Tapering là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực tài chính và kinh tế để mô tả quá trình giảm quy mô hoặc giảm dần một chính sách hay biện pháp cụ thể. Thuật ngữ này thường được áp dụng trong ngữ cảnh chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khóa. Vậy tapering là gì? Tác động lên thị trường tài chính và nền kinh tế ra sao? Cùng tìm hiểu với TOPI ngay nhé!
Tapering là gì?
Taper mang nghĩa là thu hẹp, giảm dần về số lượng hay chất lượng. Trong lĩnh vực tài chính và kinh tế, tapering thường đề cập đến việc thực hiện một chính sách hoặc biện pháp thu hẹp, giảm dần về quy mô, chất lượng hoặc số lượng, ví dụ như chính sách thắt chặt tiền tệ.
Tapering trong ngữ cảnh chính sách tiền tệ (tapering quantitative easing - tapering QE), tapering thường được sử dụng khi các ngân hàng trung ương giảm dần việc mua tài sản tài chính, chẳng hạn như trái phiếu và chứng khoán, sau một chu kỳ tăng cường mua vào (quantitative easing). Tapering QE có nghĩa là giảm dần quy mô các biện pháp kích thích kinh tế thông qua việc giảm lượng tiền mà ngân hàng trung ương (NHTW) bơm vào hệ thống.
Tapering trong ngữ cảnh chính sách tài khoá - tapering chi tiêu công ám chỉ quá trình giảm dần nguồn lực chi tiêu từ phía chính phủ sau một giai đoạn tăng cường chi tiêu. Việc này thường xảy ra khi nền kinh tế đã có đủ sức mạnh để tự duy trì tăng trưởng mà không cần phải phụ thuộc vào chi tiêu công.
Lịch sử của tapering
Hoạt động tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong năm 2013 (thực hiện tapering), FED bắt đầu giảm dần chương trình mua tài sản (Quantitative Easing) của họ. FED đã công bố quyết định giảm mức mua tài sản hàng tháng từ 85 tỷ USD xuống 75 tỷ USD vào tháng 12 năm 2013, và sau đó tiếp tục giảm dần cho đến khi chương trình hoàn toàn kết thúc vào tháng 10 năm 2014.
Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) thực hiện tapering năm 2018: ECB kết thúc chương trình mua tài sản (Asset Purchase Program) vào cuối năm 2018, giảm mức mua tài sản hàng tháng từ 30 tỷ Euro xuống 15 tỷ Euro vào tháng 10 năm 2018 và chấm dứt chương trình vào tháng 12 năm 2018.
Chính sách tapering của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ): RBNZ đã bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất vào tháng 3 năm 2014 sau một thời kỳ giảm lãi suất để đối phó với tác động của cuộc suy thoái toàn cầu. Quá trình này được xem là một dạng của tapering trong ngữ cảnh tăng lãi suất.
Rất nhiều người nhầm lẫn sự kiện tháng 3/2001, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã thực hiện chính sách tapering. Nhưng hoàn toàn ngược lại. Vào tháng 3/2001, BOJ đã quyết định tăng cường biện pháp kích thích kinh tế bằng cách giảm lãi suất chính sách xuống mức rất thấp, gần với không (zero interest rate) để thúc đẩy hoạt động tài chính và tăng cường tín dụng. Bên cạnh đó, BOJ cũng tăng mua trái phiếu chính phủ dài hạn để cam kết duy trì lãi suất mục tiêu. Đây là những các biện pháp kích thích nền kinh tế khi tình trạng lạm phát tại Nhật tăng cao.
Ngược với tapering đề cập đến một chính sách thắt chặt lại, khi đó phần lớn là tăng lãi suất, giảm dần việc mua tài chính, trong đó bao gồm cả việc mua trái phiếu, chứng khoán.
Vai trò của tapering trên thị trường
Kiểm soát lãi suất
Tapering thường liên quan đến việc tăng lãi suất hoặc giảm mức mua tài sản, giúp kiểm soát lãi suất trên thị trường tài chính. Điều này có thể ảnh hưởng đến chi phí vay và có tác động lớn đến đầu tư và tiêu dùng.
Kiểm soát lạm phát
Tapering được thực hiện khi nền kinh tế đang trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, và có nguy cơ lạm phát tăng cao. Bằng cách giảm giảm biện pháp kích thích như mua tài sản, ngân hàng trung ương có thể kiểm soát áp lực lạm phát và duy trì ổn định giá.
Quản lý rủi ro tài chính
Khi nền kinh tế mạnh mẽ, việc duy trì mức độ kích thích cao có thể tạo ra rủi ro tài chính, chẳng hạn như tăng cường nợ và tạo ra các tài sản có giá trị cao. Tapering có thể giúp kiểm soát những rủi ro này và ngăn chặn việc xây dựng các bong bóng tài chính.
Tác động đến thị trường tài chính
Quyết định về tapering thường tạo ra biến động trên thị trường tài chính. Việc giảm biện pháp kích thích có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản, tỉ giá hối đoái và lãi suất trên thị trường tài chính toàn cầu.
Tăng cường sức khỏe cho nền kinh tế
Khi thực hiện đúng cách, tapering có thể góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế và thị trường tài chính, giúp tạo ra một môi trường kinh doanh dựa trên nguyên tắc bền vững và giảm rủi ro quá mức.
Cách thức hoạt động của tapering
Trong giai đoạn suy thoái nền kinh tế, các NHTW thường thực hiện các biện pháp để kích thích kinh tế như Quantitative Easing mua vào nhiều tài sản tài chính, mua một lượng lớn trái phiếu và chứng khoán trên thị trường tư nhân, giúp tăng cung tiền và giảm lãi suất.
Khi kinh tế trở nên quá bùng nổ, nguy cơ lạm phát tăng cao, NHTW sẽ quyết định giảm dần quy mô mua tài sản, lúc này tapering được áp dụng, họ giảm dần lượng tài sản và cuối cùng là chấm dứt chương trình mua tài sản hoàn toàn.
Việc giảm dần mua tài sản lúc này sẽ tác động lên lãi suất trên thị trường, áp lực bán trái phiếu gia tăng, làm tăng lãi suất, lãi suất cao lại ảnh hưởng đến chi phí vay của doanh nghiệp và cá nhân.
Quyết định thực hiện tapering nhằm mục tiêu là duy trì ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát, tránh việc lạm phát gia tăng, tức là lúc này, nền kinh tế vẫn mạnh mẽ, duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, không cần phải có các chính sách kích thích nữa.
Trong quá trình thực hiện tapering, NHTW thường áp dụng chiến lược truyền thông cẩn thận để không kích động và gây rối loạn thị trường.
Những tác động của tapering tới thị trường tài chính
Tác động lên lãi suất và giá trị tài sản
Một trong những tác động đầu tiên của tapering lên thị trường tài chính đó là tăng lãi suất, giảm giá trị của những tài sản tài chính mà NHTW không còn mua nữa, đặc biệt là trái phiếu. Dẫn đến giá trị của các quỹ đầu tư và khoản đầu tư khác cũng bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với chi phí vay cao hơn, và một số ngành nghề nhất định có thể chịu áp lực mạnh mẽ hơn khi lãi suất tăng.
Tác động lên thị trường tiền tệ
Thông qua việc tăng lãi suất thì tapering khiến giá trị đồng tiền tăng lên. Việc này có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, đặc biệt khi một quốc gia thực hiện tapering trong khi các quốc gia khác vẫn duy trì chính sách tiền tệ bình thường.
Tác động lên thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán thường phản ánh tình hình của nền kinh tế. Khi những thông tin về tapering được thực hiện thì thị trường chứng khoán có thể phản ứng theo xu hướng lo lắng, không chắc chắn, giá cổ phiếu cũng biến động giảm theo.
Tuy nhiên, một vài ngành nghề đặc thù có thể hưởng lợi trong trường hợp này đó là cổ phiếu của các ngân hàng, tổ chức tài chính và tín dụng. Về dài hạn thì thực hiện tapering cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến những công ty có hoạt động tốt bền vững.
Tác động lên thị trường hàng hoá
Tapering khiến giá trị đồng tiền tăng lên, tạo ra sự chênh lệch giữa đồng tiền nội tệ và các đồng tiền ngoại tệ khác, hàng hoá và dịch vụ trong nước trở nên đắt đỏ hơn trước, bạn sẽ phải tốn nhiều hơn để có thể mua cùng số hàng hoá, dịch vụ như trước kia.
Tăng rủi ro tài chính
Việc giảm đi các chính sách kích thích khi thực hiện tapering có thể tăng rủi ro tài chính, đặc biệt nếu nền kinh tế và thị trường tài chính đã phụ thuộc nhiều vào các chính sách tiền tệ nới lỏng.
Như vậy, tapering là một chính sách kinh tế, với mục đích chính là giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các chính sách nới lỏng. Tapering không chỉ ảnh hưởng đến các yếu tố cụ thể như lãi suất, giá trị tài sản, và tiền tệ mà còn tác động rộng rãi đến sự ổn định của thị trường tài chính và nền kinh tế. Khi thực hiện tapering, NHTW nên thực hiện một cách cẩn thận, để tránh tạo sốc cho thị trường và đảm bảo các tác động lên thị trường đều được kiểm soát.