Vay ngân hàng không thế chấp và trả góp hàng tháng là một trong những dịch vụ hữu ích được nhiều người quan tâm. Dưới đây, TOPI sẽ hướng dẫn vay trả góp ngân hàng mà không cần phải thế chấp tài sản.
Thế nào là vay trả góp ngân hàng?
Vay trả góp là hình thức vay vốn trong đó người vay sẽ phải thanh toán tiền lãi hàng tháng cùng một phần nợ gốc định kỳ trong một khoảng thời gian xác định cho đến khi hết nợ thay vì trả hết khoản vay gốc trong một lần.
Ưu điểm lớn nhất của hình thức vay trả góp là giúp khách hàng giảm bớt áp lực trả nợ. Người vay không cần phải dồn một khoản tiền lớn để trả nợ mà sẽ trả dần một khoản tiền nhỏ hàng tháng cho phía ngân hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Vay trả góp tại ngân hàng sẽ giảm áp lực nợ cho bạn
Có mấy cách vay ngân hàng trả góp?
Hiện nay, ngân hàng đang áp dụng 2 hình thức cho vay trả góp là vay thế chấp và vay tín chấp.
Vay trả góp thế chấp yêu cầu người vay phải có tài sản có giá trị để thế chấp cho ngân hàng, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Tài sản thế chấp có thể là sổ đỏ, đăng ký xe máy, xe ô tô, đá quý, đồng hồ, laptop… Ngân hàng sẽ xem xét giá trị tài sản và đưa ra số tiền cho vay phù hợp. Trong quá trình trả nợ, nếu người vay mất khả năng chi trả, ngân hàng sẽ tịch thu và phát mãi tài sản để bù đắp cho khoản nợ.
Vay tín chấp trả góp không đòi hỏi người vay thế chấp tài sản mà ngân hàng sẽ căn cứ trên điểm tín dụng, mức độ uy tín của người vay cùng những hồ sơ chứng minh khả năng tài chính để quyết định hạn mức cho vay, thời gian trả nợ.
Lãi suất vay trả góp ngân hàng là bao nhiêu?
Lãi suất vay trả góp ngân hàng hiện nay không có mức cố định, mà biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
Hình thức vay:
- Vay tín chấp: Lãi suất cao hơn, dao động từ 15% đến 20%/năm.
- Vay thế chấp: Lãi suất thấp hơn, từ 8% đến 12%/năm.
- Vay mua nhà: Lãi suất cạnh tranh, hiện nay thấp nhất chỉ từ 4,99%/năm trong 3 tháng đầu tiên .
Ngân hàng: Mỗi ngân hàng có chính sách lãi suất riêng, có thể chênh lệch nhau.
Đối tượng khách hàng: Khách hàng có uy tín tín dụng tốt, thu nhập ổn định thường được hưởng lãi suất ưu đãi.
Mức vay và thời hạn vay: Vay càng nhiều, thời hạn vay càng dài, lãi suất thường càng cao.
Điều kiện cần đáp ứng để được vay tiền trả góp tại ngân hàng
Để vay tiền tại ngân hàng, người vay cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
- Người vay là công dân mang quốc tịch Việt Nam, có giấy tờ tùy thân hợp lệ.
- Độ tuổi quy định: Từ đủ 18 tuổi (hoặc 20 tuổi) trở lên và không quá 60 (hoặc 65 tuổi) tại thời điểm hoàn thành trả nợ. Độ tuổi có thể khác nhau theo quy định của các ngân hàng.
- Người vay phải chứng minh mục đích vay là hợp pháp.
- Người vay không có nợ quá hạn hay thông tin nợ xấu trên CIC.
- Có tài chính ổn định, thu nhập đảm bảo có thể trả nợ.
- Người có liên quan pháp lý cùng trả nợ.
Ngoài ra, do vay tín chấp có độ rủi ro cao nên tùy từng ngân hàng, tùy từng thời điểm sẽ áp dụng thêm những yêu cầu khác để đảm bảo an toàn cho khoản vay.
Hồ sơ vay vốn ngân hàng trả góp gồm những gì?
Để vay ngân hàng, người vay cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
1. Giấy tờ chứng minh nhân thân
Bao gồm thẻ CMND/CCCD, thẻ ngành còn thời hạn và thẻ CMND/CCCD của người đồng trách nhiệm trả nợ (nếu có).
Hộ khẩu thường trú hoặc sổ đăng ký tạm trú/xác nhận tạm trú còn thời hạn hoặc văn bản của cơ quan công an thể hiện nội dung xác nhận thông tin nơi cư trú của khách hàng, hóa đơn điện nước, internet thể hiện nơi tạm trú.
Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã có gia đình) hoặc chứng nhận độc thân (nếu chưa có gia đình)
2. Hồ sơ chứng minh tài chính
Người vay phải cung cấp đầy đủ chứng từ thể hiện rõ thu nhập của mình, bao gồm:
Chứng minh thu nhập từ lương: Quyết định bổ nhiệm/Hợp đồng lao động còn hiệu lực. Xác nhận lương hoặc sao kê bảng lương trong 6 tháng gần nhất.
Chứng minh thu nhập từ cho thuê tài sản: Hợp đồng cho thuê tài sản còn hiệu lực , giấy tờ chứng minh người vay sở hữu tài sản hoặc quyền khai thác tài sản…
Chứng minh thu nhập từ hoạt động kinh doanh: Cần có giấy đăng ký hộ kinh doanh giấy phép kinh doanh hoặc biên lai thuế/chứng từ nộp thuế..
3. Giấy tờ liên quan đến khoản vay
Người vay cần chuẩn bị bộ hồ sơ vay vốn gồm:
Đơn đề nghị vay vốn (theo mẫu do phía ngân hàng cấp)
Giấy tờ chứng minh mục đích vay: Phục vụ tiêu dùng, trả học phí, xây - sửa nhà cửa…
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lý để khả năng dược duyệt vay cao hơn
Các bước đăng ký vay tiền trả góp ngân hàng
Quy trình thủ tục vay tiền trả góp tại ngân hàng diễn ra như sau:
Bước 1: Khách hàng đem hồ sơ vay đã chuẩn bị đến ngân hàng, trình bày mục đích vay. Nhân viên ngân hàng sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và tư vấn khoản vay phù hợp cũng như các loại giấy tờ cần chuẩn bị.
Bước 2: Khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng, gửi hồ sơ cho ngân hàng xét duyệt.
Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ vay và xét duyệt khoản vay nếu hồ sơ đủ điều kiện.
Bước 4: Khi hồ sơ vay vốn được xét duyệt thành công, khách hàng ký hợp đồng vay và nhận tiền giải ngân vào tài khoản ngân hàng (đã ghi trong hợp đồng) hoặc nhận tiền mặt trực tiếp tại quầy giao dịch.
Bước 5: Khách hàng theo hiện nghĩa vụ trả nợ theo cam kết trong hợp đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm vay trả góp ngân hàng thành công
Một số kinh nghiệm sau đây sẽ giúp tăng khả năng duyệt vay cho bạn:
1. Trình bày mục đích vay rõ ràng
Khi đề nghị vay vốn, bạn cần trình bày rõ mục đích vay của mình là hợp pháp như: Vay chi tiêu, mua sắm những vật dụng cần thiết, vay xây sửa nhà cửa, vay trả viện phí, nộp học phí, vay kinh doanh hoặc đầu tư sinh lời và khoản lời dự kiến lớn hơn lãi suất phải trả
Những khoản vay thiết yếu, chính đáng luôn có khả năng được duyệt cao hơn.
2. Chọn ngân hàng uy tín, lãi suất tốt
Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang được xem là có mức lãi suất cạnh tranh nhất, do đó phù hợp với nhu cầu vay trả góp. Hãy chọn những ngân hàng có thời gian hoạt động lâu dài, lãi suất ưu đãi, gần nơi bạn sinh sống, có nhiều hình thức thanh toán khoản vay.
>> Xem thêm: Top ngân hàng cho vay tiền online
3. Lập kế hoạch trả nợ cụ thể, khả thi
Ngân hàng hay bất cứ tổ chức cho vay nào cũng sẽ phải tìm hiểu tình hình thu nhập, mức chi tiêu của khách hàng để chắc chắn là người đó đủ khả năng trả nợ. Có nghĩa là sẽ lấy thu nhập hàng tháng trừ đi mức chi phí thiết yếu hàng tháng, số tiền còn lại phải lớn hơn số tiền bạn phải trả hàng tháng (bao gồm tiền lãi và một phần tiền đầu tư gốc tương ứng).
Tính toán khả năng trả nợ trước khi vay
Thông thường, nếu khoản tiền còn dư tương đối eo hẹp hoặc vừa đúng với số tiền thanh toán định kỳ, nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn người vay kéo dài thời hạn vay nhằm giảm bớt số tiền phải trả hàng tháng. Điều này vừa giúp giảm áp lực trả nợ, vừa đảm bảo khách hàng vẫn có thể trả nợ nếu trong tháng có phát sinh khoản chi tiêu khác.
4. Luôn giữ điểm tín dụng ở mức tốt
Điểm tín dụng (do CIC cung cấp) là thông tin quan trọng nhất để đánh giá uy tín tín dụng của một người, là cơ sở để xét duyệt khoản vay. Những người đang có nợ xấu sẽ không được ngân hàng duyệt vay do có độ rủi ro quá lớn.
Bạn có thể tải ứng dụng CICB (app của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia) về điện thoại, đăng ký tài khoản và tra cứu điểm CIC của mình. Nếu điểm CIC của bạn ở mức tốt hoặc rất tốt (từ 588 đến 706 điểm) thì khả năng được duyệt vay là rất lớn. Đối với điểm ở mức trung bình (từ 545 - 587 điểm) thì cơ hội được vay rất thấp. Nếu điểm CIC ở mức dưới trung bình đến mức xấu thì cơ hội được duyệt vay gần như bằng không.
Do đó, hãy luôn thanh toán các khoản vay đúng hạn, giảm tỷ lệ sử dụng tín dụng, không nên mở quá nhiều tài khoản ngân hàng, không nên đăng ký khoản vay cùng lúc ở nhiều nơi, hạn chế mở nhiều thẻ tín dụng… để giữ cho thông tin tín dụng luôn tích cực.
5. Đọc và nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng
Điều tối quan trọng nhưng hay bị nhiều người xem nhẹ, thậm chí bỏ qua là nắm rõ các điều khoản của hợp đồng. Trước khi đặt bút ký, bạn cần đọc và nắm rõ về thông tin khoản vay như:
Cần nắm rõ các điều khoản trước khi ký hợp đồng
- Lãi suất bao nhiêu %: Thông thường sẽ tính %/năm, nếu tính %/tháng sẽ phải quy ra năm. Lãi cố định hay thả nổi, nếu thả nổi thì biên độ bao nhiêu % so với lãi huy động.
- Cách tính lãi: Tiền lãi hàng tháng sẽ tính theo dư nợ giảm dần hay tính trên dư nợ gốc? Tính lãi theo dư nợ giảm dần có lợi cho người vay hơn.
- Phí phạt trả nợ chậm: Nếu trả nợ chậm trong khoảng thời gian nào, bạn sẽ bị tính phí phạt bao nhiêu…
- Phí phạt trả nợ trước hạn: Một số ngân hàng sẽ tính phí phạt nếu bạn thanh toán toàn bộ khoản vay trước khi hết hạn trong hợp đồng vay vốn. Thông thường, trong hợp đồng sẽ có quy định, sau khoảng bao nhiêu kỳ trả nợ, khách hàng sẽ được trả gốc mà không bị phạt.
Trên đây, TOPI đã hướng dẫn bạn cách vay tiền trả góp tại ngân hàng không cần tài sản thế chấp. Có thể nói vay tín chấp trả góp đem lại tiện ích rất lớn cho người vay, tuy nhiên, trước khi vay, hãy đảm bảo mình có đủ khả năng trả nợ, chỉ vay khi thật cần thiết. Bạn nên nhớ thanh toán đúng hạn để giữ thông tin tín dụng tích cực và có phương án dự phòng trong trường hợp trục trặc tài chính.