Facebook Topi

31/10/2024

Rủi ro thanh khoản là gì? Các quản lý rủi ro thanh khoản tốt nhất

Rủi ro thanh khoản là việc ngân hàng và các tổ chức tài chính không thể chuyển tài sản thành tiền và thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn. Rủi ro thanh khoản ngân hàng sẽ gồm hai loại chính là rủi ro thanh khoản nguồn vốn và rủi ro thanh khoản thị trường. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để có thể thanh toán được hết các khoản nợ của một tổ chức hoặc một cá nhân mà không gặp phải bất cứ một tổn thất nghiêm trọng nào. Thực tế thì rất nhiều công ty không làm được điều này và người ta gọi đó là rủi ro thanh khoản.

I. Rủi ro thanh khoản là gì?

Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk) xảy ra khi cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của mình. Họ không thể chuyển tài sản họ có thành tiền mặt để trả nợ, bắt buộc phải bỏ vốn và thu nhập do thiếu người mua hoặc thị trường không hiệu quả.

Rủi ro thanh khoản là gì?

Khái niệm về rủi ro thanh khoàn trong lĩnh vực tài chính

Nguyên nhân dẫn tới rủi ro thanh khoản gồm nguyên nhân khách quan ( lãi suất biến động, chính sách tiền tệ, hoạt động đầu tư kinh doanh của khách hàng, biến động thị trường...) và nguyên nhân chủ quan từ chính tổ chức tài chính. Một số biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản là cơ cấu lại danh mục tài sản nợ và tài sản có, phát hành thêm giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay, doanh nghiệp đừng quá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, mà nên xem xét lại ngân sách, điều chỉnh doanh thu và chi phí...

II. Rủi ro thanh khoản ngân hàng là gì?

Rủi ro thanh khoản ngân hàng là việc ngân hàng không thể chuyển đổi tài sản ra tiền mặt, không thể thực hiện các chức năng thanh toán, nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, hoặc nếu có trả nợ được thì cũng phải trả mức phí cao hơn mức bình quân của thị trường. Đây là một trong ba rủi ro nghiêm trọng nhưng ngân hàng thương mại nào cũng có thể gặp phải.

Rủi ro thanh khoản ngân hàng là gì?

Rủi ro thanh khoan trong lĩnh vực ngân hàng

Rủi ro thanh khoản ngân hàng sẽ gồm hai loại chính là rủi ro thanh khoản nguồn vốn và rủi ro thanh khoản thị trường. Trong đó:

Rủi ro thanh khoản nguồn vốn phát sinh khi ngân hàng không thể đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ hoặc các nguồn tiền bất thường. Nó được hình thành dựa trên khả năng nắm giữ các nguồn tài trợ có sẵn của ngân hàng, nhằm thu hút thêm các nguồn tài trợ khác khi cần và tài trợ cho mục tiêu tăng trưởng tài sản. Loại rủi ro này có thể đo lường được, cũng kiểm soát được, cần phải có hướng giải quyết khi xảy đến nếu không hậu quả là ngân hàng đó sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng cực lớn.

Rủi ro thanh khoản thị trường phát sinh khi nền kinh tế có các tác động xấu, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, khiến các khoản đầu tư lớn gặp trục trặc do ngân hàng mất khả năng thanh toán. Loại rủi ro này không thể cân đo đong đếm cũng vượt ngoài tầm kiểm soát của cả ngân hàng và Chính phủ.

III. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro thanh khoản

Nguyên nhân dẫn tới rủi ro thanh khoản

Những nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro về mặt thanh khoản

1. Nguyên nhân khách quan

Biến động lãi suất: Mọi biến động lãi suất đều ảnh hưởng đến dòng tiền gửi và tiền cho vay của ngân hàng hay các tổ chức, doanh nghiệp, vì lãi suất thay đổi sẽ tác động đến tâm lý của người gửi tiền, từ đó thay đổi hành vi của họ khiến dòng tiền bị thay đổi theo.

Chính sách tiền tệ: NHTW cần ban hành chính sách tiền tệ để có thể quản lý cung tiền trong thị trường tài chính. Do vậy họ sử dụng các công cụ tiền tệ gồm: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu, gây ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng thanh toán của NHTM và các tổ chức doanh nghiệp.

Các hoạt động đầu tư, kinh doanh: Thường thì hoạt động đầu tư, kinh doanh có chu kỳ, chẳng hạn như vào mùa cuối năm các nhu cầu đầu tư, kinh doanh, chi trả để thanh toán tăng mạnh (doanh nghiệp trả lương, giải ngân, thanh toán nợ…) khiến nhu cầu về tiền cũng tăng theo, gây áp lực lên nhu cầu thanh khoản của ngân hàng cũng như các đơn vị doanh nghiệp khác.

Nguyên nhân khách quan

Những nguyên nhân khách quan dẫn tới rủi ro thanh khoản trên thị trường

Biến động của thị trường: Khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao… đều tạo sức ép lớn cho ngân hàng và các doanh nghiệp. Ngay cả những tin đồn thất thiệt đều có thể khiến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp và các hoạt động cho vay của ngân hàng gặp bất lợi.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân đến từ rủi ro giá chứng khoán do khách hàng phó mặc cổ phiếu cầm cố cho NHTM, rủi ro thị trường hàng hoá khi giá cả xuống thấp, người bán bị thua lỗ sẽ không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, rủi ro khi các chính sách hàng hoá thay đổi, rủi ro thiên tai, rủi ro danh tiếng, rủi ro đạo đức của doanh nghiệp… đều có thể dẫn tới rủi ro thanh khoản.

2. Nguyên nhân chủ quan

Các hoạt động từ bên trong doanh nghiệp và ngân hàng cũng gây ra tình trạng rủi ro thanh khoản. Chẳng hạn như việc ngân hàng vay mượn quá nhiều, hay doanh nghiệp sử dụng các khoản tiền ngắn hạn để đầu tư dài hạn cũng khiến thời hạn sử dụng vốn và nguồn vốn rơi vào tình trạng mất cân bằng. Khi đó, nếu lợi nhuận thu về từ các khoản tiền đầu tư không thể cân bằng với số tiền đã bỏ ra, không đủ để chi trả tiền lãi phát sinh thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra.

IV. Hậu quả của rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản không chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp và ngân hàng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả nền kinh tế.

Hậu quả của rủi ro thanh khoản

Những hậu quả khi rủi ro thanh khoản xảy ra

1. Đối với ngân hàng

Việc mất khả năng thanh toán buộc ngân hàng phải chấp nhận các khoản phí tổn cao để có được nguồn cung đáp ứng các nhu cầu thanh toán gấp, điều kiện vay vốn cũng khó khăn hơn khiến lợi nhuận và tài sản của ngân hàng sụt giảm.

Khi rủi ro thanh khoản tăng cao thì ngân hàng phải đối mặt với tình trạng đình trệ hoạt động, khách hàng không thể giao dịch được sẽ bỏ đi, uy tín ngân hàng sụt giảm, khách hàng cũng mất.

Nghiêm trọng hơn nữa, ngân hàng có thể đi đến bờ vực phá sản hoặc sáp nhập. NHNN sẽ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng, giúp NHTM thoát khỏi tình trạng này, kéo hệ thống hoạt động của ngân hàng về ổn định.

2. Đối với doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, các chủ nợ sẽ liên tục siết nợ, các đối tác khác cũng e dè trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, việc vay vốn, huy động vốn sẽ không được suôn sẻ, đồng thời, doanh nghiệp cũng khó kiếm được một đơn vị tài trợ tốt. 

Đầu tiên, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị trì trệ, do không có nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực cũng bị lao đao theo vì doanh nghiệp không đủ khả năng để chi trả tiền lương lao động. Hàng hoá sản xuất không đủ để giao bán cho khách hàng, gây thiệt hại nặng cho doanh nghiệp. Tình trạng này nếu kéo dài thì doanh nghiệp chắc chắn bị phá sản.

Đối với doanh nghiệp

Những rủi ro thanh khoản đối với doanh nghiệp

3. Với các khách hàng và cổ đông của công ty

Các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng cũng liên đới bị ảnh hưởng. Khi họ gặp trục trặc trong việc rút tiền ra để chi tiêu cho các mục đích đầu tư, sản xuất hoặc kinh doanh, thì họ sẽ nghi ngờ về năng lực tài chính của ngân hàng và một mực đòi rút tiền ra. Càng nhiều người rút thì ngân hàng càng tổn thất thêm, quan hệ khách hàng cũng không còn.

Với các cổ đông của công ty, khi không được trả lợi tức, không được trả nợ đầy đủ thì họ cũng sẽ không tin tưởng vào công ty đó nữa, bởi mục đích họ đầu tư vào công ty là để hưởng lợi. Họ sẽ buộc công ty phải trả nợ và đem dòng vốn của họ đi một nơi khác.

4. Với nền kinh tế - xã hội

Rủi ro thanh khoản khiến ngân hàng và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn, hoạt động tín dụng và cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Một khi không có đủ vốn thì tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng gặp trở ngại, lạm phát sẽ gia tăng, quy mô đầu tư giảm và kéo theo suy giảm nền kinh tế. Từ đó cũng ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Đối với các quốc gia phát triển có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu thì rủi ro thanh khoản còn có thể dẫn đến sự đổ vỡ chính trị và liên luỵ đến các quốc gia khác.

Với nền kinh tế - xã hội

Rủi ro thanh khoản đối với nền kinh tế - xã hội chung

V. Các phương pháp giúp quản lý rủi ro thanh khoản tốt nhất

Các phương pháp giúp quản lý rủi ro thanh khoản tốt nhất

Cách hạn chế rủi ro thanh khoản hiệu quả

1. Với ngân hàng thương mại (NHTM)

Có thể cơ cấu lại danh mục tài sản nợ và tài sản có để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra;

Phát hành thêm giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay với các lĩnh vực, các ngành nhiều rủi ro như bất động sản hay chứng khoán;

Luôn duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm đối phó với rủi ro thanh khoản trong trường hợp thị trường nhiều biến động xấu.

2. Với ngân hàng Nhà nước (NHNN)

Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của NHNN nhằm bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định. NHNN sẽ hỗ trợ các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, cụ thể là:

Hỗ trợ thanh khoản thông qua nghiệp vụ thị trường cho các NHTM có quy mô lớn sở hữu nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn;

Hỗ trợ thanh khoản thông qua các công cụ tái cấp vốn cho các NHTM có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp.

Dù vậy, hoạt động hỗ trợ của NHNN chỉ mang tính tạm thời, hỗ trợ trong thời gian ngắn, các NHTM phải tự chủ động trong việc quản trị rủi ro thanh khoản cho chính mình.

Với ngân hàng Nhà nước (NHNN)

Cách hạn chế rủi ro thanh khoản cho ngân hàng Nhà Nước

3. Với doanh nghiệp

Cần thiết lập chính sách tài chính và quy trình vận hành tiêu chuẩn, văn bản hoá các mục tiêu tài chính để việc lưu trữ dữ liệu thực hiện một cách xuyên suốt, đồng bộ, dễ dàng giám sát toàn diện, xây dựng các thông số quản lý tài chính quan trọng và chiến lược phòng ngừa rủi ro để doanh nghiệp luôn chủ động trước những tình thế bất lợi.

Xác định và phân loại mức độ rủi ro trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp, đánh giá các mức độ ưu tiên, các nguy cơ có thể xảy ra để xử lý trước.

Phân tích định lượng rủi ro một cách chuyên sâu, từ đó lập kế hoạch ứng phó sao cho phù hợp nhất với diễn biến thực tế, đồng thời, áp dụng cơ chế phản hồi liên tục để đảm bảo, năng lực quản trị rủi ro được cập nhật đúng theo tốc độ phát triển của doanh nghiệp cũng như toàn thị trường.

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn vốn khi đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán nợ, doanh nghiệp đừng quá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, mà nên xem xét lại ngân sách, điều chỉnh doanh thu và chi phí, chẳng hạn như việc gia tăng bán hàng, thu hồi các khoản nợ, tìm đơn vị tài trợ… để bù đắp vào thiếu hụt đó.

Có phương án tái cơ cấu danh mục đầu tư, tạm dừng/thu hồi vốn với những khoản đầu tư không hiệu quả, làm ảnh hưởng đến hiệu suất sinh lời, hoặc gây thiệt hại cho nguồn tài chính doanh nghiệp…

Trong bối cảnh thị trường hiện nay, việc quản lý rủi ro thanh khoản luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và ngân hàng, càng quan trọng trong những giai đoạn hoạt động kinh doanh, đầu tư gặp khó khăn. Mong rằng, những thông tin mà TOPI mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon