Khi đầu tư vào cổ phiếu, việc theo dõi các chỉ số kinh tế vĩ mô và chỉ số chứng khoán rất quan trọng, nó giúp nhà đầu tư có thông tin toàn diện khi phân tích, tìm hiểu xu hướng thị trường và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
Bộ chỉ số kinh tế vĩ mô nhà đầu tư không nên bỏ qua
Những chỉ số kinh tế vĩ mô cung cấp các dữ liệu quan trọng, giúp nhà đầu tư đánh giá môi trường kinh tế, định giá thị trường. Việc theo dõi và phân tích những chỉ số này là một phần không thể thiếu khi phân tích cổ phiếu, giúp đạt được hiệu suất đầu tư cao nhất.
1. GDP (Tổng sản phẩm quốc nội)
GDP là chỉ số kinh tế toàn diện, đo lường giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nước vào một khoảng thời gian cụ thể, phản ánh mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ thường dẫn đến thu nhập doanh nghiệp cao hơn kéo theo giá trị cổ phiếu cũng được tăng theo.
Chỉ số GDP thể hiện mức độ tăng trưởng của nền kinh tế
Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội cung cấp thước đo cơ bản về tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế, do đó, nó còn được gọi là thước đo chung về sức khỏe kinh tế và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.
Giá cổ phiếu phản ánh kỳ vọng về kỳ vọng của nhà đầu tư với khả năng sinh lời của công ty phát hành cổ phiếu. Khi nền kinh tế khỏe mạnh và phát triển tốt, doanh nghiệp cũng có thể tăng trưởng tốt với lợi nhuận cao, đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư.
2. Tỷ lệ thất nghiệp
Đây là hai thước đo ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thấp cho thấy nền kinh tế đang ở tình trạng tốt, mọi người có việc làm và có khả năng chi tiêu, từ đó thúc đẩy doanh số và lợi nhuận của các công ty.
Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp và báo cáo việc làm là hai chỉ số hữu ích đối với nhà đầu tư trong việc dự đoán mức độ hoạt động của nền kinh tế trong tương lai.
3. Tỷ lệ lạm phát, CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) và PPI (giá sản xuất)
Lạm phát không chỉ làm hao mòn giá trị thật của tài sản và khiến thu nhập thực từ các khoản lãi, lợi tức… giảm giá trị, do vậy các nhà đầu tư đều theo dõi chặt chẽ tình hình lạm phát thông qua chỉ số CPI và PPI. Lạm phát quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ra các vấn đề kinh tế.
Lạm phát tăng có nghĩa là giá cả hàng hóa cao hơn, sức mua giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, lạm phát còn tác động lên lãi suất. Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát, do đó nếu lạm phát tăng thì lãi suất nhà đầu tư thực nhận sẽ giảm đi.
4. Doanh số bán lẻ
Doanh số bán lẻ cũng là một trong những thước đo thể hiện rõ hơn về sức khỏe của nền kinh tế và người tiêu dùng. Chỉ số này sụt giảm trong thời gian dài có thể được xem là dấu hiệu suy thoái kinh tế, chi chỉ số tăng có thể được coi là nền kinh tế tăng trưởng tốt, khiến giá cổ phiếu được đẩy lên cao hơn.
5. IIP (Chỉ số sản xuất công nghiệp)
Chỉ số IIP được thu thập và công bố bởi Tổng cục Thống kê vẫn được xem là một chỉ số quan trọng, cung cấp cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động của từng sản phẩm, nhóm ngành hoặc toàn ngành công nghiệp.
Thông thường, khi nhiều chỉ số kinh tế thay đổi bất ngờ, các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư sẽ tìm kiếm lý do cho những thay đổi này, bao gồm việc phân tích các chỉ số sản xuất công nghiệp.
6. PMI (Chỉ số quản lý mua hàng)
Chỉ số thu mua PMI đánh giá mức độ hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng và dịch vụ, là một trong những chỉ số quan trọng để dự báo xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia trong tương lai gần. Đối với nhà đầu tư, PMI có vai trò dự báo tình hình kinh tế, hỗ trợ cho những quyết sách trong đầu tư và kinh doanh.
7. Lãi suất ngân hàng
Đối với doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng ảnh hưởng đến chi phí vốn, lãi suất tăng cao khiến chi phí bị đội lên, làm giảm lợi nhuận.
Đối với nhà đầu tư, lãi suất là thông tin quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra chiến lược để tối ưu lợi nhuận kỳ vọng. Khi lãi suất thực (lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát) giảm, nhiều nhà đầu tư có xu hướng giảm tiền tiết kiệm để chuyển sang các hướng khác có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn như chứng khoán, bất động sản. Ngược lại, nếu lãi suất tăng, việc gửi ngân hàng trở nên hấp dẫn khiến vốn đầu tư đổ dồn về đây.
Các chỉ số chứng khoán quan trọng khi phân tích cổ phiếu
1. Chỉ số thị trường chứng khoán
Chỉ số thị trường như VN-Index và VN30, HNX-Index và HNX30, UPCOM-Index, S&P 500, Dow Jone… là những chỉ số quan trọng đối với nhà đầu tư chứng khoán.
Nhà đầu tư cần lưu ý những chỉ số chứng khoán quan trọng
Việc theo dõi và phân tích những chỉ số này giúp nhà đầu tư nắm được biến động của thị trường chứng khoán, xác định xu hướng thị trường là tích cực hay tiêu cực, so sánh lợi nhuận từ các quỹ hoặc cổ phiếu của mình với chỉ số thị trường để đánh giá hiệu quả của chiến lược đầu tư, từ đó điều chỉnh chiến lược phù hợp với những quyết sách chính xác.
2. Khối lượng giao dịch cổ phiếu
Khối lượng giao dịch là tổng số cổ phiếu được mua/bán trong một khoảng thời gian nhất định, cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư đối với một cổ phiếu nhất định hay toàn bộ thị trường chứng khoán. Khối lượng giao dịch cao cho thấy cổ phiếu thanh khoản tốt, tín hiệu thị trường tích cực, do đó cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng giá trong tương lai. Ngược lại, khối lượng giao dịch thấp cho thấy thị trường ảm đạm, cổ phiếu thanh khoản kém, nhà đầu tư cần điều chỉnh lại danh mục.
3. Giá trị vốn hóa thị trường
Giá trị vốn hóa là tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu của doanh nghiệp đang lưu hành trong một thời điểm cụ thể hay hiểu đơn giản, vốn hóa thị trường là tổng số tiền phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.
Chỉ số vốn hóa thị trường được nhà đầu tư xem trọng bởi nó đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Các doanh nghiệp có vốn hóa lớn thường tăng trưởng ổn định và mang lại lợi nhuận lâu dài, thanh khoản cao.
4. EPS (Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu)
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu, đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ số EPS thể hiện qua thu nhập mà công ty phân bổ trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành, tỷ lệ thuận với tiềm năng sinh lời của công ty. Hơn thế nữa, thông qua EPS, nhà đầu tư có thể tính toán được chỉ số P/E và giá trị cổ phiếu.
5. ROE (Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu)
ROE (Return on Equity) là tỷ lệ lợi nhuận mà một công ty tạo ra so với vốn chủ sở hữu, cũng là một trong những chỉ số quan trọng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. ROE giúp đánh giá khả năng sinh lời từ mỗi đồng vốn của doanh nghiệp. ROE càng cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, bởi vậy, đây là căn cứ để nhà đầu tư xem xét, quyết định chọn công ty nào để đầu tư.
6. P/E ratio (Hệ số giá trên thu nhập)
Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) - Tỷ lệ giá trên thu nhập, cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để mua một đồng lợi nhuận của công ty. P/E giúp nhà đầu tư định giá cổ phiếu, chỉ số này thấp nghĩa là giá cổ phiếu này rẻ và ngược lại.
7. P/B (Tỷ lệ giá trên sổ sách)
Chỉ số P/B (Price to Book ratio) là chỉ số so sánh giá trị cổ phiếu trên thị trường và giá trị ghi sổ, cho biết giá cổ phiếu đang cao gấp bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp? P/B cao có nghĩa là thị trường đang kỳ vọng vào cổ phiếu này, các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn giá trị ghi sổ để sở hữu nó. P/B thấp cho thấy cổ phiếu kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư và họ không đánh giá cao về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
8. VIX (Chỉ số biến động)
VIX là chỉ số tính toán độ biến động cho các cổ phiếu trong S&P 500 (gồm 503 công ty lớn nhất Hoa Kỳ). Chỉ số VIX được tạo ra nhằm mục đích cung cấp các đánh giá về sự biến động dự kiến trong 30 ngày tới của thị trường chứng khoán Mỹ.
- Giá trị VIX từ 20% - 30% là trung bình, không gây ra những thay đổi mạnh mẽ.
- Giá trị VIX trên 30% báo hiệu sự biến động cao và hỗn loạn trên thị trường.
- Giá trị VIX dưới 20%, các nhà giao dịch nên cẩn thận vì hướng giá thường đảo chiều.
9. Chỉ số tâm lý thị trường TOPI
Chỉ số tâm lý thị trường hay chỉ số tham lam - sợ hãi được TOPI xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu thị trường và dữ liệu trên các phương tiện truyền thông để chấm điểm tâm lý thị trường, từ đó dự đoán sự thay đổi của Vn-Index và Vn30 sau 3 phiên giao dịch tiếp theo.
Chỉ số tâm lý thị trường TOPI dự đoán Vn-Index và Vn30
Chỉ số thị trường được chia thành 5 mốc tâm lý, biểu hiện cho 5 trường hợp có thể xảy ra của thị trường chứng khoán:
- Sợ hãi cực độ (Extreme Fear): Nghĩa là các nhà đầu tư đang có xu hướng bán tháo.
- Sợ hãi (Fear): Cho thấy nhà đầu tư đang có xu hướng bán nhiều hơn mua.
- Trung tính (Neutral): Chỉ số tâm lý thị trường đang ở mức trung bình, khối lượng giao dịch bán và mua ở mức cân bằng.
- Tham lam (Greed): Các nhà đầu tư có xu hướng mua vào nhiều hơn khiến giá cổ phiếu tăng nhanh, kéo theo các chỉ số chứng khoán cũng tăng.
- Tham lam cực độ (Extreme Greed): Lúc này, các nhà đầu tư đổ dồn vào mua cổ phiếu khiến chỉ số chứng khoán tăng mạnh, giá cổ phiếu có khả năng đạt đỉnh.
Phân tích tâm lý thị trường giúp nhà đầu tư tránh bẫy cảm xúc, chịu tác động của tâm lý đám đông, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt và có chiến lược trong quản lý rủi ro.
Trên đây là những chỉ số theo dõi sức khỏe kinh tế và chứng khoán quan trọng mà nhà đầu tư không nên bỏ lỡ để có thể nắm bắt tình hình thị trường, dự báo xu hướng hiệu quả nhất. Hãy truy cập TOPI để tham khảo những dự báo, khuyến nghị của chuyên gia TOPI AI về cổ phiếu có tiềm năng tăng giá mỗi ngày.