chi phí không cần thiết, vừa hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường.
Lập kế hoạch và mục tiêu tài chính cho từng giai đoạn
Bạn sẽ sử dụng tài sản của mình vào mục đích gì? Đặt ra mục tiêu là bước thiết yếu để xây dựng sự giàu có. Khi bạn có tầm nhìn rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được, bạn có thể lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.
Bắt đầu bằng cách xác định mục tiêu tài chính của bạn, chẳng hạn như tiết kiệm cho hưu trí, mua nhà hoặc trả hết nợ. Hãy nêu cụ thể số tiền bạn cần để đạt được từng mục tiêu và khung thời gian bạn hy vọng đạt được.
Sau khi đã đặt ra mục tiêu, bạn nên lập kế hoạch để đạt được mục tiêu, bao gồm việc lập ngân sách để giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn, tăng thu nhập thông qua thăng tiến trong sự nghiệp, hoặc đầu tư vào các tài sản sẽ tăng giá trị theo thời gian. Kế hoạch cần phải thực tế, linh hoạt và tập trung vào lợi ích dài hạn, đồng thời thường xuyên theo dõi để điều chỉnh theo thực tế.
Tích lũy tài sản là một cách để bạn xây dựng nền tài chính vững mạnh và đạt được mục tiêu giàu có, thịnh vượng. Bằng việc tiết kiệm, đầu tư thông minh và tận dụng cơ hội, bạn có thể tạo ra sự ổn định tài chính và định hình tương lai của mình. Hãy kiên nhẫn và thông minh trong việc tích lũy tài sản. Hãy tải app TOPI để được hỗ trợ quản lý tài sản và lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân bền vững.