Facebook Topi

15/11/2024

5 mẹo quản lý chi tiêu hợp lý trong 1 tháng

Việc quản lý chi tiêu cá nhân sao cho hợp lý không phải một việc dễ làm mà cần rất nhiều kỹ năng. Hôm nay, TOPI sẽ chia sẻ với bạn 5 mẹo giúp bản quản lý chi tiêu cá nhân hợp lý trong 1 tháng nhé!

icon-fb
icon-x
icon-pinterest
icon-copy

Lợi ích của việc quản lý chi tiêu là giúp bạn tránh bị cảm xúc cá nhân chi phối trong việc chi tiêu, hướng tới đạt những mục tiêu dài hạn trong tương lai và giảm tải căng thẳng, lo âu bởi vấn đề tiền bạc. 5 mẹo giúp bạn quản lý chi tiêu gồm: phân loại những khoản chi tiêu cá nhân, phân bổ chi tiêu hợp lý dựa vào thu nhập, cách bỏ những khoản chi không cần thiết, tạo tài khoản tiết kiệm hàng tháng, trích một khoản để đầu tư.

1. Lợi ích khi quản lý chi tiêu

Nguyên tắc của quản lý chi tiêu là số tiền chi phải ít hơn số tiền kiếm được. Việc quản lý chi tiêu hàng ngày giúp bạn tránh bị cảm xúc cá nhân chi phối, ví dụ những phút bốc đồng bạn xuống tay mua những món đồ thực sự không cần thiết, sau đó sinh ra những cảm giác tội lỗi.

Mỗi người đều sẽ có mục tiêu dài hạn trong tương lai như nghỉ hưu sớm, đi du lịch, sắm nhà, xe sang hoặc dành ra vài năm để học tập, giáo dục cho con cái… theo dõi chi tiêu giúp bạn biết rõ mức thu nhập hàng ngày hàng tháng cũng như chi phí của bản thân là bao nhiêu, từ đó có kế hoạch cụ thể cho phù hợp với mục tiêu tương lai.

Lợi ích khi quản lý chi tiêu

Vai trò to lớn của việc quản lý chi tiêu trong tháng

Ngoài ra, việc nắm bắt kiểm soát chi tiêu cá nhân cũng sẽ giúp chúng ta bớt căng thẳng, giảm lo âu bởi tiền bạc. Bạn sẽ luôn có một khoản tiết kiệm dự phòng, đủ tiền chi trả cho những hóa đơn và các khoản nợ.

Tìm hiểu thêm:  6 Bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đơn giản, hiệu quả

2. 5 Mẹo quản lý chi tiêu hợp lý trong 1 tháng

Phân loại những khoản chi tiêu cá nhân

Về cơ bản, những khoản chi tiêu cá nhân có thể chia thành:

Chi phí tối thiểu: gồm ăn uống, may mặc, ở, tiền điện nước, chi phí giáo dục con cái, đi lại cơ bản… khoản này sẽ chiếm 50% - 55% thu nhập

Chi tiêu lãi phí: gồm trả nợ, tiền tiết kiệm, tiền dự phòng… sẽ chiếm từ 20 - 25% tổn thu nhập.

Chi phí phát sinh là các chi phí bất ngờ ma chay cưới hỏi, phát sinh cho nhu cầu giao tiếp xã hội, chi phí chi tiêu cho cá nhân các khoản như mua sắm, giải trí: chiếm 20 - 30%.

Bạn cũng có thể sử dụng nhiều quy tắc trong quản lý chi tiêu cá nhân (ví dụ phương pháp 6 cái lọ, phương pháp Nhật Bản Kakeibo, phương pháp 50 20 30) để chia nhỏ chi phí thêm nữa để kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn.

Phân loại những khoản chi tiêu cá nhân

Phân bổ những khoản thu chi cẩn thận từ đầu tháng

Phân bổ chi tiêu hợp lý dựa vào thu nhập

Trước khi lên kế hoạch quản lý chi tiêu thì bạn cần phải xác định dòng tiền vào hàng tháng trước hiểu đơn giản là thu nhập bạn kiếm được. Nhiều người mải mê với guồng quay cuộc sống mà không thực sự biết mình sở hữu bao nhiêu, dẫn tới nhiều khi tiêu quá trớn từ đó sinh ra nhiều khoản nợ hơn.

Xác định được thu nhập rồi mới lựa chọn các phương pháp quản lý tài chính cá nhân sao cho phù hợp nhất với số tiền ấy. Ban đầu có thể chưa hợp lý nhưng theo thời gian dần dần bạn sẽ rút được kinh nghiệm và bắt đầu hoàn thiện bản thân hơn.

Phân bổ chi tiêu hợp lý dựa vào thu nhập

Chi tiêu hợp lý đựa trên nguồn thu nhập mà bạn có

Cách bỏ những khoản chi không cần thiết

Có rất nhiều chi tiêu nằm trong chi phí thiết yếu ta có thể giảm xuống được như chi phí đi lại, ăn uống, tiền điện nước… phải có kế hoạch cụ thể tỉ mỉ thì ta mới có thể tiết kiệm tối đa khoản này bởi vì chúng nằm trong dạng thiết yếu và chiếm gần như một nửa thu nhập.

Thứ hai, hãy mua những thứ thực sự cần chứ không phải thứ mình muốn. Khi đang quá trình quản lý chi tiêu bạn hãy luôn tự hỏi bản thân những món đồ sắp mua liệu bạn có thực sự cần chúng, chúng mang lại lợi ích gì cho bạn không, trị giá của chúng có ảnh hưởng gì tới kế hoạch chi tiêu.

Thứ ba, nên hạn chế sử dụng các dịch vụ không cần thiết, những dịch vụ này là những dịch vụ mà ta có thể tự làm, tự thực hiện được ví dụ như vệ sinh xe, vệ sinh dọn dẹp nhà cửa, giặt giày…

Tạo quỹ khẩn cấp

Theo kế hoạch chi tiêu chắc chắn phải có một khoản tích lũy, quỹ khẩn cấp cố định hàng tháng, vậy thì ngay khi nguồn thu nhập về bạn hãy trích luôn số tiền này vào quỹ khẩn cấp.

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng xây dựng quỹ khẩn cấp tự động, hoặc bạn có thể sử dụng các ứng dụng  tích lũy tiền với lợi nhuận hấp dẫn, ví dụ đầu tư tích lũy tại app tài chính TOPI với lợi nhuận lên tới 8,4%, có thể tính lợi nhuận rút khoản đầu tư từng ngày.

Tạo tài khoản tiết kiệm hàng tháng

Tiết kiệm là yếu tố hàng đầu giúp bạn xây dựng được kế hoạch tài chính bền vững

Xem thêm:  Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất hiện nay

Trích một khoản để đầu tư

Đầu tư là một cách giúp bạn đề phòng sự mất giá của đồng tiền khi lạm phát xảy ra, cũng là một cơ hội đem về cho bạn một nguồn thu nhập mới, tăng số tiền tiết kiệm, quỹ dự phòng lên và đưa bạn đến gần với việc hiện thực hóa các mục tiêu lớn trong tương lai.

Nếu muốn thu về lợi nhuận nhanh chóng trong thời gian ngắn, hãy chuẩn bị sẵn sàng đầu tư mạo hiểm và cân nhắc các hình thức đầu tư như chứng khoán, cổ phiếu giá rẻ và các bất động sản với tiềm năng lên giá…

Còn nếu muốn lợi nhuận cố định trong dài hạn, nên cân nhắc một số hình thức như mua trái phiếu, chứng chỉ quỹ, tiết kiệm gửi ngân hàng…

Trích một khoản để đầu tư

Lựa chọn kênh đầu tư phù hợp với bản thân

Trên đây là 5 mẹo quản lý chi tiêu cá nhân một cách hiệu quả, hi vọng những ai đang lạc lối trong mê cung kiểm soát tiền bạc thì có thể rút ra được một số bài học phù hợp để áp dụng vào thực tế đời sống của mình. Bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng TOPI để có thể lên kế hoạch tài chính cá nhân, đầu tư và tích lũy thông minh ngay trên ứng dụng nhé!

https://9746c6837f.vws.vegacdn.vn/resize/thumb_banner/0/0/0/0/MCo8WKspUmbxAq3LGGasq33gzQVv0lR3isf7Irc2.png?w=500&h=386&v=2022

Bài viết liên quan

logo-topi-white

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VAM

Tầng 11, Tháp văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Quét mã QR để tải ứng dụng TOPI

icon-messenger
float-icon