Tại Việt Nam, để sở hữu được một chiếc ô tô thì chi phí còn khá đắt, giá xe ô tô nhập khẩu đã đắt chưa kể đến các khoản phí nuôi xe trong quá trình sử dụng như phí cầu đường, phí bảo hiểm, phí đăng kiểm, phí bảo dưỡng, phí xăng dầu, phí sửa chữa, phí gửi xe… Vậy lương bao nhiêu thì nên mua ô tô?
I. Lương bao nhiêu thì mua được ô tô?
Ngoài việc chuẩn bị tiền mua xe thì người mua nên dự tính thêm cả các khoản tiền mỗi tháng cho việc sử dụng chiếc xe này. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào quãng đường di chuyển, loại xe, dòng xe, độ bền, mức tiêu thụ nhiên liệu và cả tính chất công việc của người mua nữa…
Vì vậy, mua được ô tô chưa hẳn phụ thuộc hoàn toàn vào lương hay thu nhập mà căn cứ trên khả năng chi trả trước và sau khi mua. Chẳng hạn, với người độc thân, không phải chịu các áp lực kinh tế thì mức lương 30 triệu hoàn toàn có thể mua và nuôi một chiếc ô tô. Cũng với mức lương 30 triệu nhưng là người đã có gia đình, phát sinh nhiều sinh hoạt phí thì việc trả thêm một tiền nữa để mua ô tô là không ổn.
Lương bao nhiêu thì có khả năng mua ô tô?
Thế nên, dù đã có sẵn tiền nhàn rỗi để mua xe nhưng người mua vẫn cần phải tính xa hơn và có cái nhìn toàn diện với việc sở hữu con xe đó. Có thể cộng tất cả các khoản chi tiêu, khoản cần tiết kiệm, khoản tích góp được trong một tháng, rồi lấy thu nhập trừ đi những khoản này xem còn đủ tiền để có thể chi trả chi phí cho xe hay không, từ đó, đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân.
Ví dụ, thu nhập từ 08 – 10 triệu nên mua một con xe trung bình, giá rẻ như hatchback, thu nhập từ 15 – 20 triệu thì có thể chọn Kia Morning, Toyota Wigo, Vinfast, Honda Brio… thu nhập từ 20 – 30 triệu thì có Toyota Vios, Honda City, Mazda 2… xe 5 chỗ như Ford Ecosport, Kia Seltos, Hyundai Kona…
Không nên mua xe ô tô trong giai đoạn chưa ổn định về kinh tế, sở hữu ô tô lúc ấy chỉ có thêm một gánh nặng tài chính.
Xem thêm: 11+ cách tiết kiệm tiền mua nhà tốt nhất cho những bản trẻ
II. 7 Cách tiết kiệm tiền mua ô tô hiệu quả
Hiện nay, mua xe ô tô không phải là một việc khó khăn hay quá xa xỉ với người Việt. Hãy trang bị 7 cách tiết kiệm tiền dưới đây để có thể nhanh chóng “rước một em xế” về nhà.
1. Vạch định kế hoạch rõ ràng về việc tiết kiệm để mua xe
Trong kế hoạch mua xe, càng chi tiết các mục thì càng tốt, sẽ mua xe của hãng gì, loại nào, màu sắc ra sao, khoảng giá là bao nhiêu, thời gian bạn sẽ mua là khi nào, điều kiện kinh tế cần có ra sao, có vay mượn hay không?
Hãy lên cho mình kế hoạch tiết kiệm tiền để mua xe ô tô một cách cụ thể
Sau khi đã ghi rõ “đường đi nước bước” thì bạn cần phải đưa ra các giải pháp chi tiêu và kiếm tiền sao cho số tiền tiết kiệm tới thời điểm đã định đủ thoả mãn để mua xe. Tất cả các khoản chi phí không cần thiết phải cắt giảm hết, đặc biệt là những khoản tiêu sản.
Chẳng hạn, lương tháng của bạn đang là 20 triệu/tháng, sau khi trừ hết các chi phí thì trung bình 1 tháng bạn tiết kiệm được 10 triệu. Mục tiêu của bạn là mua một chiếc xe tầm 600 triệu. Như vậy nếu giữ nguyên số tiền tiết kiệm thì bạn sẽ để dành được số tiền 600 triệu trong khoảng 5 năm. Một số mẫu xe tầm giá 600 triệu có Mazda 2, Toyota Vios, Kia Cerato, Hyundai Accent, Mitsubishi Xpander, Kia Seltos…
Đương nhiên, giá ô tô sẽ tăng hoặc giảm tuỳ theo thời gian. Như cũng đã nói ở trên, mua xe xong cần phải có đủ tiền để nuôi xe nữa. Vậy thì trong 5 năm tích góp, bạn cần có số tiền lớn hơn 600 triệu. Như vậy, kế hoạch kiếm thêm thu nhập là gì, chi tiêu như thế nào bạn cũng cần vạch sẵn hết và tuân thủ đúng như thế.
2. Giảm tối đa các khoản chi phí không thực sự cần thiết và trích tiền tiết kiệm mua xe ra một tài khoản riêng
Muốn hướng tới mục tiêu lớn hơn thì buộc phải cắt bỏ đi những khoản không bắt buộc, chẳng hạn như việc bạn săn sale quần áo, đồng hồ, các đồ đạc xa xỉ phẩm, ăn uống, tiệc tùng, đi chơi… Những hình thức giải trí và mua sắm thực sự rất tốn kém. Nên nhẫn nhịn vì một ngày có thể mua được “em xế” của riêng mình.
Tiếp theo, cần lập tài khoản riêng chỉ bỏ tiền tiết kiệm nhằm cho mục đích mua xe, riêng ra với các mục tiêu khác. Chúng ta có thể tiết kiệm từ những khoản nhỏ, như định mức tiền chi tiêu hàng ngày thừa ra, bạn cũng cho vào khoản tiết kiệm mua xe, thật sự muốn mua xe thì bạn phải cân đối dòng tiền cho hợp lý, cần thiết thì mời mua. Mỗi tháng, đều đặn tích từ tài khoản tiền lương một số tiền riêng.
Có thể cài đặt sẵn tính năng tự động chuyển tiền vào khoản tiết kiệm nào đó, thực hiện dễ dàng trên các app/ứng dụng của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Bạn cũng có thể sử dụng cách truyền thống đó là “nuôi heo” nhưng cách này sẽ không có lợi nhuận như gửi tiết kiệm, một điều nữa là tiền nuôi heo dễ bị lấy ra để tiêu xài khi cần.
3. Tìm thêm nhiều nguồn thu nhập mới
Nếu chỉ sử dụng một nguồn thu nhập từ tiền lương thì thời gian tích luỹ sẽ rất dài. Bạn nền tìm thêm nhiều nguồn thu nhập mới, công việc nên phù hợp với khả năng và thời gian rảnh rỗi. Một số công việc có thể tham khảo để làm ngoài giờ như sáng tạo nội dung trên các mạng xã hội như TikTok, Facebook, Youtube… bán hàng online, bán hàng affiliate, thiết kế đồ hoạ, viết content, sử dụng tài năng của bản thân như múa, hát, giao hàng, chạy xe ôm công nghệ…
Hãy đa dạng nguồn thu nhập bằng những nguồn thu nhập thụ động
Những người có kiến thức và nhiều kinh nghiệm chuyên môn muốn bứt phá hơn thì có thể kinh doanh riêng, khởi nghiệp, đầu tư bất động sản, chơi chứng khoán, tiền điện tử, ngoại hối… Nguồn thu từ những hình thức này sẽ không cố định, có thể có lãi nhưng cũng có thể lỗ, nhưng nếu thành công thì bạn có thể kiếm được một số tiền lớn, giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu mua xe trong tương lai.
Xem thêm bài viết liên quan: Thu nhập thụ động là gì? 10+ cách kiếm tiền thụ động phổ biến
4. Săn sale, khuyến mãi hời từ hãng xe
Thường xuyên căn những đợt sale lớn của hãng
Xe ô tô cũng là một loại hàng hoá nên chắc chắn trong năm sẽ có các đợt khuyến mãi khác nhau của nhãn hàng nhằm kích cầu. Bên cạnh đó, các đại lý cũng tung ra thêm nhiều chương trình ưu đãi khác nhau để gia tăng tính cạnh tranh thương hiệu. Các hãng ô tô thường áp dụng chương trình khuyến mãi thông qua các chi phí bảo hiểm, lắp đặt, thuế trước bạ, phí đăng ký xe, lãi suất ngân hàng…
Nhưng không phải lúc nào chương trình khuyến mãi cũng được các đại lý cập nhật đầy đủ thông tin, một số đại lý có xu hướng cắt bớt các khuyến mãi từ hàng để ăn lời. Hãy theo dõi trên các trang web chính thức của nhãn hàng hoặc là thông qua nhiều mối quan hệ bạn bè trong ngành xe hơi để nắm rõ những chương trình ưu đãi này.
5. So sánh các đại lý xe trước khi mua
Hãy so sánh giữa các đại lý phân phối xe, sẽ có chênh lệch giá
Việc tìm mua xe ô tô ở một đại lý uy tín là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bạn có thể nhờ những người có chuyên môn, kinh nghiệm về xe, người thân bạn bè hoặc tham khảo nhiều trên mạng để có thông tin đa chiều hơn về các đại lý ô tô tại địa điểm bạn cần mua.
Những tiêu chí bạn cần phải cân nhắc kỹ đó là chế độ bảo hành, chế độ chăm sóc khách hàng sau mua, bảo dưỡng, sửa chữa, các chương trình và dịch vụ ưu đãi, dịch vụ đi kèm… chúng sẽ giúp bạn đánh giá được chất lượng của đại lý bạn chọn. Các đại lý kém uy tín, hạ giá bán để dụ dỗ khách hàng thì không nên mua, lúc đầu bạn có thể tiết kiệm được một khoản nhưng về lâu dài, nếu cách thức phục vụ hách dịch, không có trách nhiệm thì bạn còn mất nhiều hơn nữa.
Giá bán của cùng một loại xe tại các đại lý sẽ khác nhau, do chính sách riêng của mỗi đại lý, chương trình ưu đãi hãng xe dành riêng cho đại lý đó, chính sách bảo hành, phí phục vụ… Người mua nên tham khảo và so sánh giữa các đại lý với nhau, nơi nào tiết kiệm chi phí tối ưu nhưng vẫn có chất lượng tốt khiến bản thân thấy hài lòng thì nên chọn.
6. Hãy bỏ qua các gói bảo hành bổ sung
Hãy cân nhắc những khoản bảo hiểm, bảo dưỡng khi được tư vấn khi mua xe
Khi mua xe ô tô, các đại lý sẽ tư vấn cho người mua thêm các gói bảo hành bổ sung với nhiều điều kiện rất hấp dẫn, nhưng, những gói bảo hành này không đem lại nhiều lợi ích cho người mua mà chỉ cho các đại lý có cơ hội kiếm thêm lợi nhuận từ các gói bảo trì, bảo hành hao mòn, hư hỏng từ chính chiếc xe mà bạn đã mua.
Mức thu phí của dịch vụ này dao động từ 2,000 USD - 5,000 USD (tương đương (46.8 triệu - 117.2 triệu đồng). Lưu ý một điều, tất cả các dòng xe trên thị trường đã được trang bị sẵn gói bảo hành tiêu chuẩn, bảo hành quyền lợi cho khách hàng trong các trường hợp hỏng hóc, lỗi các bộ phận máy móc trong quá trình lắp ráp, rất hiếm khi bạn phải sử dụng đến gói bảo hành bổ sung này.
7. Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua bảo hiểm cho xe
Lựa chọn những gói bảo hiểm xe ô tô phù hợp nhất
Có thể bạn chưa biết, mỗi gói bảo hiểm sẽ có phạm vi bảo hiểm, dịch vụ cứu hộ và sửa chữa, cũng như thời gian và thủ tục giải quyết bồi thường giữa các đại lý cũng sẽ khác nhau. Chính điều này tạo nên mức giá chênh lệch dù cùng một chiếc ô tô, chưa kể trường hợp chiếc xe ô tô đó được mua đi bán lại giữa các công ty khiến mức phí bảo hiểm đến tay người mua có thể đội giá lên gấp đôi.
Phí bảo hiểm thấp không đồng nghĩa với chất lượng dịch vụ bán hàng kém, thực tế thì có rất nhiều đơn vị bán bảo hiểm giá thấp nhưng an toàn, uy tín và chất lượng.
Tại Việt Nam, do tình trạng giao thông khá phức tạp, khuyến nghị bạn nên mua cả hai loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bắt buộc) và bảo hiểm vật chất xe (tự nguyện). Với bảo hiểm vật chất xe, mức thông thường là 1.5% giá trị xe, có thể thương lượng xuống 1.2% hoặc thoả thuận với người bán đến mức giá tốt nhất mà mình có thể chi trả.
Tóm lại, tuỳ vào điều kiện và nhu cầu của mỗi người mà có thể áp dụng các cách đã nêu trên để có thể mua được xe ô tô cho riêng mình. Điều quan trọng là tiết kiệm một cách thông minh, đảm bảo đầy đủ nhu cầu cơ bản của bản thân trước khi tiết kiệm để mua xe ô tô.
Bạn có thể tìm hiểu về TOPI - Một trong những ứng dụng đầu tư và tích lũy tài chính thông minh, linh hoạt nhất hiện nay. Thông qua ứng dụng TOPI, bạn có thể lên cho mình kế hoạch tài chính cá nhân, có thể là kế hoạch mua nhà, mua xe ô tô một cách cá nhân hoá. Chúc bạn thành công!