Muốn chi tiêu hợp lý khi thu nhập dưới 10 triệu thì cần phải đặt ra kế hoạch rõ ràng, chia nhỏ thu nhập thành nhiều phần để tiện quản lý, đâu là chi phí cố định, chi phí dành cho con cái, gia đình, chi phí dành cho tiết kiệm, đầu tư. Các bước để lập kế hoạch chi tiêu gồm: lập ra kế hoạch chi tiêu từ đầu năm, xác định dòng tiền vào hằng tháng, lựa chọn phương pháp quản lý tài chính cá nhân phù hợp, áp dụng và tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đã đặt ra và thay đổi khi cần thiết.
Các mẹo để chi tiêu hợp lý với mức lương 10 triệu: xem xét giảm các khoản chi phí thiết yếu, hạn chế sử dụng các dịch vụ không thực sự cần thiết, chỉ thực sự cần thiết hãy tiêu xài, còn phục vụ cảm xúc ham muốn thì không nên, tạo quỹ dự phòng tự động, kỷ luật nghiêm khắc khi tiết kiệm, đầu tư để sinh lời.
1. Chi tiêu hiệu quả với thu nhập dưới 10 triệu khi độc thân
Bởi vì thu nhập chỉ khoảng 10 triệu nên bắt buộc bạn phải xây dựng một kế hoạch tốt, nên chia nhỏ tiền thành nhiều phần:
Cách chi tiêu khi bạn độc thân
Đầu tiên, tiết kiệm 30% thu nhập: có thể gửi số tiền này hoặc nhờ người thân giữ. Khoản tiền này tương đương với chi phí dự phòng.
Tiếp theo, 50% thu nhập dành cho các chi phí cố định như tiền nhà, điện nước, ăn uống, đi lại.
10% thu nhập tiếp theo dành cho các chi phí bất ngờ, phát sinh theo tháng như đám cưới, đám giỗ, tụ tập bạn bè.
10% thu nhập dành cho các mục tiêu muốn đạt trong tương lai hoặc là khoản tiền này sẽ đem đầu tư để thêm vào lợi nhuận.
Nếu có thể kiên trì đi đúng theo kế hoạch đã đặt ra thì dù 10 triệu thì bạn vẫn rủng rỉnh hàng tháng.
Tham khảo: Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với quy tắc 50 20 30
2. Chi tiêu khi có gia đình với mức thu nhập dưới 10 triệu
Khi đã có gia đình mức thu nhập dưới 10 triệu cũng rất khó để chi tiêu sao cho hợp lý nhưng không phải không thể làm được. Có thể áp dụng cách phân chia như sau:
20% thu nhập dành cho tiền nhà hoặc số tiền thay đổi thì bạn có thể điều chỉnh lên.
5% thu nhập dành cho tiền điện nước.
25% thu nhập dành cho giáo dục con cái, các chi phí trong trường học chiếm khoảng 15%, ăn uống con nhỏ như sữa, thực phẩm chức năng là 10%.
20% thu nhập dành cho ăn uống, nên nấu ăn tại nhà vừa hợp vệ sinh vừa tiết kiệm.
3% thu nhập dành cho tiền đi lại, có thể xăng xe hoặc phòng hờ những trường hợp bất trắc.
5% thu nhập cưới hỏi, ma chay, tụ tập bạn bè.
Chi tiêu hợp lý khi bạn đã có gia đình
Tìm hiểu thêm: Kakeibo - Quản lý tài chính cá nhân theo phong cách người Nhật
3. Các bước chi tiêu với mức lương 10 triệu
Có 4 bước để bạn có thể chi tiêu hợp lý với mức lương 10 triệu.
Bước 1: Lập ra kế hoạch chi tiêu từ đầu năm
Nếu như trong năm bạn cần phải chi một món đồ hay một việc gì đó có giá trị lớn thì đưa dự tính trong tương lai sẽ giúp bạn xác định thời gian để có đủ số tiền ấy, rồi đưa ra các phương án để chi tiêu tiết kiệm nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Rất nhiều người không có thói quen lập quỹ dự phòng đề phòng sự cố, các trường hợp khẩn cấp hoặc đột xuất. Thực chất quỹ dự phòng sẽ giúp bạn thấy an toàn hơn trước những rủi ro bất ngờ xảy đến.
Càng xác định chi tiết các khoản tiền thì kế hoạch chi tiêu sẽ càng rõ ràng và bạn càng dễ dàng điều chỉnh sao cho thật phù hợp với bản thân.
Lập kế hoạch chi tiêu cho các khoản thu chi
Bước 2: Xác định dòng tiền vào hằng tháng
Việc xác định dòng tiền hàng tháng thực sự quan trọng, vì nhiều khi chênh lệch vài con số ta không để ý, không biết mình thực sự có bao nhiêu tiền, từ đó mới dễ dàng thêm thắt các khoản sao cho phù hợp nhất với dòng tiền đã vào.
Kiểm soát dòng tiền hàng tháng một cách chi tiết
Bước 3: Lựa chọn phương pháp quản lý tài chính phù hợp
Bạn có thể lựa chọn rất nhiều phương pháp tùy vào sức khỏe tài chính của bạn. Chẳng hạn như: phương pháp 50-50, phương pháp 50-30-20, phương pháp 6 chiếc lọ hoặc phương pháp chi tiêu Kakeibo. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng, cần phải tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng.
Bước 4: Áp dụng và tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đã đặt ra và thay đổi khi cần thiết
Sau khi hoạch định ra được kế hoạch chi tiêu thì bạn phải áp dụng thật nghiêm túc, giữ vững kỷ luật, không vì những ham mê, cảm xúc nhất thời mà làm đổ bể mọi nỗ lực từ ban đầu. Việc tiết kiệm và chi tiêu hợp lý cần có thời gian để trải nghiệm và học hỏi, bạn nên quan sát và đánh giá đúng theo thực tế phát sinh rồi điều chỉnh những lần về sau, cuối cùng rút ra được cách hiệu quả nhất.
Nghiên túc và kiên trì thực hiện theo kế hoạch mà bạn đưa ra
4. Bí quyết chi tiêu hợp lý với mức lương dưới 10 triệu
Nếu lương của bạn bó hẹp trong khoảng 10 triệu, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây, biết đâu giảm bớt được những chi phí lãng phí.
4.1 Xem xét giảm các khoản chi phí thiết yếu
Chi phí thiết yếu là chi phí bắt buộc chi tiêu trong tháng ví dụ như nhà ở, đi lại, ăn uống… nó chiếm tỷ lệ khá lớn trên thu nhập.
Với nhà ở bạn có thể cân nhắc những địa điểm thuê nhà giá rẻ, tự nấu ăn tại nhà, ít tụ tập bạn bè một chút, tự trồng rau củ quả… hoặc sử dụng thanh toán không tiền mặt (dùng thẻ, ví điện tử) thay vì tiền mặt để không bị làm tròn khi thanh toán.
Giá điện và nước cũng hoàn toàn có thể tiết kiệm được, chẳng hạn không xả nước trực tiếp dưới vòi, tận dụng ánh sáng và gió mát từ tự nhiên, thường xuyên vệ sinh các thiết bị điện cũng đỡ ngốn điện hơn.
Bạn có thể tham khảo học hỏi cách người Nhật tiết kiệm những khoản chi phí thiết yếu này.
Giảm khoản chi tiêu để tối ưu hóa tài chính
4.2 Hạn chế sử dụng các dịch vụ không thực sự cần thiết
Bản thân có thể làm được việc gì thì làm, ví dụ như việc vệ sinh các đồ gia dụng. Nhìn thì có vẻ số tiền này không lớn lắm, nhưng bạn hoàn toàn thực hiện được thì cần gì phải tốn loại chi phí này.
4.3 Chỉ thực sự cần thiết hãy tiêu xài, còn phục vụ cảm xúc ham muốn thì không nên
Mỗi khi phân vân nên hay không nên mua một món đồ bất kỳ, bạn hãy tự hỏi bản thân có thực sự cần thiết hay không, nếu thiếu nó thì bạn ra sao. Chỉ nên mua sắm phù hợp với mức lương của bạn, nếu không quá quan trọng thì bạn nên học cách từ bỏ, nghĩ đến những mục tiêu cao hơn.
4.4 Tạo quỹ dự phòng tự động
Các chuyên gia khuyên bạn nên tạo một quỹ dự phòng ít nhất bằng với chi tiêu thiết yếu hàng tháng để luôn chủ động khi sự việc bất ngờ xảy ra. Hiện tại các ứng dụng ngân hàng đều có dịch vụ tiết kiệm tự động, định kỳ theo kỳ trả lương bạn nên chủ động tự chuyển tiền vào quỹ này.
Lập quỹ dự phòng cho bản thân và gia đình
4.5 Kỷ luật nghiêm khắc khi tiết kiệm
Nói thì dễ nhưng thực hiện vô cùng khó, đã bao giờ bạn rất yêu thích một chiếc túi và muốn mua bằng được, bạn nghĩ chỉ cần tiền tháng sau bồi đắp là được, nhưng cuối cùng vòng nợ luẩn quẩn, bạn bị đổ bể hết mọi kế hoạch. Đặt ra mục tiêu chưa đủ, cần phải có sự kiên trì và nghiêm khắc rèn luyện.
4.6 Đầu tư để sinh lời
Không phải tiền ít là không thể đầu tư, quan trọng là bạn muốn như thế nào, an toàn nhưng lãi suất thấp hay rủi ro nhưng lãi cao. Nếu là an toàn lãi thấp thì có thể đầu tư vàng, cổ phiếu ổn định dạng như ngân hàng chẳng hạn. Còn nếu rủi ro cao lãi lớn thì hẳn có chứng khoán, tiền ảo, chứng chỉ quỹ... Các ứng dụng tài chính bây giờ khá nhiều, bạn có thể lựa chọn ứng dụng uy tín nhất để đầu tư.
Nên đầu tư sớm
Như vậy, để rủng rủng túi tiền dù lương chỉ có 10 triệu thì bắt buộc bạn phải có kế hoạch chi tiêu phù hợp và tuân thủ nguyên tắc một các tuyệt đối. Bạn có thể lập kế hoạch tài chính cá nhân cùng TOPI, bên cạnh đó, TOPI còn có những sản phẩm đầu tư và tích lũy thông minh giúp bạn kiểm soát được dòng tiền của mình một cách hiệu quả.