Facebook Topi

31/10/2024

Pullback là gì? Cách giao dịch với Pullback hiệu quả mà nhà đầu tư nên biết

Pullback hay còn được biết đến là hiện tượng điều chỉnh giá giảm vào thời gian ngắn trong một xu hướng tăng dài hạn. Nhà đầu tư có thể mua được giá thấp và bán ra với giá cao, từ đó tối ưu được lợi nhuận. 

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Pullback là một hiện tượng phổ biến trên thị trường chứng khoán. Nếu bạn thấy một tài sản đang có xu hướng tăng trong một thời gian dài, nhưng bất ngờ bị giảm giá trong ngắn hạn (ở mức 5% - 10%) thì đó chính là pullback. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cách giao dịch như thế nào? Cùng TOPI tìm hiểu ngay!

I. Pullback là gì?

Pullback hay còn được biết đến là hiện tượng điều chỉnh giá (price correction), chỉ việc tạm dừng hoặc giảm giá vừa phải trong biểu đồ định giá của chứng khoán từ mức cao gần đây, xảy ra trong một xu hướng tăng liên tục và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ đã thiết lập trước đó. Nhưng hiện tượng này diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, chỉ trong vài phiên, trước khi trở lại xu hướng tăng như cũ.

Pullback là gì?

Tìm hiểu về hiện tượng điều chỉnh giá trên thị trường chứng khoán

Có rất nhiều nguyên nhân để xảy ra hiện tượng pullback như do nhà đầu tư đề ra lợi nhuận trư, do kết quả hoạt động của các công ty lớn, do tình hình kinh tế chính trị, do các thay đổi trong chính sách tiền tệ hoặc lý do kỹ thuật. Việc phát hiện ra các cổ phiếu pullback vào đúng thời điểm có thể giúp nhà đầu tư hưởng lợi từ các xu hướng tăng. 

Từ đây, nhà đầu tư có một điểm vào lệnh để giữ các vị thế khi các chỉ báo kỹ thuật khác vẫn tăng.

Có 03 loại pullback chính trên thị trường chứng khoán, đó là:

Giảm giá như một phần của thị trường giá lên (Bull market): đây được xem như các đợt giảm giá bình thường, đi kèm sau đó là các đợt phục hồi của thị trường.

Điều chỉnh thị trường: Khi thị trường chứng khoán bị giảm khoảng 10% so với mức đỉnh gần nhất thì được gọi là điều chỉnh thị trường.

Thị trường giá xuống (Bear market): Khi thị trường giảm giá hơn 20% so với mức đỉnh gần nhất thì chính là đặc trưng của thị trường giá xuống.

Có rất nhiều nguyên nhân để xảy ra hiện tượng pullback, một trong số đó là:

Do nhà đầu tư đề ra lợi nhuận trước: Khi giá của một cổ phiếu hoặc chỉ số tăng mạnh, nhiều nhà đầu tư định trước ra số lợi nhuận mình muốn, tới điểm đó, họ sẽ bán ra và thoát ra. Việc này khiến giá giảm tạm thời;

Kết quả hoạt động của các công ty lớn không như mong đợi: Khi các công ty lớn công bố kết quả kinh doanh theo quý không tốt, khiến các nhà đầu tư kỳ vọng vào cổ phiếu tăng trưởng thất vọng, họ sẽ bán cổ phiếu của mình, dẫn đến cầu giảm, vì vậy, giá cũng giảm theo;

Tình hình kinh tế chính trị: Các sự kiện chính trị có thể gây ra nhiều trở ngại, việc thay đổi các dự luật về kinh tế, thị trường cũng dẫn đến những tình huống giảm giá hàng hoá;

Các thay đổi trong chính sách tiền tệ: đặc biệt là sự thay đổi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương (NHTW) như cục dự trữ liên bang, NHNN… khiến giá cũng giảm;

Lý do kỹ thuật: Hiện tượng pullback có thể xảy ra khi chỉ số thị trường chứng khoán đạt đến mức kỹ thuật quan trọng mà tại đó, một tài sản, công cụ tài chính, cổ phiếu sẽ đối mặt với áp lực mua hoặc bán gia tăng. Chẳng hạn như khi cổ phiếu đạt điểm quá mua trên 75 hoặc quá bán dưới chỉ báo RSI.

nguyên nhân để xảy ra hiện tượng pullback

Những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng pullback

II. Cách nhận biết hiện tượng Pullback

Việc phát hiện ra các cổ phiếu pullback vào đúng thời điểm có thể giúp nhà đầu tư hưởng lợi từ các xu hướng tăng bằng cách tham gia với mức giá chiết khấu cao. Không khó để tìm ra những cổ phiếu pullback, đầu tiên, hãy quan sát biến động giá tổng thể của các chỉ số thị trường chình. Nếu các chỉ số đang theo xu hướng giảm, khả năng cao sẽ xảy ra các đợt giảm giá cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư có sử dụng công cụ sàng lọc cổ phiếu để tìm được các cổ phiếu pullback.

Cách nhận biết hiện tượng Pullback

Cách nhận viết hiện tượng điều chỉnh giá khi giao dịch chứng khoán

Hầu hết các nhà đầu tư coi việc giá cổ phiếu giảm từ 5% - 10% là một đợt giảm giá, miễn là trước đó xu hướng tăng khá mạnh. Pullback thường xuất hiện trong thị trường giá tăng khi hầu hết các cổ phiếu tốt đều tăng giá trong dài hạn. Chúng đại diện cho các đợt bán tháo ngắn hạn, không dựa trên những thay đổi tiêu cực đối với các nguyên tắc cơ bản của cổ phiếu. Trong thời kỳ thị trường điều chỉnh hay giá xuống mặt bằng chung, ngay cả những cổ phiếu khoẻ cũng sẽ mất giá trị, cho nên xu hướng tăng là ít xảy ra hơn.

Một số dấu hiệu để nhận biết hiện tượng pullback đó là:

Khối lượng chứng khoán: Việc giảm giá cổ phiếu thường đi kèm với sự sụt giảm về khối lượng giao dịch. Tuy nhiên, khi khối lượng tăng chưa chắc giá đã tăng, mà đó có thể là dấu hiệu giá tiếp tục giảm.

Tin tức liên quan tới cổ phiếu: Các nhà đầu tư phải thường xuyên theo dõi hiệu suất hoạt động của công ty phát hành. Nếu kết quả làm ăn thua lỗ, hoặc báo cáo hoạt động kinh doanh kém khiến giá cổ phiếu giảm thì đây không phải là hiện tượng pullback. Một số thông tin, sự kiện về doanh nghiệp khiến giá bị giảm, việc giá có phục hồi trở lại hay không thì còn phụ thuộc vào mức độ của sự kiện.

Phân tích thị trường: Các nhà giao dịch chú ý vào những diễn biến của ngày giao dịch cuối cùng, điều này sẽ giúp đánh giá nguyên nhân xảy ra hiện tượng pullback. Mặc dù, giá cổ phiếu có vẻ hấp dẫn, nhưng khi có sự phân tích thích hợp thì nhà giao dịch sẽ dự đoán ra được liệu giá có thể giảm hơn hay không. Nhưng, phải đảm bảo xu hướng của cổ phiếu trước đó tăng liên tục. 

III. Ưu và nhược điểm khi giao dịch với Pullback

Ưu và nhược điểm khi giao dịch với Pullback

Những ưu và nhược điểm của pullback

Ưu điểm:

Khi pullback xuất hiện, nhà đầu tư có điểm vào lệnh tốt hơn, mua với giá thấp trong xu hướng tăng và bán ra giá cao trong xu hướng giảm, từ đó, lợi nhuận nhiều hơn;

Pullback cũng cho phép tìm ra các mức dừng lỗ (stop-loss) chặt chẽ, giảm thiểu được nhiều rủi ro;

Bạn sẽ có nhiều cơ hội giao dịch hơn, tận dụng trọn vẹn các giai đoạn thị trường điều chỉnh giá để kiếm lời.

Nhược điểm:

Pullback rất khó dự đoán, dễ nhầm lẫn với hiện tượng đảo chiều xu hướng, dẫn đến việc nhà đầu tư tìm sai điểm vào lệnh;

Trong quá trình chờ đợi sự điều chỉnh của thị trường, vì mất thời gian nên nhà đầu tư có thể đánh đổi bằng nhiều cơ hội khác, đặc biệt là khi thị trường có xu hướng mạnh;

Những cú hồi về có thể làm lợi nhuận của nhà giao dịch suy giảm, từ đó gây ra tâm lý hoang mang lo lắng, khiến họ chốt lệnh sớm, bỏ lỡ nhiều cơ hội tiềm năng.

IV. Phân biệt Pullback và Throwback

Pullback và throwback là hai mô hình hoàn toàn trái ngược nhau.

Khi giá đi xuống dưới mức hỗ trợ, quay trở lại mức hỗ trợ và lúc này chúng chuyển đổi vai trò thành mức kháng cự và phục hồi, sau đó giá tiếp tục đi xuống, đây chính là pullback.

Throwback xảy ra khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự đã thiết lập, quay trở lại mức kháng cự và lúc này mức kháng cự đổi vai trò thành mức hỗ trợ và bật lên trở lại.

Có thể xác định 2 điểm giá đi xuống trên để tìm ra tín hiệu gia nhập thị trường bằng cách:

Khi gặp xu hướng tăng, xảy ra hiện tượng throwback, nhà giao dịch đặt lệnh mua;

Khi gặp xu hướng giảm, xảy ra hiện tượng pullback, nhà giao dịch đặt lệnh bán.

Phân biệt Pullback và Throwback

Phân biệt hiện tượng Throwback và Pullback

V. Các chỉ báo sử dụng để giao dịch Pullback

1. Đường MA

Để xác định được giá đang điều chỉnh trong giao dịch pullback hay tín hiệu đảo chiều sử dụng đường MA200, lúc này nó đóng vai trò như đường xu hướng động.

Khi giá trong xu hướng tăng, giá sẽ di chuyển chạm đường MA200 và bật lên. Khi giá trong xu hướng giảm, nó sẽ bật xuống. Đường MA dài hạn rất ít khi cung cấp tín hiệu sai.

Các chỉ báo sử dụng để giao dịch Pullback

Đường MA trong giao dịch pullback

2. Đường Fibonacci hồi quy/ Fibonacci thoái lui (Fibonacci retracements)

Khi giá về các mức Fibonacci 38.2%, 50%, 61.8% thì xu hướng chính sẽ quay trở lại. Nếu đang trong giai đoạn điều chỉnh giá, bạn có thể vẽ Fibonacci hồi quy và chờ giá cắt 3 mức kể trên để tìm ra thời điểm giao dịch.

3. Chỉ báo RSI

Dùng để xác định vùng quá mua và quá bán. Khi chỉ báo RSI cắt đường 70 đi xuống hoặc phá vỡ đường 30 trở lên thì sắp có pullback xảy ra. Khi chỉ báo hình thành sự phân kỳ với giá thì đây chính là dấu hiệu pullback chứ không phải đảo chiều giá. Cần kết hợp thêm với tâm lý thị trường.

4. Chỉ báo ADX

Khi ADX > 25 thì một xu hướng mạnh đang diễn ra, đoạn điều chỉnh giá chính là pullback. Muốn tìm điểm vào lệnh thì cần kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác như đường xu hướng, MA, đường hỗ trợ, kháng cự…

5. Điểm xoay Pivot (Pivot points)

Điểm xoay Pivot ở đây dùng để xác định mức hỗ trợ và kháng cự, chứ không xác định xu hướng. Nếu giá chạm điểm xoay Pivot và bật lên thì đây là tín hiệu pullback, nhưng nếu giá vượt qua Pivot points thì đây là đảo chiều giá.

Các chỉ báo sử dụng để giao dịch Pullback

Các chỉ số trong pullback mà bạn cần biết

VI. Cách giao dịch Pullback hiệu quả cho nhà đầu tư

Chìa khoá để giao dịch pullback là xác định thời điểm bắt đầu và ketest thúc đợt điều chỉnh giá, hoặc quá trình chuyển đổi của nó thành một đợt đảo chiều. Nhà đầu tư có thể lựa chọn các chiến lược sau đây:

1. Chiến lược breakout

Chiến lược breakout là phổ biến nhất trong giao dịch pullback. Pullback breakout xảy ra chủ yếu tại bước ngoặt của thị trường. Chiến lược này bao gồm việc phá vỡ giá của các mô hình giá như hình tam giác, đầu và vai, hình chữ nhật và cái nêm. Khi sử dụng chiến lược này, nhà đầu tư không được di chuyển điểm dừng lỗ (stop loss) để hoà vốn vì điều này rất nguy hiểm, do các pullback breakout xảy ra khá thường xuyên.

2. Chiến lược hội nhập ngang (Horizontal Steps Strategy)

Chiến lược này xem xét các chuyển động tự nhiên của giá cổ phiếu và bản chất của hành vi thị trường. Chiến lược hội nhập ngang bổ sung cho chiến lược Breakout. Hỗ trợ nhà đầu tư tìm ra điểm vào lệnh thay thế nếu bỏ lỡ cơ hội vào lệnh đầu tiên cho các pullback đặc biệt gần với điểm quay đầu. 

Chiến lược này cũng có thể sử dụng để kéo cắt lỗ một cách an toàn sau một xu hướng. Nhà đầu tư thực hiện bằng cách đợi cho đến khi một bước giá hoàn thành và kéo mức dừng lỗ dựa trên mức giá pullback trước đó.

Chiến lược hội nhập ngang

Chiến lược đầu tư hiệu quả với pullback

3. Chiến lược theo xu hướng (trend-line strategy)

Chiến lược này yêu cầu nhà đầu tư xác định được 3 điểm tiếp xúc. Có thể kết nối 2 điểm ngẫu nhiên nhưng đường xu hướng chỉ có thể được hình thành khi có điểm thứ ba để kết nối.

Chiến lược này mất nhiều thời gian để xác định, đây được xem là một nhược điểm lớn. Giao dịch pullback trên đường trend-line chỉ có thể xảy ra ở điểm tiếp xúc thứ ba, thứ tư hoặc thứ năm. Vì vậy nên các chuyên gia khuyên nên sử dụng kết hợp với chiến lược khác, vì nếu mất quá nhiều thời gian xác định được đường trend-line sẽ khiến bạn bỏ lỡ các cơ hội tốt. 

Khi giá đang trong xu hướng tăng, các điểm chạm và đường xu hướng sẽ là thời điểm tốt để mua vào. Ngược lại khi giá trong xu hướng giảm, các điểm phục hồi và chạm đường xu hướng sẽ là thời điểm tốt để bán ra chốt lời.

4. Chiến lược đường trung bình động (MA)

Sử dụng các đường trung bình động 20, 50 hoặc 100 tuỳ theo giao dịch ngắn hạn hay dài hạn. Các đường MA dài hạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các tín hiệu sai hơn đường MA ngắn hạn. Khi nến giá ở trên hoặc mức giảm giá chạm vào đường MA thì đó là thời điểm thích hợp để vào lệnh.

5. Chiến lược Fibonacci

Nhà đầu tư phải chờ sự xuất hiện của một xu hướng giá mới và vẽ công cụ Fibonacci A-B từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của sóng xu hướng. Điểm C của Fibonacci hồi quy (retracement) được sử dụng để pullback. Có thể kết hợp cả Fibonacci với đường MA.

Các mốc ưu tiên vào lệnh gồm 38.2%, 50%, 61.8%, khi chúng bị phá vỡ trong thời gian ngắn thì tiếp tục chờ đến các mốc Fibonacci ở dưới.

*Lưu ý khi đầu tư trong thời gian pullback:

Tập trung vào các vấn đề cơ bản: quan trọng là phải nghiên cứu các báo cáo thu nhập của công ty, xem công ty đó có đang gặp phải vấn đề gì hay không, có là nguyên nhân của đợt giảm giá này không

Chờ đợi: đến khi đường xu hướng thiết lập, đo lường đợt pullback có phá vỡ ngưỡng hỗ trợ hay không. Trong trường hợp này, đây có thể là sự đảo chiều thay vì pullback. Chờ đến khi pullback xuất hiện hoàn chỉnh cũng xem như một chiến lược tốt

Theo dõi khối lượng giao dịch: nếu trong thời kỳ pullback, khối lượng giao dịch tăng thì có nghĩa là hoạt động bán ra đang nổi lên trong dài hạn.

Tóm lại, pullback là một cơ hội quan trọng cho nhà đầu tư cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy vẫn có rủi ro nhưng chắc chắn khi tham gia vào một xu hướng tăng ở mức giá tốt thì bạn có thể thu được lợi nhuận đáng kể. Cần phải làm rõ giữa sự đảo chiều giá và pullback để tránh giao dịch sai lầm.

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon