Trong đầu tư, tìm kiếm một công ty tốt để đầu tư lâu dài thì rất quan trọng. Tuy nhiên, lựa chọn thời điểm vào hợp lý cũng là yếu tố quan trọng không kém. Bởi vì nếu một công ty tốt sẽ tăng giá khi kinh tế phát triển, nhưng đồng thời khi nền kinh tế chậm lại hoặc rơi vào suy thoái thì cổ phiếu của công ty này cũng giảm theo thị trường chung.
Chẳng hạn giá cổ phiếu công ty đang $100, nhưng khi suy thoái giá của nó giảm còn $60, sau đó 3-5 năm sau lên lại $150 chẳng hạn. Bạn có thể mua vào $100 rồi chờ giá tăng, nhưng không may trường hợp giá rớt về $60 rồi tăng lên lại $80 rồi $100, $120, $150 thì nếu bạn mua được giá $70, $80 thì phải có tỉ suất sinh lợi nhuận cao hơn.
Bài viết này sẽ chỉ nói sơ qua để các bạn dễ nhận biết là cổ phiếu đó đang nằm trong xu hướng nào rồi quyết định có nên mua hay không.
Nội dung tập trung 3 phần:
- Các loại biểu đồ.
- Nhận biết xu hướng.
- Khi nào là quá bán hoặc quá mua.
1. Biểu đồ (chart)
Lấy thông tin từ 4 phần của giá Mở cửa, Đóng cửa, Giá cao nhất, Giá thấp nhất (Open, Close, High, Low)
Cơ bản 3 loại biểu đồ được sử dụng phổ biến là: Line Chart, Candle stick (nến nhất), và Bar Chart (biểu đồ dạng thanh). (hình đính kèm phía dưới)
Phân tích biểu đồ biến động cổ phiếu
Dạng Line: là biểu đồ cung cấp thông tin đơn giản, bao gồm giá và thời gian. Khung thời gian có nhiều loại: 1 phút, 5 phút, 30 phút, 1 giờ, 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng… Các khung thời gian càng nhỏ thì càng nhiễu. Hình 1 đính kèm, mình có thể hiện 3 khung thời gian: ngày, tuần, và tháng. Bạn so sánh 3 khung, thì thấy khung tháng sẽ rõ hơn khung tuần, khung tuần sẽ rõ hơn khung ngày.
Biểu đồ nến nhật (Candle Stick): từ 4 phần (Open, Close, High, Low) vẽ ra 1 cây nến. Nên người trade theo Candle Stick thường quan sát 8 điểm: giá Mở cửa, Đóng cửa, Giá cao nhất, Giá thấp nhất, Râu nến trên, Râu nến dưới, Thân nến, và màu sắc của thân nến (Open, Close, High, Low, Uper Wick, Lower Wick, Body, Body Color).
Biểu đồ dạng thanh (Bar Chart): thường chỉ lấy 4 phần giá Mở cửa, Đóng cửa, Giá cao nhất, Giá thấp nhất (Open, Close, High, Low). So sánh Bar Chart và Candle Stick chart thì dùng Bar chart, người trade dùng Bar chart sẽ quan sát thông tin nhanh hơn so với dùng Candle Stick.
Trong 3 dạng này thì ai dùng quen dạng nào thì dùng thôi. Về đầu tư dài hạn thì mình nghĩ các bạn nên quan sát khung Daily trở lên.
2. Xu huong (trend)
Tại sao xác định xu hướng là quan trọng. Bởi vì nó giúp ta xác định:
Nắm rõ và biết được xu hướng nào đang hình thành. Từ đó đo lường lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro khi trường hợp mua vào mà giá đi ngược lại
Lựa chọn điểm vào cũng như biết khi nào nên thoát hàng.
Có 3 xu hướng
Uptrend (đi lên): nếu bạn đầu tư lâu dài thì nêu chọn những cổ phiếu có xu hướng đi lên là an toàn nhất. Còn nếu công ty tốt nhưng cổ phiếu đang Downtrend (đi xuống) thì hơi nguy hiểm, có thể chờ nó chuyển trend lại rồi mua cho an toàn.
Downtrend (đi xuống).
Sideway (đi ngang).
Để xác định trend thì có nhiều phương pháp. Một số phương pháp thông dụng như sau.
Xu hướng đầu tư cổ phiếu hiện nay
2.1. Xác định trend theo các đỉnh đáy
Uptrend: Khi đỉnh sau cao hơn đỉnh trước ( Đỉnh 3 > 2 > 1) và đáy sau cao hơn đáy trước (Đáy 3 > 2 > 1).
Downtrend: Khi đỉnh sau cao thấp đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước.
Sideway: Đi ngang thì nó không xác định rõ ràng. Như Đỉnh 3 và đỉnh 4, đáy 3 và đáy 4
2.2. Trendline
Trong uptrend thì nối các đáy tạo thành 1 đường thẳng. Còn downtrend thì nối các đỉnh lại.
Tuỳ vào trend thay đổi (góc độ) thì mình điều chỉnh các trendline.
Từ trendline người ta kẻ thêm 1 đường song song thì tạo thành một kênh ( channel). Thường thì trong 1 trend tăng, giá chạm đường trên channel sẽ có lực bán chốt lãi một phần. Còn để biết nó hồi lại hay phá vỡ channel thì còn chờ lực mua - bán tại những vùng nhạy cảm này.
2.3. Regression Line
Xem hình đính kèm. Cái này thì nó tương tự như trendline thôi. Mà được cái là nhanh. Như ở Tradingview, bạn chọn indicator này thì nó tự vẽ cho bạn. Chọn 1st, 2nd, 3rd Standard deviations thì tuỳ bạn chọn.
2.4. Moving average (đường trung bình)
Uptrend: Đường trung bình nhỏ nằm trên đường trung bình lớn. Ví dụ: M20 cao hơn MA50 cao hơn MA100 cao hơn MA200.
Downtrend: Ngược lại với uptrend M20 thấp hơn MA50 thấp hơn MA100 thấp hơn MA200.
Lựa chọn đầu tư cổ phiếu một cách hợp lý
Thường tại những điểm này sẽ có những điểm giao cắt, nó được xem là 1 điểm quan trọng để nhận ra đổi trend, từ đó lực mua bán cũng rõ rệt hơn. Thông thường người ta sử dụng MA50 và MA 200 để quan sát.
Golden cross: MA 50 cắt MA200, MA50 nằm lên trên MA200. Là một tín hiệu thể hiện sự thay đổi trend trong dài hạn, là một Bullish Signal.
Dead cross thì ngược lại: MA50 cắt MA200 đi xuống.
Ngoài ra còn các indicator khác nữa, mà nhiều quá nên mình kể mấy loại thông dụng phía trên cho các bạn dễ nhận biết với dễ dùng.
3. Các điểm quá bán, quá mua
Phần này các bạn có thể tìm hiểu các indicator như RSI, Stochastic oscillator... để xác định các vùng quá bán hoặc quá mua để cân nhắc. Đồng thời kết hợp so sánh sự hội tụ hay phân kì của indicator so với giá để xem lực đang yếu hay mạnh.